Khách hàng: Thưa Luật sư, hiện tại tôi đang có dự định hợp tác kinh doanh với một số bạn bè, người quyen để làm ăn. Tôi chưa biết về Hợp đồng hợp tác kinh doanh có những ưu và nhược điểm gì. Vậy tôi muốn nhờ Luật sư hướng dẫn.

Trân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý cần được sử dụng trong bài viết

Luật đầu tư năm 2020

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là loại hợp đồng hay được các nhà đầu tư lựa chọn để thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh vì mục đích lợi nhuận.

 

1. Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác đầu tư là sự thỏa thuận giữa các bên đầu tư về việc đóng góp công sức, tài sản để thực hiện một công việc nhất định, trước khi tham gia hợp tác đầu tư các bên phải phân chia rõ lợi nhuận, phân chia tài sản mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

 

2. Đặc điểm hợp đồng hợp tác kinh doanh

Chủ thể: chủ thể của hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Mục đích của các bên tham gia hợp đồng là thực hiện hoạt động hợp tác kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Hình thức của hợp đồng: Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể nào về hình thức của hợp đồng BCC không bắt buộc phải lập thành văn bản trừ những dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra dự án. Hình thức trong hợp đồng không quy định bắt buộc bằng miệng hay văn bản. Để tránh những tranh chấp phát sinh sau nay, các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản thể hiện rõ ràng ý chí của các bên.

Nội dung trong hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên xây dựng nhằm mục đích thực hiện, hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Các bên sẽ gắn kết quyền và nghĩa vụ với nhau qua hợp đồng.

Hợp đồng hợp tác đầu tư mang tính song vụ.

Nội dung của hợp đồng BCC bao gồm:

– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

–  Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

–  Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

–  Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

–  Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

–  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

 

3. Ưu điểm, nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

a) Ưu điểm

Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do không phải thành lập tổ chức kinh tế.

Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc.

b) Nhược điểm

Thứ nhất, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì nhà đầu tư không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư phải ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC. Ngoài ra, việc không thành lập tổ chức kinh tế chung còn đồng nghĩa với việc các bên không có một con dấu chung, mà con dấu trong thực tế ở Việt nam thì việc sử dụng trong nhiều trường hợp là bắt buộc. Do đó, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh, qua đó làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại.

Thứ hai, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn.

 

4. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Cơ sở pháp lý: Luật đầu tư năm 2020

“Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Theo điều 6 Luật đầu tư năm 2020 có hướng dẫn vởi Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: 

“Điều 10. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Nhà đầu tư không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư.

2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện như sau:

a) Các chất ma túy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần;

b) Các loại hóa chất, khoáng vật bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế;

c) Mau các loài thực vật, động vật hoang dã bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES).

3. Việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư thực hiện theo trình tự, thủ tục tương ứng đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại các Điều 13 và 14 Nghị định này.”

 

5. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

– Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật đầu tư năm 2020, theo đó: 

“1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

8. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group