>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Doanh nghiệp năm 2020

2. Luật sư tư vấn:

Quy định chung về công ty cổ phần

Các Công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỉ XVIII. Nó gắn liền với sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc với các nước thuộc địa. Sang thế kỉ thứ XIX, Công ty cổ phần phát triển mạnh mẽ, nhờ có sự phát triển của công nghiệp cơ khí và sự phát triển rộng rãi của hệ thống tín dụng. Công ty cổ phần ra đời là phát minh của loài người trong nền sản xuất xã hội. Ở các nước phương Tây, Công ty cổ phần là mô hình phổ biến nhất cho các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn.

Hình thức công ty cổ phần ở Việt Nam được quy định trong luật doanh nghiệp năm 2020 và hiện nay đang áp dụng luật doanh nghiệp năm 2020 địa vị pháp lý của loại hình công ty này được hoàn thiện một bước căn bản.

Từ góc độ pháp lý, có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của Công ty cổ phần như sau:

– Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Đây là loại hình công ty có tính tổ chức cao, hoàn thiện về vốn, hoạt động mang tính xã hội hoá cao.

– Công ty cổ phần chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ của công ty bằng tài sản riêng của công ty. Điều đó thể hiện: công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty, các thành viên công ty, chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn họ đã góp cho công ty.

– Vốn điều lệ của công ty được chia thành các cổ phần. Đây chính là thuộc tính cơ bản nhất của Công ty cổ phần, từ phạm trù cổ phần sẽ phát sinh hàng loạt những vấn đề pháp lý khác.

– Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng. Do đó, sự ra đời của Công ty cổ phầngắn liền với sự ra đời của thị trường chứng khoán.

– Việc chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện dễ dàng thông qua hành vi mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

– Công ty cổ phần có số lượng thành viên rất đông, cổ đông ở hầu khắp thế giới, vì vậy, nó có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất trong công chúng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, đặc biệt là trong công nghiệp.

>> Xem thêm: Quy định về cơ cấu, quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát công ty cổ phần ?

Đã thành tập quán trong thương mại, Luật Công ty các nước đều quy định số thành viên tối thiểu phải có khi thành lập công ty mà không giới hạn tối đa số thành viên. Đại đa số các nước quy định Công ty cổ phần tối thiểu phải có bảy thành viên. Có nước quy định năm thành viên, có nước quy định tối thiểu phải có ba thành viên. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Công ty cổ phần tối thiểu phải có ba thành viên trở lên.

Đặc trưng quan trọng nhất của Công ty cổ phần (cũng là tính chất quyết định để phân biệt với công ty TNHH) đó là cổ phần. Khi công ty thành lập kêu gọi mọi người góp vốn, số vốn cần góp được chia thành từng phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần, cổ phần trong công ty đối vốn khác với phần vốn góp trong công ty đối nhân ở chỗ, cổ phần có thể tự do chuyển nhượng, mua bán như một thứ hàng hoá. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu, vì vậy cổ phiếu là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với phần vốn góp trong công ty. cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.

Đặc điểm của công ty cổ phần

Các Công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVIII. Sang thế kỉ XIX, Công ty cổ phần mới có điều kiện phát triển nhờ có sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và sự phát triển rộng rãi của hệ thống ngân hàng. Pháp luật cộng hoà Pháp đã quy định về Công ty cổ phần vào năm 1867, ở Cộng hoà Liên bang Đức vào nằm 1870?

Ban đầu, Công ty cổ phần ra đời gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, hoạt động của Công ty cổ phần luôn gắn liền với quyền lực nhà nước và mang đặc điểm chủ yếu của luật công. Sau này, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, Nhà nước đã phải lùi bước và nhường bước trước nguyên tắc tự do kinh doanh, hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của Công ty cổ phần. Mặc dù vậy, Nhà nước vẫn giữ quyền cấp giấy phép thành lập công ty. Đến cuối thế kỉ XIX, Nhà nước chỉ còn đưa ra quy định bắt buộc mà các Công ty cổ phần phải tuân thủ đó là phải đăng ký vào danh bạ thương mại và Luật Công ty cổ phần đã trở thành Luật tư thuần tuý.

Lịch sử Công ty cổ phần đã trải qua nhiều bước thăng trầm trong mỗi giai đoạn lịch sử. Từ đó đến nay, Công ty cổ phần liên tục phát triển và có nhiều thay đổi. Các công trình lớn, vĩ đại của nhân loại đều do “bàn tay” của các Công ty cổ phần tạo dựng nên.

Ở Việt Nam, sau năm 1986 khi thực hiện công cuộc đổi mới các Công ty cổ phần đã được hình thành từ ba nguồn chính: cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, được thành lập từ khu vực kinh tế tư nhân, được thành lập từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Mỗi cổ phần mang lại cho cổ đông những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong công ty với tư cách họ là những người sở hữu công ty.

Công ty cổ phần có những đặc điểm, dựa vào đó để phân biệt với công ty TNHH và công ty hợp danh. Những đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần gồm có:

>> Xem thêm: Công trái là gì ? Mục đích phát hành công trái ? Đối tượng mua công trái ?

Thứ nhất, về tính chất khi thành lập, Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn. Điều đó có nghĩa là khi thành lập công ty chủ yếu quan tâm đến vốn góp, còn việc ai góp vốn không quan trọng. Vì vậy Công ty cổ phần có cấu trúc vốn mở.

Thứ hai,vốn điều lệ của Công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phàn. Giạ trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Pháp luật hoặc Điều lệ công ty có thể giới hạn tối đa số cổ phần mà một cổ đông có thể mua nhằm chống lại việc một cổ đông nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty do có nhiều vốn góp (ví dụ hạn chế nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty trong nước). Luật Doanh nghiệp không quy định vốn điều lệ của công ty phải chia thành bao nhiêu phần, mỗi phần có giá trị bao nhiêu. Tuy nhiên, Luật Chứng khoán của Việt Nam quy định mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam. Như vậy, Công ty cổ phần nào muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì trước đó phải thực hiện việc quy mệnh giá cổ phần về mười nghìn đồng Việt Nam. Điều đó dẫn đến hệ quả là trên thực tế các Công ty cổ phần đều xác định mệnh giá cổ phần là mười nghìn đồng Việt Nam để đảm bảo tính thanh khoản. Từ đặc điểm này, có thể khẳng định việc chia vốn của công ty thành các cổ phần là vấn đề căn bản nhất của hình thức công ty này.

Thứ ba,về thành viên công ty.

Là loại hình công ty đối vốn nên theo truyền thống pháp luật về công ty của các quốc gia trên thế giới, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có khi thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động đã trở thành thông lệ quốc tế trong suốt mấy trăm năm tồn tại của Công ty cổ phần. Pháp luật chỉ quy định số thành viên tối thiểu mà không giới hạn số thành viên tối đa. hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định số thành viên tối thiểu trong Công ty cổ phần là 03, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Cùng với sự phát triển kinh tế, pháp luật về công ty cũng có sự thay đổi (phá vỡ truyền thống), một số nước thừa nhận Công ty cổ phần có một cổ đông, cũng như thừa nhận công ty TNHH một thành viên.

Thứ tư, tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp cũng là đặc điểm chỉ có ở Công ty cổ phần (do bản chất đối vốn). Phần vốn góp (cổ phần) được thể hiện bằng hình thức cổ phiếu, cổ phiếu do Công ty cổ phần phát hành là một loại hàng hoá. Người có cổ phiếu được tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng được thực hiện theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.1

Thứ năm, về tính chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty. Các cổ đông chỉ chịu TNHH về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Thứ sáu, về huy động vốn, trong quá trình hoạt động Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại, có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty ( điều 112 luật doanh nghiệp năm 2020 hiện đang áp dụng).

Thứ bảy, Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và vì vậy công ty cũng có tư cách thương nhân (thương nhân bởi hình thức). Các cổ đông hay những người quản trị công ty đều không có tư cách thương nhân. Những người có quyền giao dịch với bên ngoài là những người đại diện cho công ty. Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ do những đặc điểm như đã trình bày đòi hỏi phải có cơ cấu quản trị chuyên nghiệp tách bạch với sở hữu.

Giải quyết tình huống

Trong trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiếm soát. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Các kiểm soát viên bầu 1 người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

Trong công ty cổ phần, cơ cấu Ban kiểm soát thường bao gồm :

– Trưởng ban kiểm soát

– Thành viên ban kiểm soát chuyên trách

– Thành viên ban kiểm soát không chuyên trách

Vai trò của Ban kiểm soát

Trong công ty cổ phần, nếu Đại hội đồng cổ đông có vai trò điều hành các hoạt động của công ty, chi phối việc ra các quyết định; Hội đồng quản trị có vai trò quản lý, giám sát , chỉ đạo trong việc điều hành công việc kinh doanh của công ty, thì vai trò của Ban kiểm soát là kiểm tra, giám sát các hoạt động của cả Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông để các hoạt động của công ty được minh bạch vì lợi ích của các cổ đông và công ty.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Ban kiểm soát. Thực tế thì, khi quy mô của công ty cổ phần nhỏ, số lượng cổ đông ít, thường không có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành trực tiếp, mà các cổ đông thường đồng thời là người điều hành công ty, tức là Đại hội đồng cổ đông sẽ đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị.

Tuy nhiên, khi quy mô công ty lớn hơn, số lượng cổ đông nhiều hơn, người điều hành trực tiếp công ty có thể không phải là cổ đông, sự điều hành và quản lý công ty sẽ trở nên phức tạp hơn và do đó, cần có một đội ngũ quản trị chuyên nghiệp. Mối lo ngại của các cổ đông – người sở hữu thực sự của công ty – về việc điều hành công ty của hội đồng quản trị và ban giám đốc là một mối lo ngại chính đáng và có cơ sở. Đây là một trong những lý do dẫn đến sự ra đời của ban kiểm soát. Theo điều 134, Luật Doanh nghiệp hiện hành, ban kiểm soát sẽ phải được thành lập khi công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty.

Với các chức năng được quy định trong Luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty, ban kiểm soát thực hiện việc giám sát hội đồng quản trị, ban giám đốc (giám đốc hoặc tổng giám đốc) trong việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính cũng như thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group