1. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ và một số tổ chức liên chính phủ
Chức năng hoạt động của các Hiệp định: Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT); và Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) thuộc WT0/ GATT phụ thuộc chủ yếu vào các tiêu chuẩn quốc tế liên quan hiện có.
Căn cứ theo các Hiệp định này, các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới sẽ xây dựng các biện pháp quốc gia dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Một nước thành viên có thể sai chệch khỏi tiêu chuẩn quốc tế, song trong trường hợp đó, nước này buộc phải biện hộ cho sự sai trệch này. Nếu không có một tiêu chuẩn quốc tế, thì không thể có một cơ sở chung để so sánh các biện pháp quốc gia. Tính hiệu lực của Hiệp định này sẽ không mạnh.
Những tố chức xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan nhất đối với Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) là những tổ chức phi chính phủ trong khi Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) là tổ chức liên chính phủ.
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) có thêm vai trò hỗ trợ WT0 trong việc thực hiện Bộ luật Thực hành Tốt cho việc Chuẩn bị, Chấp nhận và áp dụng các Tiêu chuẩn kèm theo Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT).
Đa số những tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan tới Hiệp định SPS là các cơ quan liên chính phủ: ủy ban Luật Dinh Dưỡng (CAC), Cơ quan Phòng Dịch Quốc tế (OIE), và Công ước Bảo vệ Cây trồng Quốc tế (IPPC). So với Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT), thì Hiệp định SPS có mối quan hệ chặt chẽ hơn với các tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn, và cả ba tổ chức này đều được nêu tên trong Hiệp định SPS.
Sự vận hành của thị trường nội bộ EC cũng phụ thuộc vào các Tiêu chuẩn châu Âu (EN) hiện có; việc thực hiện các chỉ thị Giải pháp mới được mô tả trong các EN liên quan. Nếu không có những tiêu chuẩn đó, việc thực hiện sẽ cực kỳ khó khăn nếu không phải là không có thể. EN do các tổ chức phi chính phủ soạn thảo: ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu (CEN), ủy ban châu Âu về Tiêu chuần hóa Kỹ thuật Điện (CENELEC) và Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).
Để đưa ra những tiền đề cần thiết cho sự công nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp, vai trò của ISO và IEC có ý nghĩa quan trọng. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) đã soạn thảo một loạt hướng dẫn về việc vận hành các cơ quan đánh giá sự phù họp cũng như đánh giá năng lực và độ tin cậy của các cơ quan này. Phần lớn tài liệu hướng dẫn này đều dựa trên công việc tiên phong do Hội nghị Tín nhiệm Thí nghiệm Quốc tế (ILAC) thực hiện.
2. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO)
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) được thành lập năm 1946 tại Luân Đôn nhưng chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 23/2/1947.
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) có ba loại thành viên: Thành viên đầy đủ, thành viên thông tấn và thành viên đăng ký. Thành viên của ISO phải là cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và mỗi quốc gia chỉ có duy nhất một cơ quan/tổ chức đại diện để tham gia ISO. ISO hiện có 156 thành viên, trong đó có 100 thành viên đầy đủ, 46 thành viên thông tấn và 10 thành viên đăng ký. Các hoạt động kỹ thuật của ISO được triển khai bởi 2.959 cơ quan kỹ thuật, trong đó có 192 ban kỹ thuật (TCs), 541 tiểu ban kỹ thuật (SCs), 2.188 nhóm công tác (WGs) và 38 nhóm nghiên cứu đặc biệt (Ad-hoc Study groups). Hiện có trên 590 tổ chức quốc tế có quan hệ với các cơ quan kỹ thuật của ISO. Tính đến hết năm 2005, ISO đã xây dựng được 15.649 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu dạng tiêu chuẩn.
3. Mục tiêu và sản phẩm của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO)
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là liên đoàn quốc tế của các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia và là tổ chức tiêu chuẩn hoá lớn nhất thế giới hiện nay. Mục tiêu của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là thúc đẩy sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới cũng như góp phần vào việc phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và kinh tế.
Kết quả của các hoạt động kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Phạm vi hoạt động của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) bao trùm tất cả các lĩnh vực, trừ điện và điện tử (thuộc phạm vi trách nhiệm của Uỷ ban Kỹ thuật điện quốc tế – IEC).ISO hợp tác chặt chẽ với Hội đồng kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC), là tổ chức chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hóa các thiết bị điện.
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế thường được nhắc tới một cách đơn giản là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Điều này hay dẫn đến sự hiểu lầm rằng Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là International Standards Organization, hay là một điều gì đó tương tự. ISO không phải là từ viết tắt, nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạpisos, có nghĩa là tương đương. Trong tiếng Anh têngọi của nó làInternational Organization for Standardization, trong khi trong tiếng Phápnó được gọi làOrganisation Internationale de Normalisation; để sử dụng từ viết tắtđược tạo ra bởicác từ viết tắt khác nhau trong tiếng Anh (IOS) và tiếng Pháp (OIN), những người sáng lập ra tổ chức này đã chọn ISO làm dạng viết ngắn gọn chung cho tên gọi của nó.
Sản phẩm chính của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là các Tiêu chuẩn quốc tế, nhưng Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) cũng tạo ra các Báo cáo kỹ thuật, Chi tiết kỹ thuật, Chi tiết kỹ thuật công bố rộng rãi, Bản sửa lỗi kỹ thuật, và Hướng dẫn sử dụng.
Các tiêu chuẩn Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là các số, và có định dạng trong đó chứa”ISO[/IEC] [IS] nnnnn[:yyyy]: Tiêu đề”trong đó”nnnnn”là số tiêu chuẩn,”yyyy”là năm công bố, và”Tiêu đề”miêu tả đối tượng điều chỉnh. IEC sẽ chỉ được kèm vào nếu tiêu chuẩn là kết quả từ các công việc củaJTC1. Ngày và IS sẽ luôn bị loại bỏ trong tiêu chuẩn chưa hoàn thiện hay chưa công bố, và cả hai có thể (trong những tình huống nhất định) bị loại bỏ trong tiêu đề của công trình đã công bố.
Ngoài việc đưa ra các tiêu chuẩn, ISO cũng tạo ra các báo cáo kỹ thuậtđới vớicác tài liệu không thể hay không có khả năng trở thành các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn các tham chiếu, giải thích v.v. Các quy ước đặt tên cho chúng là giống với việc đặt tên cho các tiêu chuẩn với ngoại lệ là chúng có cụm từ TR thế vào chỗ của cụm từ IS trong tên gọi của tiêu chuẩn. Ví dụ:ISO/IEC TR 17799:2000 Mã thông lệ của quản lý an ninh thông tin;ISO TR 15443-1/3 Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an ninh – Khuôn khổ cho đảm bảo an ninh công nghệ thông tin (IT) 1-3
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) thỉnh thoảng cũng ấn hành các sửa lỗi kỹ thuật. Các sửa lỗi này là các sửa đổi đối với các tiêu chuẩn hiện hànhhay đối với việc mở rộng khả năng áp dụng trong một giới hạn nào đó. Nói chung, các sửa lỗi này được ấn hành với khả năng là các tiêu chuẩn chịu ảnh hưởng sẽ được cập nhật hay được bỏ đi trong lần xem xét kế tiếp.
Tài liệu Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là có bản quyền và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) tính phí cho việc sao chép của phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) không tính phí trong phần lớn các bản sao chép các phác thảo của các tài liệu ở dạng điện tử. Mặc dù có ích, cần phải cẩn thận khi sử dụng các bản phác thảo này vì ở đây có thể có những thay đổi quan trọng trước khi nó trở thành hoàn thiện như là một tiêu chuẩn.
4. Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC)
Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn hoá và chuyên môn quốc tế như: Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Liên đoàn Viễn thông quốc tế – ITU; Ban Tiêu chuẩn hoá kỹ thuật điện châu Âu – CENELEC. Đặc biệt, giữa Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã thiết lập một thoả thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo thoả thuận này, phạm vi hoạt động của IEC bao gồm tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện – điện tử. ISO và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) đã phối hợp thành lập một ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO (ISO/IEC/JTC1).
5. Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) tại Việt Nam
Khi Việt Nam gia nhập IEC, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành một số tiêu chuẩn TCVN chấp nhận IEC để chuyển dịch thành tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Các tiêu chuẩn điện kỹ thuật của Việt Nam hiện nay phù hợp với IEC có:
– Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà: TCVN 7447:2004 (hoàn toàn tương đương với Electrical installations of buildings: IEC 60364:2001).
– Dây trần sợi tròn xoắn thành các lớp đồng tâm: TCVN 6483:1999 (tương ứng với IEC 61089 hoặc IEC 1089) (thay thế các tiêu chuẩn TCVN 5064:1994).
– Phương pháp thử với vật liệu cách điện và vỏ bọc: TCVN 6614:2000 (tương ứng với IEC 60811 hoặc IEC 811).
6. Tổ chức phi chính phủ và tổ chức liên chính phủ
a. Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations – NGOs) đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới dưới nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc xa xưa của NGOs vốn là những nhóm nhỏ làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của các tổ chức này là cứu trợ nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói, không phân biệt chính kiến và địa dư. Cho tới nay trên thế giới, các nước có quan điểm khác nhau về phân loại và định nghĩa về NGOs.
Một số nước coi tất cả các tổ chức không phải của chính phủ là các NGOs;
Theo luật pháp một số nước, các tổ chức NGOs bao gồm các chủ thể có tư cách pháp nhân, là những tổ chức không thuộc chính phủ như các Viện, các tổ chức tư nhân hay công cộng hoặc các Quỹ… Các NGOs đó là những tổ chức phi lợi nhuận, được lập ra hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước đó và theo pháp luật của nước cho đặt trụ sở chính.
b. Tổ chức liên chính phủ
Theo nghiên cứu của Ủy ban Pháp luật Quốc tế năm 1956, tổ chức liên chính phủ được định nghĩa là “hiệp hội các quốc gia được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế, có văn kiện thành lập và các cơ quan chung, có tư cách pháp nhân độc lập tách biệt với tư cách pháp nhân của các quốc gia thành viên”. Định nghĩa này bao hàm rất nhiều thực tế khác nhau, không tồn tại một loại hình tổ chức quốc tế duy nhất mà có rất nhiều thiết chế đa dạng với cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và mục đích khác nhau. Do đó các tổ chức liên chính phủ có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau.
Theo thành phần tham gia, tổ chức quốc tế được phân thành tổ chức quốc tế toàn cầu như Liên Hiệp Quốc (UN), hay tổ chức quốc tế khu vực, như Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Theo lĩnh vực chuyên môn thì tổ chức quốc tế được phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt động, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)….
Theo chức năng, tổ chức quốc tế được phân thành tổ chức hợp tác và tổ chức hội nhập. Tổ chức hợp tác thường có cơ cấu gọn nhẹ, nhiệm vụ rõ ràng, tạo thuận lợi cho việc phát triển hợp tác giữa các quốc gia. Trong khi đó tổ chức hội nhập thường có cơ cấu chặt chẽ và có nhiệm vụ phát huy quyền quyết định của tổ chức quốc tế và tạo điều kiện hội nhập cho các quốc gia.
Với tư cách là một trong các chủ thể của luật quốc tế, tổ chức quốc tế liên chính phủ có quyền năng của một chủ thể luật quốc tế, có hệ thống các cơ quan đề duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ hoạt động.
Về nguyên tắc, chỉ quốc gia có chủ quyền mới có thể trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức liên chính phủ, qua đó có quyền và nghĩa vụ đầy đủ của một quốc gia thành viên. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có các chủ thể khác là các tổ chức liên chính phủ khác và các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập nhưng những chủ thể này thường tham gia với tư cách là quan sát viên, được tham dự các cuộc thảo luận liên quan đến mình.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).