1. Khái niệm về Luật sư của LVN Group?
Theo Điều 2 Luật Luật sư của LVN Group 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư của LVN Group góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Như vây, Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.
2. Vai trò của Luật sư của LVN Group trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Về cơ chế pháp lý, Luật sư của LVN Group Việt Nam ra đời từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập năm 1945. Nghề Luật sư của LVN Group chỉ được biết đến là một nghề từ năm 1987 khi Pháp lệnh tổ chức Luật sư của LVN Group được ban hành. Với quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/10 là ngày truyền thống Luật sư Việt Nam, nghề Luật sư của LVN Group chính thức được tôn vinh là một nghề có bề dày truyền thống, cần được củng cố và giữ gìn. Trong nội dung các Pháp lệnh Luật sư năm 1987, năm 2001 và Luật Luật sư năm 2006 đều có các qui định khuyến khích các Luật sư của LVN Group và các tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group gắn bó với doanh nghiệp, trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và đúng pháp luật. Ngày 28/05/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp . Nổi bật trong thời kỳ hội nhập là Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ Luật sư của LVN Group Việt Nam phục vụ hội nhập quốc tế. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Luật sư của LVN Group 2012 một lần nữa ghi nhận Luật sư của LVN Group có thể giúp đỡ doanh nghiệp một cách toàn diện, trong tất cả các khâu hoạt động, ở mọi giai đoạn, thông qua các nghiệp vụ về tư vấn, dịch vụ pháp lý, đại diện và tham gia tố tụng.
Về phía các doanh nghiệp, hoạt động thương mại có liên quan trực tiếp đến nền kinh tế và sự thịnh vượng của quốc gia. Ở góc độ quốc gia, mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh không chỉ thể hiện ở hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa mà còn biểu hiện trong các giao dịch đa dạng, liên quan chặt chẽ đến hoạt động mua bán đó như giao nhận, chuyên chở hàng hóa, môi giới kí hợp đồng, bảo hiểm quốc tế, tài trợ tài chính ngắn hạn,…Ở góc độ quốc tế, quá trình tự do thương mại toàn cầu mở ra những cơ hội mới cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển khi tham gia vào các giao dịch quốc tế nhằm xuất khẩu hàng hóa , dịch vụ, vốn và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, vốn cần thiết cho nước mình. Tại Việt Nam, một trong những mục tiêu của quá trình đổi mới, hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp quyền là làm cho “dân giàu, nước mạnh” và trong quá trình này vai trò của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất rất to lớn và quan trọng. Có thể nói, tất cả đường lối, chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển nền kinh tế của đất nước.
Môi trường và cơ chế pháp luật ngày càng đầy đủ tạo ra những cơ sở pháp lý cần thiết để giới Luật sư của LVN Group và giới doanh nhân cùng bắt tay thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. So với các chủ thể tham gia hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thì luật sư là đội ngũ được trang bị đầy đủ các kiến thức về pháp luật nói chung và pháp luật về doanh nghiệp nói riêng, ngoài ra đa số luật sư đều đã qua đào tạo nghề nên có nhiều kỹ năng trong việc tư vấn pháp luật. Luật sư cũng là đội ngũ tiên phong, thường xuyên theo kịp với các văn bản pháp luật mới ban hành. Vì vậy, nếu luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được phần lớn nhu cầu pháp lý của các doanh nghiệp hiện nay.
3. Hình thức hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp
Luật sư có thể tham gia hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp dưới rất nhiều hình thức khác nhau: tự mình tham gia; thông qua tổ chức xã hội nghề nghiệp (văn phòng luật sư, công ty luật); tham gia với tư cách thành viên của Đoàn luật sư; tham gia với tư cách chuyên gia do Hiệp hội doanh nghiệp hoặc Sở Tư pháp mời tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các buổi hội thảo, tọa đàm. Cụ thể:
Một là, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp. Cách thức hỗ trợ pháp lý này thường được các Luật sư của LVN Group thực hiện thông qua việc phối hợp cùng với các tổ chức, như: Hiệp hội doanh nghiệp tại các tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ; các hiệp hội có tính chất chuyên ngành, theo lĩnh vực hoạt động (Hiệp hội da giầy, Hiệp hội dệt may,…); hoặc Sở Tư pháp tại các địa phương.
Hai là, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp. Đây là cách thức tư vấn pháp luật tại chỗ hoặc bằng văn bản, qua điện thoại, qua mạng internet. Cách thức hỗ trợ pháp lý này có thể kết hợp với các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại doanh nghiệp.
Ba là, hướng dẫn, đưa ra ý kiến tư vấn, giúp doanh nghiệp soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Đây là một trong những cách thức được nhiều doanh nghiệp quan tâm, bởi thông thường chỉ khi có vấn đề phát sinh liên quan đến pháp lý thì doanh nghiệp mới cần ý kiến tư vấn của luật sư.
Bốn là, tư vấn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng đúng pháp luật.Luật sư có thể tiến hành tư vấn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng đúng pháp luật như: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn bằng văn bản, tư vấn trực tuyến qua mạng internet,…
Năm là, cung cấp thông tin pháp lý liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách thức này thường được luật sư thực hiện thông qua các tổ chức hành nghề luật sư của mình (văn phòng luật sư hoặc công ty luật) bằng việc đăng tải các văn bản pháp lý trên trang web của tổ chức hành nghề luật sư.
Sáu là, tham gia tranh tụng tại Tòa án hoặc thương lượng hòa giải tại cơ quan trọng tài. Luật sư với vai trò là người đại diện cho doanh nghiệp nếu có những tranh chấp không tự giải quyết được cần phải đưa ra cơ quan trọng tài hoặc Tòa án. Người đứng đầu doanh nghiệp có thể trở thành bị can, bị cáo trong vụ án hình sự nếu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự như: trốn thuế; cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm các qui định về quản lý và sử dụng đất đai;…Lúc này, Luật sư của LVN Group chính là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.
4. Nội dung hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khác nhau có nhu cầu hỗ trợ pháp lý với những nội dung khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp khi mới thành lập, các chủ doanh nghiệp cần được hỗ trợ để lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng, năng lực tài chính và nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tư vấn hỗ trợ về thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh,…
Thứ hai, đối với doanh nghiệp đang hoạt động, các chủ doanh nghiệp cần được hỗ trợ để tư vấn về quản trị, điều hành doanh nghiệp, tư vấn giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, tư vấn về chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Nội dung cần hỗ trợ cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: đàm phán, soạn thảo, giao kết và thực hiện hợp đồng; pháp luật về cạnh tranh; pháp luật về hải quan, phí, lệ phí; pháp luật về môi trường; pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản; pháp luật về thương mại quốc tế; pháp luật về đầu tư; pháp luật về đấu thầu, xây dựng; pháp luật về lao động; pháp luật về tài chính doanh nghiệp; pháp luật về tín dụng;…
Thứ ba, đối với doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể, phá sản. Các doanh nghiệp này rất cần được hỗ trợ pháp lý về: quy trình, thủ tục giải thể, phá sản; các nghĩa vụ pháp lý mà doanh nghiệp phải thực hiện khi giải thể, phá sản; các chủ doanh nghiệp cũng cần biết rõ về quyền đòi nợ của chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản; các khoản thuế phải nộp trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, phá sản;…