1. Khái quát chung vai trò thực tiễn xét xử từ pháp điển hóa thứ nhất đến pháp điển hóa lần thứ hai (1985-1999)

Thông qua việc tổng kết thực tiễn xét xử hình sự, Tòa án nhân dân tối cao bằng các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán (hoặc đôi khi là các thông tư của Tòa án nhân dân tối cao) đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến Phần chung Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt nam vào năm 1985 mà ở các mức độ khác nhau đã thực sự góp phần quan trọng đối với sự phát triển pháp luật hình sự đã được pháp điển hóa, trong số này có 01 nghị quyết, 01 thông tư của Tòa án nhân dân tối cao đều trong năm 1988 và 01 nghị quyết – trong năm 1989 đã có sự tham gia soạn thảo trực tiếp của bản thân tác giả và một số nhà luật học như TS. Trịnh Hồng Dương, ThS. Đinh Văn Quế, TS. Nguyễn Văn Hiện, TS. Đặng Quang Phương – những người sau này giữ các chức vụ chủ chốt của ngành Tòa án.

Cụ thể nghị quyết, thông tư của Tòa án nhân dân tối cao đều trong năm 1988 và nghị quyết trong năm 1989 như chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu dưới các mục dưới đây.

2. Vai trò của Nghị quyết số 02-HĐTP- TANDTC/QĐ về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự

Bằng các luận điểm tại Nghị quyết số 02-HĐTP- TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng một số chế định được ghi nhận bằng các quy phạm tương ứng thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1985) mà nội hàm của 09 vấn đề được ghi nhận tại 09 phần như sau:

Phần 1. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian (Điều 7);

Phần 2. Phòng vệ chính đáng (Điều 13);

Phần 3. Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt (Điều 15);

Phần 4. Cải tạo không giam giữ (Điều 24) và cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội (Điều 70);

Phần 5. Tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm (Điều 16);

Phần 6. Tổng hợp hình phạt (các điều 41-43);

Phần 7. Án treo (Điều 44);

phần 8. Miễn trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 48) và;

Phần 9. Một số quy định đối với người chưa thành niên phạm tội.

3. Vai trò của Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986

Bằng các luận điểm tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo đối với việc áp dụng các quy phạm về tất cả 09 nhóm tội phạm cụ thể trong Phần riêng Bộ luật Hình sự (năm 1985) (tương ứng với 09/12 chương thuộc Phần riêng, chỉ trừ ba Chương IV, VI và XII về 03 nhóm tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm sở hữu của công dân và phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) như: 1) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; 2) Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người; 3) Các tội xâm phạm những quyền tự do dân chủ của công dân; 4) Các tội xâm phạm chê’ độ hôn nhân và gia đình và các tội phạm đốì với ngưòi chưa thành niên; 5) Các tội phạm về kinh tế;….

4. Vai trò của Thông tư số 01/NCPL- TATC ngày 06/4/1988 và Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 01/9/1998

a. Thông tư số 01/NCPL- TATC ngày 06/4/1988 hướng dẫn về việc áp dụng Điều 44 Bộ luật Hình sự

Bằng các luận điểm tại Thông tư số 01/NCPL- TATC ngày 06/4/1988 hướng dẫn về việc áp dụng Điều 44 Bộ luật Hình sự, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thông nhất có tính chất chỉ đạo (bổ sung) trong việc áp dụng các quy phạm của chế định án treo tại Điều 44 Bộ luật Hình sự (năm 1985) mà theo đó nội hàm của Thông tư này bao gồm 03 vấn đề liên quan đến án treo như: 1) Thời gian thử thách án treo; 2) Cách tính thồi gian thử thách án treo; và 3) Tổng hợp hình phạt khi người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách và bị xử phạt tù.

b. Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 01/9/1998 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự

Bằng các luận điểm tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 01/9/1998 về hưống dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (có hiệu lực kể từ ngày 21/9/1998), Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1985) đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ 4 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (đã được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997).

Đặc biệt trong Nghị quyết này lần đầu tiên trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử đối với những hành vi chiếm đoạt tài sản, Tòa án nhân dân tôì cao ngoài việc hướng dẫn cụ thể các quy định trong hai cấu thành tội phạm tại các điều 133-134 Bộ luật Hình sự (năm 1985), đã xác định các mức cụ thể của việc gây thiệt hại tài sản bằng một loạt các phạm trù có tính chất đánh giá của những trường hợp gây hậu quả “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng”, cũng như “tài sản có giá trị lớn” và “phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” là như thế nào.

5. Vai trò của Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 về hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP

Bằng các luận điểm tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 về hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng bổ sung một số quy định của Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1985) mà Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 đã được ban hành cách thời điểm ban hành Nghị quyết này khoảng 01 năm chưa đề cập nội hàm của ba vấn đề tương ứng như sau: I) Phạm tội có tổ chức (khoản 3 Điều 17); II) Thi hành án treo (Điều 44); III) Tổng hợp các hình phạt tù giam (Điều 41).

6. Vai trò củ Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/4/1989 và Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990.

a. Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/4/1989 về hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự

Bằng các luận điểm tại Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/4/1989 về hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng một số quy định khác của Bộ luật Hình sự (năm 1985) và sửa đổi, bổ sung một số điểm trong 03 nghị quyết đã ban hành trước đó (02 nghị quyết trong năm 1986 và 01 nghị quyết trong năm 1988).

b. Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 hưóng dẫn về việc áp dụng Điều 44 Bộ luật Hình sự

Bằng các luận điểm tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 hướng dẫn về việc áp dụng Điều 44 Bộ luật Hình sự, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng các quy định về án treo tại Điều 44 Bộ luật Hình sự (năm 1985) đã sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 28/12/1989, mà theo đó “Nghị quyết này thay thế tất cả những hướng dẫn trước đây của Tòa án nhân dân tối cao về án treo”.

Vì việc phân tích khoa học văn bản pháp luật này do Tòa án nhân dân tối cao ban hành cho thấy nội hàm chủ yếu của nó đã được ghi nhận tương ứng tại 09 phần của Nghị quyết là: I) về ý nghĩa của việc quy định án treo; II) về căn cứ để cho người bị kết án được hưởng án treo; III) về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thánh của án treo; IV) về tổng hợp hình phạt trong trưòng hợp người được hưởng án treo phạm tội mồi trong thòi gian thử thách; V) Về áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo; VI) Việc giao người bị án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội theo dõi và giáo dục; VIII) về giảm thời gian thử thách; và IX) Việc đương nhiên xóa án đối với người được hưởng án treo.

Thông qua việc tổng kết thực tiễn xét xử hình sự, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương ban hành nhiều thông tư liên ngành để hướng dẫn việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1985). Việc phân tích nội hàm của các luận điểm trong loại văn bản pháp luật thứ hai này đã cho phép khẳng định rằng, chính là cùng vối loại văn bản pháp luật thứ nhất (các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốì cao đã phân tích trên đây), các thông tư liên ngành cũng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển pháp luật hình sự Việt Nam đã được pháp điển hóa (trong số này có 02 thông tư liên ngành, 01 trong năm 1989 và 01 trong năm 1990.

7. Một số thông tư liên ngành giải quyết vấn đề liên quan đến Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1985)

Dưới đây xin viện dẫn một số thông tư liên ngành mà bằng các luận điểm của chúng đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1985):

a. Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 02/11/1985 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốì cao và Bộ Tư pháp “về hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự” đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thông nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng các quy phạm của Bộ luật Hình sự (năm 1985) về chế định đạo luật hình sự.

b. Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 01/8/1986 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc xóa án – đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng các quy phạm của Bộ luật Hình sự (năm 1985) về chế định xóa án mà nội hàm của nó tương ứng với 06 phần sau: I) Những bản án được xóa án; II) Những điều kiện để được xóa án; III) Thủ tục đương nhiên xóa án; IV) Thủ tục xóa án do Tòa án quyết định; V) Xóa án trong trường hợp hết thời hiệu thi hành bản án và trường hợp không có khả năng chấp hành án về phạt tiền, bồi thường, án phí; VI) Hậu quả của việc xóa án.

c. Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 26/12/1986 của Tòa án nhân dân tốì cao, Viện kiểm sát nhân dân tôì cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hưởng dẫn việc áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng các quy phạm của Bộ luật Hình sự (năm 1985) về chế định đã nêu mà nội hàm tương ứng với 04 phần như sau: I) Ý nghĩa của quy định về thời hiệu thi hành bản án hình sự; II) Điều kiện để người bị phạt tù được hưởng thời hiệu thi hành bản án hình sự; III) Áp dụng thời hiệu đốì vói các hình phạt chính khác, các hình phạt bổ sung và bồi thường; IV) Các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án.

d. Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 26/12/1986 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt và chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng các quy phạm của Bộ luật Hình sự (năm 1985) về 03 chê định đã nêu mà nội hàm của Thông tư gồm 02 phần (I. Điều kiện và mức giảm, II. Thủ tục) tương ứng với 09 mục lớn như sau: A) Giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính (Điều 49); B) Giảm thòi hạn chấp hành hình phạt bổ sung (Điều 50); C) Giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt (Điều 51); D) Giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt và chấm dứt thời hạn thử thách hoặc thời hạn ở Trường giáo dưõng đối với người chưa thành niên (các điều 61-62 và 66); Đ) Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với quân nhân.

e. Thông tư liên ngành số’03-89/TTLN ngày 15/7/1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về hướng dẫn bổ sung việc xóa án đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo một số điểm bổ sung trong việc áp dụng các quy phạm của Bộ luật Hình sự (năm 1985) về chế định xóa án mà nội hàm của nó tương ứng với 03 mục để cập 03 vấn đề như sau:

– Xóa án đối vối những người bị xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thân;

– Xóa án đối với người chưa thành niên phạm tội và khi bị kết án đã thành niên; và

– Việc xóa án đốì với người đã chết. Đặc biệt là Bộ luật Hình sự năm 1985 đã qua 04 lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997 để phù hợp với thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chông tội phạm trong mỗi giai đoạn) theo các luật tương ứng của Quốc hội ba khóa IX, X và XI, thì mỗi lần đó Tòa án nhân dân tối cao đều chủ trì cùng vối các cơ quan bảo vệ pháp luật ỏ trung ương ban hành các văn bản để hướng dẫn các tòa án nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật thi hành các quy định của các luật đó, cụ thể là:

+ Thông tư liên ngành số 01/TTLN-90 ngày 01/02/1990 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc thi hành một số quy định tại luật ngày 28/12/1989 của Quốc hội khóa IX về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (Bộ luật Hình sự (năm 1985)).

+ Thông tư liên ngành sô’ 02/TTLN ngày 20/12/1991 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một sô’ điều của Bộ luật Hình sự đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thông nhất có tính chất chỉ đạo trong việc thi hành một số quy định của luật ngày 12/8/1991 của Quốc hội khóa X về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (Bộ luật Hình sự (năm 1985)).

+ Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 20/3/1993 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc thi hành một số quy định của luật ngày 22/12/1992 của Quốc hội khóa X về sửa đổi, bổ sung một sô’ điều của Bộ luật Hình sự (Bộ luật Hình sự (năm 1985)).

+ Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 02/01/1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về hưởng dẫn thi hành một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc thi hành một số quy định của luật ngày 10/5/1997 của Quốc hội khóa XI về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (Bộ luật Hình sự (năm 1985)).

Trân trọng!