Khách hàng: Kính thưa Luật sư, Xin Luật sư của LVN Group hãy phân tích các vai trò của thực tiễn xét xử trong việc tiếp tục phát triển pháp luật hình sự thực định từ sau khi pháp điển hóa lần thứ hai đến khi pháp điển hóa lần thứ ba (1999-2015)?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Số lượng các văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự (năm 1999)

Về số lượng các văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự (năm 1999) đã được ban hành. Kể từ sau khi pháp điển hóa lần thứ hai với việc thông qua Bộ luật Hình sự Việt Nam (năm 1999) cũng trên cơ sở thực tiễn xét xử thì Tòa án nhân dân tối cao (hoặc đôi khi cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương) bằng những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo về áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1999) đã tiếp tục đóng vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta.

Theo tác giả GS.TSKH. Lê Cảm trong cuốn “sách chuyên khảo 75 năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020)”, tác giả này đã đưa ra, theo thống kê của tác giả này trong 18 năm áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam (năm 1999) (từ năm 2000 đến năm 2017) chỉ có hơn 40 văn bản thuộc hai nhóm nêu trên đã đề cập (ở các mức độ khác nhau) đến việc áp dụng các quy phạm của Bộ luật ấy, mà cụ thể là:

– Có 22 văn bản của Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp ban hành (bao gồm 08 nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán và 14 công văn của Viện Nghiên cứu khoa học công tác xét xử thuộc Tòa án nhân dân tối cao);

– Có 24 Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương) ban hành, cần lưu ý rằng, so với thời gian thi hành Bộ luật Hình sự (năm 1985) (14 năm) thì thời gian thi hành Bộ luật Hình sự (năm 1999) là 16 năm (dài hơn hai năm) nhưng tổng số loại văn bản pháp luật thứ hai này đã ban hành để đưa ra những giải thích thống nhất (hướng dẫn) có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1999) do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì rõ ràng là rất ít so với giai đoạn đã thi hành Bộ luật Hình sự (năm 1985) trước đây (chỉ chiếm 1/8 tổng số thông tư liên tịch tức chỉ có 03/24 thông tư liên tịch).

Thông qua việc tổng kết thực tiễn xét xử hình sự, một số nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành với những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1999) mà ở các mức độ khác nhau đã thực sự góp phần quan trọng đối với việc tiếp tục phát triển pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn mới.

Dưới đây là một số nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến các quy định của Phần chung Bộ luật Hình sự thứ hai của đất nước.

2. Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 và Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 17/4/2003

a. Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000

Đối với nghị quyết này là hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1999), Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo với một phạm vi rất lớn bao gồm nhiều vấn đề có liên quan trong việc áp dụng các quy định tại một số điều trong Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1999) như: 1) Chuẩn bị phạm tội (Điều 17); 2) Phạm tội chưa đạt (Điều 18); 3) Tù có thòi hạn (Điều 33); 4) Quản chế (Điều 38); 5) Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46); 6) Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 48); 7) Tái phạm (khoản 1 Điều 49); 8) Tái phạm nguy hiểm (khoản 2 Điều 49); 9) Xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại Mục 3 Nghị quyết số 32 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự (năm 1999); 10) Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự (Điều 47) và; 11) Xóa án tích (các điều 64-67). Việc phân tích những giải thích của thực tiễn xét xử về Phần chung pháp luật hình sự trong Nghị quyết này của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao đưa ra trong Nghị quyết thì 15 năm sau đã chính thức được nhà làm luật ghi nhận tại điểm X khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015.

b. Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 17/4/2003

Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 17/4/2003 là về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo về các tình tiết có tính chất đánh giá (tùy nghi) được quy định trong một số cấu thành tội phạm tương ứng của Bộ luật Hình sự (năm 1999) và đã được thực tiễn xét xử giải quyết như: 1) “gây thiệt hại nghiêm trọng’, “gây hậu quả rất nghiêm trọng’, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng’ (Điều 202); 2) “gây hậu quả nghiêm trọng’, “gây cản trở giao thông nghiêm trọng’ (Điều 245); 3) “có giá trị lớn”, “có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn” (Điều 248); 4) “với quy mô lớn”, “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn”;…

3. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 và Nghị quyết số 01/2007/HĐTP ngày 02/10/2007

a. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006

Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướg dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo về một số phạm trù và một số tình tiết có tính chất đánh giá (tùy nghi) được quy định trong một số cấu thành tội phạm tương ứng của Bộ luật Hình sự (năm 1999) như: 1) “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” (điểm b khoản 1 Điều 46); 2) “phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già” (điểm b khoản 1 Điều 48); 3) “phạm tội nhiều lần” (điểm c khoản 2 Điều 254); 4) “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” (điểm b khoản 1 Điều 48); 5) “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”; 6) “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”;…

b. Nghị quyết số 01/2007/HĐTP ngày 02/10/2007

Đối với Nghị quyết số 01/2007/HĐTP ngày 02/10/2007 về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo về nội hàm của một loạt các phạm trù pháp lý tương ứng với 08 biện pháp tha miễn về hình phạt đã ghi nhận tại một số điều trong Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1999) như: 1) Thời hiệu thi hành bản án (Điều 55); 2) Miễn chấp hành hình phạt (Điều 57); Giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 58); 4) Án treo (Điều 60); 5) Hoãn chấp hành hình phạt tù (Điều 61); 6) Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 62); 7) Giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 76).

Ngoài các nghị quyết trên, còn có Nghị quyết số 01/2013/HĐTP ngày 06/11/2013 hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật Hình sự về án treo của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo về việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1999) về án treo.

Cần lưu ý rằng, từ trước đến nay, Nghị quyết số 01/2013/HĐTP ngày 06/11/2013 hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật Hình sự về án treo của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chính là Nghị quyết đầu tiên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong lĩnh vực tư pháp hình sự xứng đáng được đánh giá cao về tính khoa học vì nó đã được tuân thủ theo đúng yêu cầu về kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước quy định có đòi hỏi mang tính bắt buộc là đối với văn bản có nội dung hẹp thì bố cục theo các điều, khoản, điểm. Các điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề, tức là nội dung của Nghị quyết này vối tư cách là 01 văn bản quy phạm pháp luật đã được trình bày theo thứ tự các điều luật với tên gọi của từng điều.

3. Thông tư liên tịch số 01/2000/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BCA ngày 12/6/2000

Thông qua việc tổng kết thực tiễn xét xử hình sự, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương ban hành 03 thông tư liên tịch để hướng dẫn việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1999). Việc phân tích nội hàm của các luận điểm trong loại văn bản pháp luật thứ hai này cũng đã cho phép khẳng định rằng, chính là cùng với loại văn bản pháp luật thứ nhất (các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã phân tích trên đây), các thông tư liên tịch được nêu dưới đây (đặc biệt là 02 Thông tư liên tịch số 01 và 02 đã ban hành liên tiếp trong tháng 6 và 7/2000) cũng đã góp phần quan trọng trong việc tiếp tục phát triển pháp luật hình sự Việt Nam đã được pháp điển hóa, cụ thể ở mục 3 này là Thông tư liên tịch số 01/2000/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BCA ngày 12/6/2000 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tôì cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an về hưóng dẫn thi hành Mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội và Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28/01/2000 của ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:

Thông tư liên tịch số 01/2000/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BCA ngày 12/6/2000 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tôì cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an về hưóng dẫn thi hành Mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội và Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28/01/2000 của ủy ban thường vụ Quốc hội— Thông tư liên tịch đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng (kể từ khi Bộ luật Hình sự (năm 1999) được công bố là ngày 04/01/2000 trước Nhân dân) 11 vấn đề mà ở các mức độ khác nhau có liên quan đến các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1999). Dưới đây xin dẫn ra chỉ một vài vấn đề trong số 11 vấn đề để minh chứng cho vai trò Thông tư liên tịch này:

– Khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm không áp dụng hình phạt tử hình đối với người bị kết án vì đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội thuộc một trong 12 cấu thành tội phạm tại 12 điều của Bộ luật Hình sự (năm 1985) – tương ứng với 12 cấu thành tội phạm tại 12 điều của Bộ luật Hình sự (năm 1999) mà Bộ luật sau đã loại bỏ hình phạt nghiêm khắc nhất và tiếp theo, Thông tư liên tịch đã liệt kê tên gọi 12 điều này tương ứng trong cả 02 Bộ luật Hình sự (đứng trước là số thứ tự Điều tại Bộ luật Hình sự (năm 1985), đứng sau là số thứ tự Điều tại Bộ luật Hình sự (năm 1999) như: 75-81, 94-90, 95-230, 97-154, 132-138, 138-143, 156- 280, 167-156, 185-200, 227-290, 258-324 và 280-344).

– Khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ khi phạm tội hoặc khi bị xét xử mà có thai hoặc có con dưới 36 tháng dù tội phạm do họ thực hiện Bộ luật Hình sự (năm 1999) vẫn quy định hình phạt tử hình.

– Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự (năm 1985) (Nghị quyết số 32 gọi là Bộ luật Hình sự “trước đây”) quy định là tội phạm, nhưng Bộ luật Hình sự (năm 1999) (Nghị quyết số 32/1999/QH10 gọi là Bộ luật Hình sự “này”) không quy định là tội phạm và tiếp theo, Thông tư đã liệt kê số thứ tự từng điều luật tương ứng với các tội danh tại 10 điều của Bộ luật Hình sự (năm 1985) là: 86, 98, 164, 172, 177, 183, 184, 208, 209 và 261,…

4. Thông tư liên tịch số 02/TTLT ngày 05/7/2000

Thông tư liên tịch số 02/TTLT ngày 05/7/2000 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tôì cao, Bộ Tư pháp và Bộ Công an về hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật Hình sự (năm 1999) và Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội, liên tịch đã đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng 08 vấn đề mà ở các mức độ khác nhau có liên quan đến các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1999).

Dưới đây xin dẫn ra chỉ ba vấn đề khó nhất để minh chứng cho vai trò Thông tư liên tịch này:

– Căn cứ điểm a Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 của Quốc hội về việc thi hành quy định tại khoản 1 Điều 7 Bộ luật Hình sự (năm 1999), thì tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự (năm 1999) (mà Nghị quyết số 32/1999/QH10 chỉ gọi là “Bộ luật Hình sự” và đằng sau đó không hề chỉ rõ là năm nào? được áp dụng với người phạm tội từ 0 giờ 00 ngày 01/7/2000. Cần lưu ý là ở đây Nghị quyết số 32/1999/QH10 chỉ gọi là “Bộ luật Hình sự” và đằng sau đó không hề chỉ rõ là năm nào?

– Hướng dẫn về việc không được áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1999) nếu các quy định đó làm xấu đi tình trạng của người phạm tội, tức là các quy định này không có hiệu lực hồi tố căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Bộ luật đó. Vì căn cứ điểm c Mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 của Quốc hội về việc thi hành quy định tại khoản 2 Điều 7 Bộ luật Hình sự (năm 1999), thì tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự (năm 1999) mà làm tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000. Việc phân tích các quy phạm tại Mục 2 Thông tư này cho thấy, nó đề cập những giải thích (hướng dẫn) chi tiết tất cả những trường hợp có thể xảy ra với việc đưa ra nhiều ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ từng giải thích (hướng dẫn) tương ứng tại 04 điểm.

– Hướng dẫn về việc được áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự (năm 1999) nếu các quy định đó làm tốt hơn tình trạng của người phạm tội, tức là các quy định này có hiệu lực hồi tố căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Bộ luật đó. Việc phân tích các quy phạm tại Mục 3 Thông tư này cho thấy, nó để cập những giải thích (hướng dẫn) chi tiết tất cả những trường hợp có thể xảy ra vối việc đưa ra nhiều ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ từng giải thích (hướng dẫn) tương ứng tại 05 điểm là: a) Đưa ra sự giải thích thế nào là “xóa bỏ một tội phạm”; b) Đưa ra sự giải thích thế nào là “xóa bỏ một hình phạt’; c) Đưa ra sự giải thích thế nào là “xóa bỏ một tình tiết tăng nặng’ kèm theo một ví dụ cụ thể tương ứng để minh họa; d) Đưa ra sự giải thích để xác định thế nào là hình phạt nhẹ hơn mà điều luật của Bộ luật Hình sự (năm 1999) quy định so với điều luật của Bộ luật Hình sự (năm 1985).

Trân trọng!