1. Mở đầu vấn đề
Trước đây, chính sách thương mại hầu như còn độc quyền trong tay các quốc gia riêng biệt. Các quy định và thông lệ do nhà nước tự quyết định, các hiệp định thương mại với các đối tác bên ngoài không thường xuyên có và nếu có chỉ ở phạm vi hạn hẹp. Cơ cấu và mức độ áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, việc thực hiện và các biện pháp có hiệu lực về kinh tế và các quyết định chính sách thương mại được ban hành theo những ưu tiên trong nước (chính sách công nghiệp, nhu cầu tài chính, v.v…). Các thương gia và nhà xuất khẩu từ nước khác không có sự lụa chọn nào hơn là phải tuân theo một loạt biện pháp, quy định và thông lệ của quốc gia đó.
2. Sự xuất hiện Hiệp định (GATT) và Tổ chúc thương mại Thế giới (WTO)
Tuy nhiên như vừa nói ở mục 1 – bức tranh đó đã bắt đầu thay đổi. Ngày càng rõ, đặc biệt là kết quả hoạt động trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và Tổ chúc thương mại Thế giới (WTO) cộng với số các nước tham gia cấc tổ chức này đang tăng lên, từ vựng và những công cụ của thương mại quốc tế đã được tổ chúc hợp lý, việc sử dụng các thủ tục và các quy tắc giải quyết tranh chấp được chấp nhận. Các nước có thể đồng ý trong một diễn đàn quốc tế hoặc thông qua đàm phán với các nước khác về các điều kiện thương mại chung và do vậy cả về những phần quan trọng trong chính sách thương mại của họ.
Từ một góc độ rất chính thức, điều đó có nghĩa là từ bỏ một phần chủ quyền quốc gia, bởi vì một khi đã đồng ý bước vào một hiệp định quốc tế, các nước không còn tự mình tự do thay đổi chính sách và tập quân thương mại theo ý muốn riêng. Tuy nhiên, phần lớn các nhà hoạch định chính sách quốc gia chấp nhận nó như một “hiệu ứng phụ” không thể tránh được. Tác động này thường được bù đắp lại lớn hơn cả việc tăng cường thâm nhập các thị trường khác, hơn cả một môi trường kinh tế có thể thấy trước đối với các nhà hoạt động kinh te và câc quy tắc có thể có hiệu lục trong những trường họp tranh chấp.
Sự thay đổi trọng tâm từ tựu trị sang các quy tắc và thông lệ được quốc tế chấp nhận không chỉ có ý nghĩa rằng các quy tắc và thông lệ đóng vai trò và được thực hiện hoàn toàn tách khỏi những cân nhắc về chính sách trong nước. Sự kết nối chặt chẽ tiếp tục tồn tại suốt các quá trình đàm phán, thừa nhận và thực hiện các hiệp định quốc tế, những điều quan tâm và thực tế trong nước ảnh hưởng đáng kê đến giải pháp ở cấp độ quốc tế. Điều dễ nhận thấy của việc liên kết này là nghĩa vụ của quốc gia ký kết phê chuẩn hiệp định quốc tế bảo đảm rằng các điều khoản của hiệp định được thực thi trên lãnh thổ của họ.
3. Vai trò nhà nước trong nền kinh tế của một quốc gia
Vai trò của Nhà nước với tư cách là một nhà hoạch định kế hoạch chi tiết cấc chính sách và các hoạt động kinh tế và là một nhà điều hành kinh tế đã bị suy giảm rất nhiều do sự cáo chung của nhiều chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản. Một quá trình chuyển đổi đã bắt đầu khởi động tại phần lớn các nước liên quan, với việc Nhà nước đang được thay thế các nhà điều hành kinh tế tư nhân với tư cách là lực lượng thống trị trong nền kinh tế và bằng sự năng động của “cung và cầu”. Trong quá trình này, vai trò của Nhà nước trong kinh tế đang từng bước bị giảm đi.
Tại các nước không hoạt động theo chế độ Nhà nước lập kế hoạch thì Nhà nước vẫn tham gia với mức độ khác nhau trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế với tư cách là một nhà điều hành kinh tế. Thêm nữa, Nhà nước thường đưa ra trực tiếp, hoặc giàn tiếp sự ủng hộ đối với các nhà điều hành kinh tế tư nhân. Ngay cả ở các nước này, sự dính líu của Nhà nước cũng đang giảm đi bằng những thay đối rõ rệt theo xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, câc dịch vụ công cộng và giảm bớt trợ cấp.
Mặc dù có sự phát triển chung như trên vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế của một nước cũng cần phải được cân nhắc. Nhà nước có thể đồng thời là yếu tố quyết định quan trọng vừa đối với lập trường của một nước trong cuộc đàm phán quốc tế, lại vừa đối với việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế ở trong nước, vấn đề là phải đặt trọng tâm rõ rệt hoàn toàn vào chỗ nào có sự đồng bộ khi đề ra luật lệ cho các nhà điều hành kinh tế: liệu doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có được đối xử giống nhau? Câu hỏi này bình thường được trả lời là có, nhưng trong nhiều hiệp định coi là cần thiết phải đề cao các quy tắc và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước để phân biệt các hoạt động đâu là Nhà nước hành động theo các chức năng công cộng, đâu là Nhà nước tham gia vào mỗi tác động qua lại của câc hoạt động kinh tế tư nhân thuần tuý.
Người ta thường lý luận rằng vì các mục đích chính sách thưong mại, mức độ dính líu của Nhà nước vào kinh tế sẽ không còn là vấn đề chừng nào Nhà nước thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế. Trong khi điều này đúng về nguyên tắc nhưng thường khó bảo đảm trong thực tế sẽ như vậy. Do đó, một nhiệm vụ quan trọng suốt quá trình đàm phán hay gia nhập là phải đạt được sự hiểu biết về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế của một quốc gia, về điều rất có thể là khu vực công cộng và các doanh nghiệp Nhà nước sẽ có khả năng thực hiện đầy đủ các điều khoản của hiệp định. Ngay cả sau khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực, hoặc một bên đã tham gia điều ước cũng cần phải có thủ tục kiểm tra khả năng có thể vi phạm nguyên tắc này.
Đôi khi, rõ ràng ngay từ đầu việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp chính sách thương mại lại không thể hoặc hầu như không thê được bảo đảm.
Ví dụ:
– về các công cụ chính sách thương mại nào đó, giá cả do ấp lực thị trường đặt ra là quyết định định ưong thực tiễn kiểm tra của các nhà điều hành kinh tế (ví dụ luật chống phá giá). Công cụ này sẽ mất đi hiệu lực khi giá cả do Nhà nước đặt ra và các quy định phải được điều chỉnh theo.
– Để xác định việc trợ cấp có phù hợp với luật lệ quốc tế hay không, Nhà nước phải có các thủ tục lập ngân sách và kế toán tin cậy, rõ ràng. Nếu không thì không thể phân biệt được giũa các chức năng của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu các công ty và với tư cách là người phân phát viện trợ cho khu vực kinh doanh.
– Nếu cơ chế thi hành một hiệp định không độc lập với Nhà nước vốn đóng vai trò điều hành kinh doanh, hoặc ngay cả trong cùng một cơ chế cũng sẽ khó hành động chống lại việc vi phạm hiệp định của các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong các trường hợp khác, tình hình không rõ rệt và có thể đòi hỏi việc kiểm tra sâu hơn để xác định liệu có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế trong thực tế có phù họp với lời văn và tinh thần của hiệp định đã nêu hay không.
4. Nhà nước là gì?
Nhà nước là một tổ chức xuất hiện và gắn liền với sự ra đời của giai cấp, nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của nhà nước của xã hội.
Nhà nước sẽ có vùng lãnh thổ nhất định, nhà nước sẽ tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị- xã hội, ban hành và yêu cầu mọi người dân thực hiện pháp luật, điều tiết tất cả các hoạt động của đất nước.
Nhà nước thường được thiết lập thành một bộ máy bao gồm các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách trong các lĩnh vực như các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp tức cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Nhà nước là tổ chức duy nhất mang tính chất quyền lực nhà nước, đây chính là đặc điểm cơ bản để có thể nhận diện nhà nước với các tổ chức xã hội khác.
Quan điểm Mác – Lê nin về nguồn gốc nhà nước:
+ Theo quan điểm này nhà nước không xuất hiện hay ra đời từ những yếu tố siêu nhiên, mà nhà nước ra đời khi xã hội đã phát triển đến một cột mốc nhất định. Nhà nước ra đời gắn liền với sự xuất hiện của các giai cấp trong xã hội, các giai cấp này có sự đối kháng với nhau.
+ Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết xã hội, thực hiện và bảo vệ các lợi ích chung trong toàn xã hội.
5. Quốc gia, đặc điểm quốc gia?
Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.
Quốc gia (không nên nhầm với quốc gia tự trị vốn có vị thế nhỏ hơn) là một khái niệm không gian, văn minh, xã hội và chính trị; trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.
Quốc gia cũng có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước, như “Nước Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á”. Hai khái niệm này, mặc dù vẫn thường được dùng thay cho nhau, có sắc thái khác nhau.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.