1. Mở đầu vấn đề

Khi nghiên cứu các hình thức chủ yếu của thực tiễn xét xử cần phải lưu ý rằng, ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua hình thức tổng kết và đưa ra những giải thích cũng như những hướng dẫn thống nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao (hình thức thứ 5) là quan trọng nhất.

Với sự khẳng định này, theo tác giả GS.TSKH. Lê Cảm trong cuốn “sách chuyên khảo 75 năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020)”, đối với tác giải, tác giả này đã đưa ra đã kiểm chứng cụ thể trên cơ sở phân tích và nghiên cứu sâu sắc nội dung các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hình sự của Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành trong suốt 75 năm qua (1945-2020) và đặc biệt là từ những năm 60 đến những năm 90 của thế kỷ XX và sau đó – đến đầu thế kỷ XXI này, nhất là trong nhiệm kỳ 1997-2002 của TS. Trịnh Hồng Dương – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao lúc bấy giờ.

2. Quan điểm về chất lượng các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao

Cũng theo tác giả GS.TSKH. Lê Cảm trong cuốn “sách chuyên khảo 75 năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020)”, tác giả này đã đưa ra, thei tác giải này, sau đó (giai đoạn 2002-2012) chất lượng các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao đã .khác nhiều so với giai đoạn trước. Chỉ đến khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có hiệu lực thì chất lượng các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao được nâng cao mối có sự khỏi sắc tiến bộ hơn.

3. Lý giải tính quan trọng về nghiên cứu riêng biệt những giải thích có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao

Dưới đây sẽ là năm lý do luận chứng cho sự cần phải nghiên cứu riêng biệt những giải thích (hướng dẫn) có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về áp dụng pháp luật hình sự được lý giải bởi một số các lý do xác đáng, có căn cứ và bảo đảm sức thuyết phục sau:

– Một là, những giải thích (hướng dẫn) thông nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam thường được thể hiện trong nhiều loại văn bản hướng dẫn khác nhau của cơ quan thực tiễn xét xử cao nhất nước ta nhưng về cơ bản có thể nhận thấy chúng nằm trong hai nhóm văn bản pháp luật của Nhà nước về các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương (như Viện kiểm sát nhân dân tôì cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp) và đôi khi còn có cả bộ, ngành khác ở trung ương trong lĩnh vực hoạt động mà văn bản pháp luật tương ứng đó có liên quan.

– Hai là, những giải thích (hướng dẫn) thông nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng pháp luật hình sự chứa đựng trong hai nhóm văn bản pháp luật nêu trên được soạn thảo trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử trong quá trình cụ thể hóa và áp dụng nhiều lần các quy phạm pháp luật hình sự để giải quyết các vụ án tại các phiên tòa của các Tòa án nhân dân các cấp trên phạm vi cả nước.

– Ba là, chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, bản chất pháp lý hình sự của những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về áp dụng pháp luật hình sự chính là các luận điểm và hướng dẫn của cơ quan thực tiễn xét xử cao nhất của đất nước cho các Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật trên cả nước để: 1) Áp dụng thống nhất các quy đỊnh của pháp luật hình sự thực định của nhà làm luật và; 2) Vận dụng đúng đắn chính sách hình sự nói chung và đường lối xử lý về hình sự nói riêng đối với các loại tội phạm cụ thể riêng biệt và các loại người phạm tội khác nhau.

– Bốn là, trong quy trình theo luật định khi thông qua những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về áp dụng pháp luật nói chung (đặc biệt là các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) đều có sự tham gia của lãnh đạo cao nhất (hoặc những người đại diện cho lãnh đạo cao nhất) từ các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương (như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp (riêng về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự thì còn có thêm Bộ Công an) và cả một số bộ, ngành khác nếu văn bản pháp luật tương ứng nào đó có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của họ). Chính vì thế, nên chúng có hiệu lực pháp lý bắt buộc trong khi áp dụng các quy định tương ứng của pháp luật hình sự không chỉ đối với tất cả hệ thống tòa án, mà còn đối với toàn bộ các hệ thống của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở tất cả các cấp trên phạm vi cả nước.

– Năm là, chính bằng việc đưa ra các luận điểm trong những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về áp dụng pháp luật hình sự, hình thức này từ lâu đã và đang cho phép khẳng định: thực tiễn xét xử có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, mà nội dung cơ bản về vai trò này của thực tiễn xét xử sẽ được minh chứng cụ thể dưới đây:

4. Vai trò sáng tạo pháp luật hình sự

Với vao trò này được xem xét bởi thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tối cao trong giai đoạn 25 năm trước khi thông qua Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên (1960-1985), có thể nhận thấy rõ trên các bình diện chủ yếu dưới đây:

– Những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về áp dụng pháp luật hình sự trong thời kỳ đang nghiên cứu không chỉ góp phần hình thành nên mà còn giải quyết, phát triển hoặc lầm sáng tỏ những vấn đề” của Phần chung và Phần các tội phạm luật hình sự đã nêu trên trong thực tiễn xét xử của đất nước (như: các dạng của lỗi cố ý và vô ý, đồng phạm, đa tội phạm, phòng vệ chính đáng, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, sự kiện bất ngờ, v.v.) vì những vấn đề đó chưa được nhà làm luật ghi nhận về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ chưa pháp điển hóa.

– Trên cơ sở giải thích, cụ thể hóa và áp dụng nhiều lần pháp luật hình sự trong thực tiễn xét xử, những giải thích (hướng dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao trong việc áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam trước khi pháp điển hóa ở các mức độ khác nhau đã thực sự góp phần xây dựng nên nhiều quy phạm và nhiều chế định mới của pháp luật hình sự nước ta mà sau này khi dựa trên cơ sở các luận điểm của thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tối cao, các chế định này đã được nhà làm luật chính thức ghi nhận bằng các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam vào năm 1985.

Dưới đây là một số luận điểm điển hình để minh chứng:

+ Các luận điểm về các mục đích của hình phạt mặc dù chưa được ghi nhận chính thức bằng một quy phạm riêng biệt nào đó của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này nhưng ở một mức độ nhất định đã quy định gián tiếp trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (năm 1960) (Điều 1) với nội dung như sau: “Tòa án nhân dân xử phạt về hình sự không những chỉ trừng trị phạm nhân mà còn nhằm giáo dục và cải tạo họ”.

+ Các luận điểm về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên (người chưa thành niên) và đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đã đề cập trong Báo cáo tổng kết và Lời tổng kết Hội nghị công tác 4 năm (1965-1968) của Tòa án nhân dân tối cao, cũng như trong Chỉ thị số 46-TH ngày 14/01/1969 của Tòa án nhân dân tối cao “Về tăng cường và phát huy hơn nữa tác dụng của công tác Tòa án trong bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ tài sản của Nhà nước và quản lý thị trường ở thành phố Hà Nội”.

+ Các luận điểm về chế định tình thế cấp thiết và chế định sự kiện bất ngờ với tư cách là hai trường hợp loại trừ “lỗi”, còn sự chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tính chất nhỏ nhặt của hành vi là hai trường hợp loại trừ đó là “trách nhiệm hình sự”, cũng như về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự;… trong hai văn bản của Tòa án nhân dân tối cao như sau: “Báo cáo tổng kết về công tác của Tòa án nhân dân tối cao năm 1972” và “Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết về công tác của Tòa án nhân dân tối cao năm 1974″.

+ Các luận điểm về chế định phòng vệ chính đáng (mà nội dung cơ bản của nó sau này đã đưa vào Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam vào năm 1985 và trong Chỉ thị số 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao “Về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ” vì văn bản này đã ban hành dựa trên cơ sở Điều 13 “Phòng vệ chính đáng” của Dự thảo Phần chung Bộ luật Hình sự vào năm 1985, …

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, các minh chứng nêu trên về vai trò của thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tôì cao đã hoàn toàn cho phép có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng, trong toàn bộ thời kỳ trước pháp điển hóa pháp luật hình sự Việt Nam lần thứ nhất nói chung và cụ thể là từ sau khi cấm hoàn toàn các đạo luật hình sự cũ đến trước khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên nói riêng (1955-1985) ở các mức độ khác nhau, thực tiễn xét xử nước ta đã thực hiện cả chức năng sáng tạo pháp luật và vì thế, nó đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, hình thành và phát triển pháp luật hình sự nưốc ta trong thời kỳ đó.

Trân trọng!