1. Giới thiệu vấn đề

Văn bản quốc tế quan trọng nhất (Hiệp định WTO/GATT) về vấn đề tháo gỡ những rào cản kỹ thuật đối với thương mại

Các văn bản cam kết quốc tế duy nhất về xử lý các rào cản kỹ thuật đối với thương mại bao gồm hai hiệp định:

– Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT); và

– Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) ký trong thời gian diễn ra vòng đàm phán thương mại đa phương Uruguay.

Cả hai hiệp định này là những thỏa thuận nằm trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994.

Theo đó:

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) 1994 được xây dựng theo nguyên tắc của mô hình ba cấp:

Hiệp định GATT-94 được bắt đầu bằng nguyên tắc cơ bản: thương mại không phân biệt đối xử.

– Các hiệp định bổ sung và các phụ lục bao gồm các điều khoản đặc biệt liên quan đến những ngành hoặc những vấn đề chuyên biệt.

– Danh mục và chi tiết nêu cam kết của mỗi nước mở cửa thị trường nội địa của mình cho các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài.

Các danh mục ở phần phụ lục của Hiệp định GATT-94 bao gồm các cam kết có tính ràng buộc về thuế quan đối với thương mại hàng hóa nói chung, về thuế quan và hạn ngạch thuế quan đối với thương mại và một số sản phẩm nông nghiệp.

2. Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT)

Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh… Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”

Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) là một trong số 29 văn bản pháp lý nằm trong Hiệp định WTO, quy định nghĩa vụ của các thành viên nhằm đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá sự phù hợp không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với thương mại.

Các nhóm nghĩa vụ trong Hiệp định TBT bao gồm :

– Đối xử với hàng hoá xuất khẩu của một nước không kém ưu đãi hơn so với cơ chế đối xử đối với hàng hoá sản xuất trong nước (đối xử quốc gia) hoặc đối với hàng xuất khẩu của một nước khác (đối xử tối huệ quốc);

– Khuyến khích các thành viên dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đó hài hoà;

– Minh bạch trong quá trình xây dựng, áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

– Các yêu cầu về thủ tục liên quan tới việc thông báo cho WTO các vấn đề có liên quan tới TBT.

Quy chế thực hành tốt (Phụ lục 3) của Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) mở rộng các nguyên tắc này đối với tiêu chuẩn.

Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) áp dụng với:

– Quy chuẩn kỹ thuật;

– Quy trình đánh giá sự phù hợp;

– Tiêu chuẩn;

– Tất cả các sản phẩm gồm công nghiệp và nông nghiệp đều là đối tượng điều chỉnh.

Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) không áp dụng với: Mua sắm Chính phủ, các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến dịch vụ, các biện pháp vệ sinh dịch tể (SPS).

Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT): Có 6 nguyên tắc cơ bản, đó là:

– Tránh sự cản trở không cần thiết cho thương mại.

– Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Gồm đãi ngộ tối huệ quốc MFN (mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ ba), đãi ngộ quốc gia (mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài).

– Nguyên tắc hài hòa của Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT).

– Nguyên tắc về tính tương đương: yêu cầu các thành viên chấp nhận các quy chuẩn KT khác với quy chuẩn KT của chính quốc gia đó, miễn sao đáp ứng được cùng một mục tiêu chính sách.

– Nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau: tiến đến cấp một chứng chỉ – Kiểm tra một lần – Được chấp nhận ở một nơi.

– Nguyên tắc minh bạch hóa.

3. Mục tiêu chung của hai Hiệp định TBT và SPS

Mục tiêu chung của Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) là nhằm bảo đảm rằng các chính phủ duy trì chủ quyền để theo đuổi các mục tiêu chính đáng như bảo vệ sức khỏe song đồng thời ngăn chặn việc sử dụng sai chủ quyền vào các mục đích bảo hộ hoặc để tạo ra các rào cản không cần thiết đối vói thương mại quốc tế.

Bảo vệ các những người tiêu dùng trong nước khỏi những rủi ro sức khỏe do hàng nhập khẩu gây ra là điều hoàn toàn chính đáng, song bảo vệ câc nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh nước ngoài là điều bất hợp lý.

4. Phạm vi của hai Hiệp định TBT và SPS

Phạm vi của hai hiệp định này được định nghĩa khác nhau.

– Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) chỉ bao trùm các biện pháp cụ thể, như các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn và câc thủ tục đánh giá sự phù họp cho mọi mục đích Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) chỉ bao trùm những mục đích đã nêu trong Hiệp định này, trừ tất cả các loại biện pháp.

Trong trường hợp trùng lặp, Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) sẽ được áp dụng.

Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) bao gồm một danh sách chi tiết các mục đích thuộc phạm vi của Hiệp định và theo định nghĩa được xem là chính đáng.

Về phần mình, Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) có một danh sách không chi tiết các mục tiêu chính đáng như an ninh quốc gia, ngăn chặn các thủ đoạn lường gạt, bảo vệ sức khỏe hay an toàn cho người; đời sống hay sức khỏe cho của động, thực vật và bảo vệ môi trường.

Thêm vào đó, các chính phủ có quyền xác định mức bảo hộ được xem là phù hợp.

Căn cứ theo các Hiệp định này, một mục tiêu chính đáng hay mức độ bảo hộ là vấn đề không phải tranh cãi. Ngoại lệ duy nhất đối với quy tắc này nằm trong đoạn 5.5 của Hiệp định SPS đòi hỏi sự nhất quán xác định khi làm rõ mức độ bảo hộ.

Theo Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT), một mục tiêu không được liệt kê với tư cách họp pháp có thể bị coi là không họp pháp.

Đê’ ngăn chặn việc lạm dụng chủ quyền cấc chính phủ, cả hai bản hiệp định này đã đề ra một loạt các nguyên tắc. Đó là các điều khoản về tính minh bạch (các điểm chỉ dẫn và câc thủ tục thông báo); lý giải sự cần thiết; những hạn chế thương mại không cần thiết; tính tương đương; cấc tiêu chuẩn quốc tế; cấc thủ tục đánh giá sự phù họp; căn cứ khoa học và đánh giá rủi ro (chỉ có trong Hiệp định SPS). Hiệp định TBT quy định việc chống phân biệt đối xử, nhưng Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) lại cho phép phân biệt đối xử khi việc này được xem là đúng đắn do các điều kiện dịch bệnh khâc nhau ở câc nước khác nhau.

Các biện pháp không phù họp vói các điều khoản này có thể gây ra tranh cãi.

Hai Hiệp định: Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) bao gồm cả các biện pháp bắt buộc và tự nguyện cũng như các biện pháp do các cơ quan chính quyền trung ưốrtg và địa phương ban hành. Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) thậm chí bao gồm cả các biện pháp do các tô chức phi chính phủ liên quan đưa ra.

Bên cạnh các điều khoản chính về hoạt động, hai bản Hiệp định này cũng có những điều khoản về hỗ trợ kỹ thuật và về quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển.

Mỗi một Hiệp định có một ủy ban quản lý riêng. Những nhiệm vụ chính là đẩy mạnh hoạt động cua Hiệp định, đặc biệt là đưa ra những hướng dẫn việc thực hiện Hiệp định; hỗ trợ trong việc hiểu đúng các điều khoản trong hiệp định và họp tác với các tô chức quốc tế có liên quan khác.

Các ủy ban này hoạt động trên cơ sở đồng thuận song các khuyến nghị của ủy ban về việc thực hiện và hiểu đúng các Hiệp định TBT và SBS không có giá trị ràng buộc pháp lý; mặc dù vậy chúng có một ảnh hưởng đáng kê.

Việc diễn giải sự ràng buộc pháp lý về việc thực hiện đúng Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) được quy định bởi thủ tục giải quyết tranh chấp WTO. Điều này độc lập với bất kỳ hoạt động nào của các ủy ban này.

5. Ảnh hưởng của Hiệp định TBT và SPS

Ảnh hưởng chính của các Hiệp định: Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS) đối với thương mại quốc tế không còn nghi ngờ gì nữa đó là sự ngăn chặn các rào cản kỹ thuật mới đối với thương mại. Điều này một phần đã đạt được bởi các điều khoản chi tiết và bao quát về thông báo, một phần vì các Hiệp định này đóng vai trò như “hạm đội sống”. Các chính phủ đã cố tránh việc đưa ra các biện pháp mà các chính phủ thấy là xung đột với những nghĩa vụ của mình theo Hiệp định. Dĩ nhiên, thật khó đánh giá các chính phủ đã chủ động tới mức nào trong việc sửa đôi hệ thống pháp lý hiện hành cho phù hợp với các điều khoản của Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định về việc ứng dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (Hiệp định SPS). Tuy nhiên, hai bản Hiệp định này cũng đã được sử dụng làm cơ sở để khởi phát các thủ tục giải quyết tranh chấp.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).