Do vấn đề tranh chấp, mẹ tôi không làm được sổ đỏ. Mẹ tôi muốn bán lại cho cậu, và với sự đồng ý của tất cả anh em bên mẹ và bà ngoại, với nội dung là ông ngoại cho cậu ( cha cho con), cậu se đưa tiền trực tiếp cho mẹ mà không cần mẹ phải làm sổ đỏ, xin hỏi Luật sư của LVN Group làm như vậy có được không? Vấn đề tiếp theo là: Cậu mua đất của mẹ không có tiền để thanh toán ngay mà có viết tay cho mẹ một cái biên nhận nợ và không có chứng thực của chính quyền địa phương, như vậy biên nhận nợ trên có giá trị pháp lí không? Nếu không thì phải làm như thế nào mong quý Luật sư của LVN Group giúp đỡ cho tôi!

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Người gửi: T.L

Câu hỏi được biên tập từ bộ phận tư vấn pháp luật của công ty luật LVN Group.

Vấn đề chứng thực giấy tờ

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số1900.0191

Trả lời:

Chào bạn cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho công ty Luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật Dân sự 2005

Luật công chứng 2014

2. Nội dung phân tích:

Vấn đề 1: chuyển nhượng tài sản có được qua di chúc

Căn cứ theo quy định tại điều 651, 652 bộ luật dân sự thì Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;

– Không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;

– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

– Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật;

– Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Nếu di chúc bằng miệng, người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, phải có 02 người làm chứng, riêng những người sau không được làm chứng:

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

– Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Nếu sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ (Điều 651 BLDS 2005).

Như vậy, trường hợp của ông bạn để lại di chúc bằng miệng nhưng phải trước mặt ít nhất hai người làm chứng và sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ thì mới được coi là di chúc hợp pháp. Nếu di chúc được lập không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì di chúc đó không được công nhận và mẹ bạn không được coi là người được ông bạn để lại thừa kế theo di chúc mà phải chia thừa kế theo pháp luật. Bạn không cung cấp đầy đủ dữ liệu nên chúng tôi không thể đưa ra nhận định di chúc của ông bạn có hiệu lực không và việc mẹ bạn có quyền chuyển nhượng tài sản kia hay hay không cần phải được tiếp tục xem xét.

Vấn đề 2: Chứng thực cho biên nhận nợ

Với vấn đề này chúng tôi đưa ra lời khuyên cho bạn là nên đưa đi công chứng chứ không phải đưa đi chứng thực vì:

Theo điều 2 Luật công chứng 2014: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định bắt buộc phải công chứng các biện nhận vay nợ nhưng việc đưa giấy tờ, biên nhận đi công chứng có vai trò chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của văn bản, đồng thời việc đưa văn bản đi công chứng cũng sẽ là một bằng chứng thuận lợi cho bạn khi có tranh chấp xảy ra. Còn với việc chứng thực chỉ là việc xác nhận bản sao có nội dung đúng, đầy đủ như trong bản gốc.

Thủ tục chung về công chứng được quy định như sau:

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. 

3. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

4. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.

5. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng. 

6. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

7. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch

1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.

Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.

2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.

Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.

Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.

3. Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.

Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.

Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.”

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ emailhoặc qua Tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn1900.0191 .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group