1.Khái niệm bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài

Thực tế cho thấy, pháp luật của mỗi nước có sự khác nhau và không có sự đồng nhất về các khái niêm cơ bản như bản án, quyết định của tòa án và việc xác định đối tượng bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. Theo đó, pháp luật hiện hành Việt Nam, cụ thể tại Điều 423 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định về bản án, quyết định dan sự do tòa án nước ngoài tuyên bao gồm:

+ Thứ nhất, bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài.

+ Thứ hai, bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà theo quy định của pháp luật thì nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

+ Thứ ba, bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành theo quy định và các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó đều là thành viên.

– Hệ quả pháp lí của việc công nhận là làm phát sinh hiệu lực của bản án, phán quyết của tòa án nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, việc công nhận hiệu lực bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có nghĩa là tòa án Việt Nam thừa nhận hiệu lực pháp lí của bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài xét xử như của tòa án Việt Nam xét xử và cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của tòa án Việt Nam.

2. Các trường hợp đương nhiên được công nhận và thi hành tại Việt Nam

Trong trường hợp không có điều ước quốc tế, các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có thể được công nhận và cho thi hành theo các quy định của văn bản pháp luật trong nước. Pháp luật Việt Nam quy định những trường hợp bản án, quyết định của tòa án nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam, đó là: bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động mà tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam và được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về trường hợp bản án, quyết định hôn nhân và gia đình không mang tính chất tài sản của tòa án nước ngoài hoặc quyết định về hôn nhân, gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và khôn có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.

– Về thẩm quyền giải quyết: Tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là cơ quan tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc( đối với cá nhân), còn đối với pháp nhân thì là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở chính, ngoài ra còn dựa vào yếu tố nơi có tài sản theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

3. Các trường hợp bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không được công nhận 

+ Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.

+ Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của toà án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án nước ngoài để họ  thực hiện quyền tự do.

+ Tỏa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó.

+ Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc của tòa án nước ngoài đã được tòa án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ việc, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc.

+ Đã hết thời hiệu thi hành bản án theo pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.

+ Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái ngược với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

+ Việc thi hành bản án, quyết định đã bị huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước có tòa án đã ra bản án, quyết định.

4. Thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

– Về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.

– Sau khi có quyết định của tòa án, các bên có nghĩa vụ thi hành; trường hợp các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định của tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định của tòa án là 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.

Người yêu cầu thi hành bản án, quyết định của tòa án phải có đơn yêu cầu thi hành án hoặc trực tiếp đến cơ quan thi hành án nêu rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến việc thi hành án kèm theo bản án hoặc quyết định có yêu cầu được thi hành.

Do đó, có thể thấy được thủ tục tố tụng dân sự quốc tế là một thủ tục khá phức tạp, nhiều giai đoạn khác nhau, liên quan đến các đương sự, hệ thống cơ quan tư pháp nhiều bên, cho nên việc đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp các bên là yêu cầu cần thiết của mỗi quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.

5. Vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự 

Vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài trong các điều ước quốc tế

Để tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu kinh tế, buôn bán quốc tế, các nước đã ký kết hàng loạt điều ưổc quốc tế đa phương và song phương nhằm bảo đảm cho các bản án, quyết định dân sự của toà án nước này được công nhận và thi hanh trên lãnh thổ nước khác một cách thuận lợi. Ví dụ: Công ước La Hay năml958 về công nhận và thi hành quyết định củà toà án về cấp dưỡng cho trẻ em, Công ước La Hay năm 1958 về giải quyết các tranh chấp về mua bán động sản, Công ước La Hay năm 1954 về tố tụng dân sự, Công ước La Hay năm 1966 về công nhận và thi hành bản án của toà án trong lĩnh vực dân sự và buôn bán, Công ưỡc Lũcxămbua năm 1967 về công nhận quyết định của toà án trong lĩnh vực hôn nhân, các hiệp định buôn bán và hàng hải quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước.

Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước Đông Âu với nhau, giữa các nước Đông Âu với Nga, giữa Việt Nam với các nước, các bản án, quyết định dân sự của toà án nước ký kết này được công nhận và thi hành trên lãnh thổ của nước ký kết kia đều được căn cứ trên điềư kiện rõ ràng và cụ thể.

Những điểm mới về thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án ở Việt Nam 

 Bổ sung quy định những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị gồm: trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công tại điểm a khoản 2 Điều 482.

– Bổ sung quy định về ghi nội dung về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án vào trong bản án, quyết định của Tòa án có quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 482 BLTTDS năm 2015 tại khoản 1 Điều 483.

– Sửa thời gian Tòa án phải chuyển giao bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng thay vì trước đây là 30 ngày tại khoản 1 Điều 485.

– Sửa thời gian Tòa án phải chuyển giao bản án, quyết định thuộc trường hợp phải thi hành ngay cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày thay vì trước đây là 10 ngày tại khoản 2 Điều 485.

– Bổ sung quy định Tòa án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển giao quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định tại khoản 3 Điều 485.

– Bổ sung quy định về quyền yêu cầu sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án tại khoản 1 Điều 486.

– Bỏ quy định thời gian Tòa án phải có văn bản giải thích và gửi cho người có yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án thay vì trước đây là 15 ngày theo khoản 1 Điều 382 BLTTDS năm 2004.

– Bổ sung căn cứ để Tòa án giải thích quyết định của Tòa án là biên bản phiên họp tại khoản 3 Điều 486.

– Bổ sung quy định mới về “Giải quyết yêu cầu, kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án” tại Điều 487. Theo đó, trường hợp cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án có thẩm quyền phải trả lời trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày nhận được kiến nghị; trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 04 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị.

– Bổ sung quy định mới về “Thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án” tại Điều 488. Theo đó, thẩm quyền xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án được xác định như sau: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án có trụ sở, có thẩm quyền xét đề nghị việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Tòa án bị Viện kiểm sát kháng nghị; Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.

Trình tự, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập)