1. Bản án dân sự của tòa án nước ngoài

Để hiểu như thế nào là bản án dân sự theo luật Pháp, trước hết cần tìm hiểu hệ thống tòa án tại Pháp có thẩm quyền như thế nào trong việc ban hành ra các bản án, quyết định dân sự. Tại Pháp, hệ thống cơ quan xét xử được chia ra làm hai loại: cơ quan xét xử theo thủ tục tư pháp (les juridictions de l’ordre judiciaire) và cơ quan xét xử theo thủ tục hành chính (les juridictions de l’ordre administrative).

Cơ quan xét xử theo thủ tục tư pháp có thẩm quyền xét xử vụ án dân sự và vụ án hình sự. Đối với thủ tục xét xử các vụ án dân sự, tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các bên dân sự (cá nhân, pháp nhân tư) được luật tư điều chỉnh. Nói cách khác, liên quan đến các bản án, quyết định dân sự, chỉ có nhánh các cơ quan xét xử theo thủ tục tư pháp (les juridictions de l’ordre judiciaire) mới có thẩm quyền ban hành.

Bản án (jugement) theo nghĩa hẹp được hiểu là các bản án được ban hành bởi các tòa án ở cấp sơ thẩm theo thẩm quyền chung cũng như các tòa án có thẩm quyền đặc biệt như Conseil de Prud’homme (tạm dịch là Hội đồng lao động), Tribunal de commerce (Tòa thương mại)… Ngoài jugement, tòa án còn ban hành các quyết định (ordonnance). Điểm khác biệt lớn nhất giữa jugement và ordonnance là jugement được ban hành bởi tập thể nhiều thẩm phán, trong khi ordonnance chỉ được ban hành bởi một thẩm phán duy nhất. Đối với phán quyết trọng tài, Pháp không dùng jugement hay ordonnance mà dùng sentence arbitrale. Các bản án được ban hành bởi tòa phúc thẩm hoặc tòa phá án được gọi là arrets.

Ngoài ra, tại Pháp còn tồn tại những quyết định cũng có khả năng được thi hành mặc dù không được ban hành bởi tòa án. Đó chính là grosses được ban hành bởi công chứng viên, các titres exécutoires được ban hành bởi các thừa phát lại để yêu cầu chi trả séc, các contraintes bởi các cơ quan hành chính để cưỡng chế việc chi trả thuế, bởi Quỹ Bảo hiểm xã hội hay cơ quan hưu trí để yêu cầu chi trả các khoản nợ liên quan. 

Như vậy, theo pháp luật của Pháp, bản án dân sự hiểu theo nghĩa chung nhất là các bản án, quyết định dân sự do cơ quan có thẩm quyền ban hành để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân, gia đình, thương mại, lao động… phát sinh giữa các chủ thể là cá nhân hoặc pháp nhân tư và do luật tư điều chỉnh. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp, bản án dân sự chỉ là các bản án, quyết định (jugement, ordonnance, arrêt) do tòa án có thẩm quyền, xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự, ban hành nhằm giải quyết các vụ việc phát sinh giữa các chủ thể tư về các vấn đề dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động… Theo nghĩa này, bản án dân sự sẽ không bao gồm các phán quyết trọng tài hay các quyết định khác do các cơ quan công chứng, thừa phát lại…

Đối với bản án nước ngoài, bản án dân sự của tòa án nước ngoài là các bản án dân sự được tuyên bởi các tòa án nằm ngoài lãnh thổ của Pháp

2. Mối quan hệ giữa công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài

Việc công nhận bản án dân sự của tòa án nước ngoài tại Pháp là việc tòa án Pháp xem xét bản án dân sự của tòa án nước ngoài có hiệu lực trên lãnh thổ Pháp hay không, dựa trên các nguyên tắc pháp lý và giá trị xã hội của Pháp. Như vậy, về nguyên tắc, nếu bản án dân sự của tòa án nước ngoài không trái với các nguyên tắc pháp lý và giá trị xã hội của Pháp thì tòa án Pháp sẽ tuyên bố công nhận bản án đó. Xét về mặt bản chất, thủ tục công nhận bản án dân sự của tòa án nước ngoài tại Pháp chính là thủ tục tuyên bố về hiệu lực trên lãnh thổ Pháp của một bản án do tòa án nước ngoài tuyên.

Để thi hành một bản án dân sự của tòa án nước ngoài trên lãnh thổ Pháp, đòi hỏi bản án đó phải được tòa án Pháp công nhận và cho thi hành tại Pháp. Thủ tục này được gọi là exequatur. Với thủ tục này, đương sự có các quyền và lợi ích hợp pháp theo bản án tuyên, được tòa án Pháp bảo đảm thực hiện.

Tại Pháp, nếu đương sự muốn thi hành bản án nước ngoài trên lãnh thổ Pháp (nếu bên phải thi hành cư trú hay có trụ sở chính tại pháp hoặc tài sản tọa lạc ở Pháp), đương sự phải nộp đơn đến tòa án Pháp để yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án. Tuy nhiên, nếu các bản án dân sự của tòa án nước ngoài chỉ liên quan đến tư cách chủ thể của bên phải thi hành mà không liên quan đến tài sản phải thi hành trên lãnh thổ Pháp, thì việc công nhận là mặc nhiên (de plano). Mặc dù không có yêu cầu thi hành bản án, nhưng các bản án liên quan đến vấn đề trên vẫn phát sinh hiệu lực.

3.Vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự 

Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn, các bản án, quyết định dân sự của toà án chỉ có hiệu lực pháp luật trong phạm vĩ lãnh thổ của nước nơi được tuyên; các bản án, quyết định dân sự của toà án nước này chỉ có thể có hiệu lực pháp luật trên lãnh thổ nưốc khác nếu được nước khác công nhận. Có những bản án, quyết định dân sự chỉ cần được công nhận, không cần phải xem xét vấn đề thi hành, nhưng có những bản án, quyết định dân sự đòi hỏi phải được công nhận và cho thi hành. Việc công nhận loại bản án, quyết định dân sự thứ hai của Toà án nước ngoài là đỉều kiện tiên quyết để cưỡng chế thi hành.

Sỏ dĩ đặt vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài là vì sự phát triển giao lứu dân sự quốc tế làm cho vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều. Những bản án, quyết định dân sự cần phải được thực hiện ỏ nưốc ngoài khi bên đương sự có nghĩa vụ thực hiện ỏ nước ngoài hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản ỏ nước ngoài. Nếu nước ngoài hữu quan không công nhận thì không thể thi hành được bản án hay quyết định dân sự đó; nếu bản án, quyết định dân sự không được thi hành thì lợi ích chính đáng của các bên đương sự không được bảo vệ và ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của giao lưu dân sự quốc tế.

4. Thực tế việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự

Thực tiễn tư pháp quốc tế những thập kỷ qua đã chứng minh rằng, muốh đẩy mạnh quan hệ kinh tế, buôn bán quốc tế để thu lợi nhuận, các nưổc muốn bảo vệ lợi ích của công dân và pháp nhân nưốc mình thì cũng phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân và pháp nhân nước ngoài. Để làm được việc đó cần xem xét việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của nhau trên cơ sỏ những nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế, cũng như những nguyên tắc đặc thù của tố tụng dần sự quốc tế.

Cho đến nay, pháp luật của tất cả các nước, tuy ở mức độ và hình thức khác nhau, đều có quy định về việc cho phép, về thủ tục, điều kiện công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài. Vấn đề này cũng được thoả thuận quy định trong nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương:

– Theo pháp luật và thực tiễn tư pháp của Pháp trước năm 1964, các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài về các tranh chấp có người Pháp, pháp nhân của Pháp tham gia, muốn được công nhận ỏ Pháp thì phải được Toà án Pháp xem xét cả về hình thức và nội dung, thậm chí Toà án Pháp có quyền xem xét tới mức như xử lại vụ tranh chấp, sau đó mới ra quyết định công nhận hay không công nhận. Sau năm 1964, thực tiễn tư pháp của Pháp không cho phép xem xét lại nội dung thực chất của các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài.

Riêng đối với các tranh chấp không có công dân hay pháp nhân của Pháp tham gia thì bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài chỉ bị kiểm tra về mặt hình thức.

Những bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được công nhận ở Pháp không dựa trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Song, Pháp không công nhận các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài nêu việc đó trái với trật tự công cộng của Pháp hoặc loại vụ việc, án kiện dân sự đó, theo quy định của Pháp, thuộc quyền xét xử của Toà án Pháp.

Khác với pháp luật Pháp, pháp luật Anh quy định rằng, các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài muốn được công nhận ỏ Anh thì trưởc tiên phải đăng ký tại Toà án tối cao Anh Luân Đôn và phải theo nguyên tắc có đi có lại.

5.Trong trường hợp không bảo đảm nguyên tắc có đi có lại

  • Trong trường hợp không bảo đảm nguyên tắc có đi có lại, nguyên đơn muôn bảo vệ lợi ích của mình phải viết đơn kiện mới, đề nghị Toà án Anh xét xử.

Các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài muốn được đăng ký tại Toà án tối cao Anh phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Đúng về mặt hình thức;

+. Đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của nơi được tuyên;

+ Có quy định về việc bồi thường một số’ tiền nhất định;

+ Không có lường gạt, bị đơn được gọi ra toà hợp lệ và được bảo đảm đầy đủ các quyền tố” tụng.

+ Không trái với trật tự công cộng của Anh.

Toà án Anh không xét lại nội dung của bản án, quyết định dân sự của Toà án nưốc ngoài.

  • Theo pháp luật Mỹ, các bản án, qúyết định dân sự của Toà án nước ngoài muốn được công nhận ỏ Mỹ cũng phải đáp ứng một số yêu cầu, về cơ bản, giống như quy định của nước Anh, nhưng không buộc phải đăng ký tại bất kỳ nơi nào.
  • ở Đức (Đỉều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự) việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài sẽ bị gạt bỏ trong những trường hợp sau đây:

+Vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án Đức theo quy định của pháp luật Đức.

+ Bị đơn là công dân, pháp nhân Đức không được tham gia tố tụng, không được gọi ra toà hoặc không được thông báo hợp lệ.

+ Toà án nưốc ngoài tuân theo những quy định xung đột đối lập với quy phạm xung đột của Đức.

+ Việc công nhận gây hậu quả trái với đạo đức hay mục đích của pháp luật Đức.

+ Không tuân theo nguyên tắc có đi có lại.

Khi xem xét việc công nhận bản án, quyết định dân sự củá Toà án nước ngoài, Toà án Đức không yêu cầu kiểm tra giá trị pháp lý của các bản án, quyết định đó.

– Pháp luật các nưốc Đông Âu và Nga quy định việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được thực hiện trên cơ sỏ ngủyên tắc có đỉ có lại và về nguyên tắc không cần kiểm tra lại vụ tranh chấp về mặt nội dung (riêng Điều 1146 Bộ luật Tố tụng dân sự Ba Lan quy định rằng, nếu tranh chấp thuộc đặc quyền xét xử của Toà án nước ngoài thì bản án, quyết định dân sự của toà án đó sẽ được công nhận mà không cần yêu cầu phải tuân theo nguyên tắc có đi có lại).

Việc công nhận các bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài phải tuân theo các đỉều kiện sau đây:

+ Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật nơi tuyên;

+ Toà án nước ngoài là toà án có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp theo pháp luật nơi bản án, quỵết định dân sự được yêu cầu công nhận;

+ Bảo đảm đầy đủ các quyền tố tụng của các đương sự;

+ Trước khi bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, chưa có bản án, quyết định dân sự nào về cùng một vụ việc hay tranh chấp đó đã được toà án nơi được yêu cầu công nhận tuyên hoặc công nhận.

+ Việc công nhận bản án, quyết đình dân sự của Toà án nước ngoài không trái vối trật tự công cộng của nơi được yêu cầu công nhận và thi hành.

Để bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có hiệu lực như bản án, quyết định dân sự của toà án nơi được yêu cầu công nhận, toà án nước được yêu cầu công nhận phải ra một quyết định về việc công nhận đó. Sau khi có quyết định công nhận, nếu các bên đương sự không tự nguyên thi hành bản án, quyết định dân sự của Toắ án nưốc ngoài thì toà án nơi được yêu cầu công nhận sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt phải thi hành. Khi xem xét việc công nhận cũng như cưỡng chế thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, toà án tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự của nước mình.

Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập)