Theo pháp luật của Pháp (Điều 1028 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp), để cưõng chế thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, cần phải có quyết định của toà án nơi quyết định đó yêu cầu được thi hành; toà án sẽ không ra quyết định về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
1.Tính mở của Công ước New York
Công ước New York (Công ước), vốn được xem là điều ước quốc tế (ĐƯQT) có nhiều thành viên tham gia nhất, cũng như có tầm bao phủ rộng nhất trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế (TMQT), thiết lập một “mức sàn” tối thiểu mang tính nền tảng mà mọi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ khi đã tham gia ký kết hoặc phê chuẩn. Tinh thần xuyên suốt của Công ước là ủng hộ trọng tài (pro-arbitration), đồng thời khuyến khích các nước thành viên tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng để việc công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại nước thành viên đó được dễ dàng, nhanh chóng. Điều III Công ước nhấn mạnh: “Các quốc gia thành viên sẽ công nhận các phán quyết trọng tài (nước ngoài) là có hiệu lực ràng buộc và cho thi hành các phán quyết này theo những nguyên tắc tố tụng của nơi mà phán quyết được xem xét công nhận và cho thi hành, theo các điều kiện nằm trong những điềukhoản tiếp theo của Công ước New York. Pháp luật quốc gia không được áp đặt những điều kiện phức tạp hơn, hoặc phí/chi phí liên quan đến việc công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN chịu sự điều chỉnh của Công ước New York cao hơn việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài trong nước”.
Như vậy, Công ước nhường lại việc quy định cụ thể quy trình, phương cách cho pháp luật của quốc gia nơi xem xét công nhận và cho thi hành. Tuy nhiên, các điều kiện cơ bản, tối thiểu mà Công ước đã liệt kê thì pháp luật quốc gia không được xâm phạm. Trên thực tế, có thể xảy ra một số trường hợp như sau: (1) các điều kiện để công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN cao hơn phán quyết trọng tài trong nước, (2) các điều kiện để công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN thấp hơn hoặc bằng phán quyết của trọng tài trong nước. Đối với trường hợp thứ hai, vấn đề đã được minh bạch vì hoàn toàn phù hợp với Công ước. Tuy nhiên, trường hợp thứ nhất lại mang đến hệ quả pháp lý phức tạp hơn, vì đã vi phạm Điều III của Công ước. Trong trường hợp này, luật quốc gia sẽ không được áp dụng khi toà án tiến hành công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN, thay vào đó, Công ước sẽ được áp dụng. Đây là “nguyên tắc không phân biệt đối xử” (principle of non-discrimination)của Công ước. Bên cạnh “nguyên tắc không phân biệt đối xử” giữa phán quyết của trọng tài trong nước và phán quyết của TTNN, một nguyên tắc nữa cũng được Công ước thiết lập, dựa trên nền tảng của Điều III, là những vấn đề nào liên quan đến việc công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN, nếu không được dự liệu bởi Công ước thì pháp luật quốc gia thành viên có toàn quyền hạn định, đây gọi là “nguyên tắc quyền biệt đãi” (principle of favourable right).
2. Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Công ước để ngỏ về vấn đề thời hiệu mà bên yêu cầu có thể vận dụng để thực hiện quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN. Vấn đề này được Công ước chuyển lại cho pháp luật quốc gia tùy nghi hoạch định. Khi khảo sát pháp luật các nước về thời hiệu nói chung, cũng như thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN, nhiều tác giả nhận định, thời hiệu chịu sự điều chỉnh của luật nội dung theo pháp luật các nước thuộc truyền thống dân luật (civil law legislations). Ngược lại, các nước theo truyền thống thông luật (common law legislations) xem thời hiệu là một bộ phận cấu thành nên luật hình thức.
Bộ luật TTDS năm 2004 không quy định cụ thể thời hiệu để một bên có thể yêu cầu tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN là bao lâu, hơn nữa, Bộ luật TTDS năm 2004 quan niệm việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN là việc dân sự. Căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 159 thì trong trường hợp pháp luật không quy định rõ về thời hiệu, thời hiệu áp dụng cho các yêu cầu về việc dân sự sẽ là 01 năm. Theo chúng tôi, thời hiệu 01 năm dành cho bên được thi hành để yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN là thuộc diện ngắn nhất, chỉ dài hơn pháp luật của Trung Quốc trước đây. Bên cạnh đó, quy định của Bộ luật TTDS năm 2004 giống với các nước khác khi không quy định một thời hiệu riêng biệt cho việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN. Thế nhưng, chỉ cho bên yêu cầu 01 năm để thực hiện quyền yêu cầu công nhận của mình là quá ngắn, điều này dẫn đến việc trên thực tế, có bên dù đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và của cả tòa án về các thủ tục phục vụ cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN, nhưng vẫn bị tòa án từ chối công nhận và cho thi hành vì lý do hết thời hiệu. Bộ luật TTDS năm 2015 đã nâng mức thời hiệu này lên thành 3 năm (Điều 451). Điều này có ý nghĩa lớn đối với bên yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN tại Việt Nam vì họ sẽ có thêm thời gian để nghiên cứu các tình huống, chuẩn bị các tài liệu cần thiết, cũng như xem xét lựa chọn tòa án nào mình có thể cậy nhờ để thi hành phán quyết của trọng tài trên thực tế.
3.Vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ở các nước
Do nhu cầu giải quyết nhanh gọn và có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học – công nghệ và văn hoá với nước ngoài, hiện nay các nước trên thế giới đều đã có các quy định về thừa nhận hiệu lực của thoả thuận trọng tài và về cả việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
Theo pháp lùật của Pháp (Điều 1028 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp), để cưõng chế thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, cần phải có quyết định của toà án nơi quyết định đó yêu cầu được thi hành; toà án sẽ không ra quyết định về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài nếu trái với trật tự công cộng của Pháp.
Ở Đức, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của trọng tài nưởc ngoài được cưỡng chế thi hành như quyết định của trọng tài Đức (Điều 1044 Bộ luật Tố tụng dân sự Đức). Việc cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài nưốc ngoài ở Đức không đòi hỏi áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Song quyết định của trọng tài nước ngoài sẽ không bị cưỡng chế thi hành ở Đức, nếu quyết định đó không có giá trị pháp lý theo pháp luật đã áp dụng đốỉ với nó, hoặc việc công nhận quyết định của trọng tài nưốc ngoài trái vối trật tự công cộng của Đức, hoặc đương sự không được triệu tập đến phiên họp xét xử của trọng tài.
Pháp luật của Anh quy định rằng quyết định của trọng tài nước ngoài được cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ của Anh bằng quyết định của toà án tối cao Anh về cho phép cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, quyết định của trọng tài nước ngoài phải được tuyên bởi một trọng tài có thẩm quyền nêu trong thoả thuận trọng tài, phù hợp với thủ tục tố tụng của nước nơi lập trọng tài, là quyết định đã có hiệu lực pháp luật; việc cưỡng chế thi hàrih không trái vối trật tự công cộng của Anh …
4.Việc gửi tài liệu của bên yêu cầu
Công ước không quy định bên yêu cầu phải tiến hành gửi tài liệu cho cơ quan nào, với các bước cụ thể ra sao, bởi lẽ tại Điều III Công ước đã nêu rõ quy trình công nhận và cho thi hành hoàn toàn chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia. Tại hầu hết các quốc gia là thành viên của Công ước, bên yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN có quyền nộp đơn trực tiếp cho tòa án mà mình thực hiện yêu cầu. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật TTDS năm 2004 thì bên yêu cầu phải gửi đơn cho Bộ Tư pháp, rồi sau đó, trong thời hạn 7 ngày, Bộ Tư pháp sẽ chuyển các giấy tờ này cho tòa án có thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền, sau khi nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, trong thời hạn 03 ngày sẽ ra quyết định thụ lý vụ việc. Như vậy, từ khi bên yêu cầu gửi đơn và các tài liệu kèm theo cho Bộ Tư pháp, đến khi Tòa án ra quyết định thụ lý, sẽ mất thêm 10 ngày. Khoảng thời gian thực tế sẽ kéo dài hơn khá nhiều nếu rơi vào các ngày nghỉ lễ, tết, cuối tuần, chưa kể là khả năng các văn thư gửi đến Bộ Tư pháp và từ Bộ Tư pháp gửi đi có thể bị thất lạc. Tất cả các yếu tố này dẫn đến việc quyền và lợi ích hợp pháp của bên yêu cầu sẽ không được bảo đảm.
Thay vì bên yêu cầu chỉ có một quyền là gửi đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo cho Bộ Tư pháp, thì theo khoản 1 Điều 451 Bộ luật TTDS năm 2015, bên yêu cầu có hai quyền, hoặc là gửi cho Bộ Tư pháp, hoặc là gửi trực tiếp cho tòa án mà mình cậy nhờ xem xét yêu cầu công nhận và cho thi hành. Quy định mới này rõ ràng đã phát huy rất tốt tinh thần của Công ước là pro-arbitration (ủng hộ trọng tài), giúp cho bên yêu cầu thực hiện được quyền của mình dễ hơn, hạn chế được thời gian phải gửi đơn qua Bộ Tư pháp. Hơn nữa, quy định này cũng phù hợp với Điều VII Công ước khi không khước từ các quy định khác với Công ước nằm trong ĐƯQT mà các nước thành viên tham gia.
5.Các tài liệu cần gửi khi yêu cầu công nhận và cho thi hành
Theo Điều IV của Công ước, bên yêu cầu muốn tòa án một nước công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN thì phải nộp đơn yêu cầu, kèm theo đó là bản gốc có xác thực hợp lệ hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ[18] của phán quyết trọng tài và bản gốc thỏa thuận trọng tài hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ của thỏa thuận trọng tài. Nếu phán quyết trọng tài được tuyên bằng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ chính thức của nước nơi có tòa án xem xét việc công nhận và cho thi hành thì tòa án có thể yêu cầu bên yêu cầu phải nộp thêm bản dịch hợp lệ được xác nhận bởi một thông dịch viên chính thức hay đã tuyên thệ hoặc bởi một cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự.
Theo quy định tại Điều 365 Bộ luật TTDS năm 2004 thì bên yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu bản sao hợp pháp phán quyết của TTNN và bản sao hợp pháp thoả thuận trọng tài. Ngoài ra, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. So sánh quy định của Điều IV Công ước và Điều 365 Bộ luật TTDS năm 2004, chúng tôi có một số nhận xét như sau: (1) nếu như Điều IV cho phép các bên có nhiều sự lựa chọn hơn khi nộp các tài liệu liên quan đến yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN cùng với đơn yêu cầu, bao gồm bản gốc có xác thực hợp lệ hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ của phán quyết trọng tài và bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ của thỏa thuận trọng tài, thì Bộ luật TTDS năm 2004 chỉ chấp nhận việc nộp bản sao hợp pháp phán quyết của TTNN và bản sao hợp pháp thoả thuận trọng tài của bên yêu cầu. Có thể nói rằng, quy định của Bộ luật TTDS năm 2004 đã hạn chế lớn đến khả năng nộp tài liệu của bên yêu cầu vì thực tiễn trọng tài TMQT chứng minh rằng, nhiều khi việc nộp bản gốc phán quyết và thỏa thuận trọng tài lại thuận tiện hơn cho bên yêu cầu, do các văn bản này có giá trị pháp lý vững chắc hơn bản sao, bên yêu cầu cũng không cần thời gian để chờ đợi quy trình chứng thực phán quyết trọng tài. Sự khác biệt giữa Công ước và Bộ luật TTDS 2004 trong trường hợp này là rõ ràng, hơn nữa, căn cứ vào thứ tự áp dụng pháp luật ĐƯQT phải được áp dụng trước. Do vậy, khi tòa án xem xét công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN, dù bên yêu cầu có nộp bản chính có xác thực của phán quyết trọng tài và bản chính thỏa thuận trọng tài thì tòa án cũng không được từ chối. (2) Việc dịch bản chính hoặc sao phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài ra tiếng Việt là một quy định hợp lý, phù hợp với Công ước. Bởi vì, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được các tòa án sử dụng để xét xử, hơn nữa tòa án khác trọng tài ở điểm các bên được thỏa thuận ngôn ngữ cho tố tụng trọng tài nhưng không được thỏa thuận ngôn ngữ sử dụng cho quy trình tố tụng tại tòa án. Việc tòa án Việt Nam sử dụng tiếng Việt, trong trường hợp này, là nguyên tắc lex fori bất di bất dịch của trọng tài TMQT.
Bộ luật TTDS năm 2015 tại Điều 453 đã khắc phục triệt để sự khác biệt giữa Công ước và pháp luật quốc gia (theo quy định của Bộ luật TTDS năm 2004), khi quy định rằng bên được thi hành phải nộp kèm theo đơn yêu cầu bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của TTNN và bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên. Quy định này một mặt thể hiện sự tuân thủ của pháp luật Việt Nam đối với Công ước, mặt khác tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi hơn để bên yêu cầu có thể đáp ứng các tiêu chí của quy trình công nhận và cho thi hành.
Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập)