1. Khái niệm về dịch vụ và đầu tư

Dịch vụ là những hoạt động lao động của con người, không tồn tại dưới dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Thương mại dịch vụ (Trade in Services) chính là hoạt động thương mại có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau. Do đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) nên việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất.

Thương mại dịch vụ (Trade in Services) – đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khau có liên quan mật thiết với nhau.

Đầu tư hay còn gọi là hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của ngành Bưu chính Viễn thông nói riêng. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Chúng ta có thể chia đầu tư thành hai nghĩ sau: 

– Đầu tư theo nghĩa rộng: Ở đây, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.

– Đầu tư theo nghĩa hẹp: Đầu tư theo nghĩa hẹp là chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investmen – FDI) là một trong các hình thức đầu tư quốc tế mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Mục đích hàng đầu của FDI là mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) – Đây là hoạt động đầu tư dài hạn, trong đó chủ sỡ hữu vốn trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

 

2. Nguyên nhân hình thành Hiệp định TRIMs

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của “toàn cầu hoá”.

Trong thương mại quốc tế, đầu tư là hoạt động đem vốn, tài sản từ nước này sang một nước khác để kinh doanh, thu lợi nhuận (đầu tư nước ngoài). Theo nghĩa này, đầu tư bao gồm cả đầu tư trực tiếp (đầu tư thành lập hoặc mua lại doanh nghiệp) và đầu tư gián tiếp.

Quy định về đầu tư nước ngoài của nước nhận đầu tư có thể cản trở hoặc thúc đẩy việc đầu tư và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lợi nhuận của hoạt động đầu tư của nhà đầu tư đến từ các nước khác. Thương mại quốc tế từ đó cũng có thể được khuyến khích hoặc bị hạn chế vì các quy định về đầu tư nước ngoài này.

=> Như vậy, để đảm bảo rằng các biện pháp của nước nhận đầu tư không cản trở bất hợp lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và dòng lưu chuyển vốn, tài sản trong thương mại quốc tế, các nước thành viên WTO đã thống nhất thông qua một Hiệp định về vấn đề này, gọi là Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIMS). Biện pháp đầu tư ở đây được hiểu là bất kỳ một quy định, điều kiện hay thủ tục nào mà nước nhận đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

 

3. Nội dung của Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)

Đầu tư nước ngoài là một vấn đề lớn và tương đối nhạy cảm với nước nhận đầu tư (liên quan đến chủ quyền và an ninh tài chính của nước nhận đầu tư). Vì vậy đây vẫn là lĩnh vực mà đến nay trong khuôn khổ WTO các nước vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về những vấn đề cơ bản.

Cho đến nay, ngoài các quy định về đầu tư gắn với mở cửa thị trường dịch vụ (trong các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường dịch vụ của từng nước thành viên), WTO mới chỉ đạt được các nguyên tắc bắt buộc chung về các biện pháp đầu tư mà các nước thành viên bị cấm không được áp dụng do cản trở quá lớn đến thương mại (gọi là TRIMS) trong Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (gọi là Hiệp định TRIMS).

 

3. Bàn luận về dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định TRIMs

Hiệp định TRIMs áp dụng cho các biện pháp đầu tự chỉ liên quan đến thương mại hàng hoá (Điều 2).

Hiệp định ngăn cấm TRIMs không tương thích với đối xử quốc gia hoặc tạo nên hay hàm ý những hạn chế định lượng (Điều 3).

Trong trạng thái hiện thời, Hiệp định là sự thoả hiệp không đáp ứng được những mong đợi của các nước OECD do phạm vi hạn chế của Hiệp định.

Một danh mục thuyết minh cho những cấm đoán của TRIMs (sẽ được loại bỏ trong thời kỳ chuyển đổi từ hai đến bảy năm) được đề ra trong Phụ lục của Hiệp định. Nó bao gồm những đòi hỏi về hàm lượng nội địa đặt ra cho việc doanh nghiệp sử dụng hay mua những sản phẩm có xuất xứ nội địa hoặc từ bất cứ nguồn nội địa nào, hoặc theo đó, việc doanh nghiệp mua hay sử dụng sản phẩm nhập khẩu bị hạn chế theo mức khối lượng hay giá trị của sản phẩm địa phương mà họ xuất khẩu. Những hạn chế nhập khẩu sản phẩm mà doanh nghiệp sử dụng trong, hoặc liên quan đến, sản xuất tại chỗ (bao gồm cả việc hạn chế có ngoại hói) và những hạn chế cũng đã được loại bỏ về xuất khẩu hoặc bán những sản phẩm để xuất khẩu của việc sản xuất tại chỗ của doanh nghiệp ấy. Các nước chậm phát triển (LDCs) được miễn những hạn chế này trong thời kỳ chuyển đổi.

  

4. Những ngoại lệ của TRIMs 

Cơ sở pháp lý: Điều 3 Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs).

Theo điều 3 quy định như sau: 

“Trong trường hợp thích hợp, tất cả các ngoại lệ qui định tại GATT 1994 được áp dụng đối với các qui định của Hiệp định này.”

Như vậy, tức là trong tất cả các ngoại lệ của Hiệp định GATT, TRIMs sẽ áp dụng nếu ở trong trường hợp thích hợp với TRIMs. 

Ví dụ: Điều 20 Hiệp định chung GATT quy định về ngoại lệ chung quy định như sau: 

Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:

– Cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;

– Cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật;

– Liên quan đến xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc;

– Cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các quy định của Hiệp định này, ví dụ như các quy định liên quan tới việc áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền tuân thủ đúng theo khoản 4 Điều II và Điều XVII, liên quan tới bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các hành vi thương mại gian lận;

– Liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;

– Áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ;

– Liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước;

– Được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng hoá cơ sở ký kết phù hợp với các tiêu thức đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị Các Bên phản đối hay chính hiệp định đó đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị các bên bác bỏ.*

– Bao hàm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần thiết có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế đó không dẫn tới tăng xuất khẩu hay tăng cường mức bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước và không vi phạm các quy định của Hiệp định này về không phân biệt đối xử;

– Thiết yếu để có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm trong cả nước hay tại một địa phương; tuy nhiên các biện pháp đó phải tương thích với các nguyên tắc theo đó mỗi bên ký kết phải có một phần công bằng trong việc quốc tế cung cấp các sản phẩm đó và các biện pháp không tương thích với các quy định khác của Hiệp định này sẽ được xoá bỏ ngay khi hoàn cảnh dẫn tới lý do áp dụng đã không còn tồn tại nữa. Ngày 30 tháng 6 năm 1960 là muộn nhất Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại tính cần thiết của quy định thuộc tiểu khoản này.

 

5. Biện pháp đầu tư bị cấm theo Hiệp định TRIMS

Theo Hiệp định TRIMS cấm các nước thành viên WTO ban hành hoặc thực thi các biện pháp vi phạm nguyên tắc của WTO (vấn đề này được nêu trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994) sau đây:

“1. Đối xử quốc gia;

2. Các hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu trong WTO.”

Phụ lục của Hiệp định TRIMS liệt kê các ví dụ minh họa về các loại biện pháp đầu tư có thể coi là vi phạm hai nhóm nguyên tắc nêu trên (gọi là Danh mục minh họa TRIMS).

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).