1. Trọng tài thương mại quốc tế là gì?

Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.

Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.

Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.

Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.

Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”

Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau

“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.

2. Các hình thức trọng tài

Kể cả khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài từ trước (thỏa thuận trong đó quy định tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết tại trọng tài), hay khi tranh chấp đã phát sinh và các bên quyết định sẽ đưa tranh chấp giải quyết tại trọng tài, việc đầu tiên phải thống nhất là hình thức trọng tài được lựa chọn. Các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng (i) trọng tài vụ việc (ad hoc) hoặc (ii) trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế).

Trọng tài vụ việc

Trọng tài vụ việc không thuộc một tổ chức trọng tài nào, do đó, các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận quyết định tất cả các vấn đề về trọng tài như số lượng trọng tài viên, cách thức chỉ định, thủ tục tố tụng trọng tài, luật áp dụng… Trọng tài vụ việc có ưu điểm là linh hoạt, chi phí thấp và thủ tục nhanh chóng hơn, với điều kiện là các bên tham gia tranh chấp có ý chí hợp tác.

Đối với trọng tài vụ việc, Ủy ban trọng tài là do các bên hoặc do đại diện của các bên chỉ định. Sau khi Ủy ban trọng tài được thành lập, việc phân xử sẽ do Ủy ban trọng tài thực hiện và các bên không được tham gia vào việc phân xử đó.

Ví dụ về trọng tài vụ việc có thể lấy ngay trong các Hiệp định trong khuôn khổ ASEAN cộng, trong đó các bên quy định khi có tranh chấp phát sinh, tranh chấp có thể được đưa ra một Ủy ban trọng tài (thường gồm 3 thành viên, 2 thành viên đại diện cho mỗi bên tranh chấp và thành viên thứ ba làm Chủ tịch Ủy ban trọng tài) phân xử. Nội dung này sẽ được đề cập sâu hơn ở phần sau của đề tài.

Trọng tài định chế

Trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế) là hình thức tổ chức, một trung tâm trọng tài hoạt động thường trực (thực chất là họ cung cấp dịch vụ trọng tài) với những quy định có sẵn về những vấn đề liên quan tới trọng tài như thủ tục, cách tiến hành tố tụng trọng tài … Có thể kể tên một số trung tâm trọng tài nổi tiếng trên thế giới như LCIA (The London Court of International Arbitration) ở London, CIArb ( The Chartered Institute of Arbitrators) ở Anh hay ICC (The International Court of Arbitration) ở Paris.

Thông thường, khi các bên thống nhất đưa tranh chấp ra xét xử theo phương thức trọng tài định chế, trung tâm trọng tài được lựa chọn sẽ chịu trách nhiệm chỉ định trọng tài viên cho Ủy ban trọng tài.

Trọng tài định chế, với những quy định và thủ tục riêng của mình, thường được xem là “chính thống” hơn so với trọng tài vụ việc. Tuy nhiên, chi phí cho trọng tài định chế thường cao hơn, và thủ tục tố tụng lại chậm hơn so với trọng tài vụ việc.

3. Khái niệm về phí trọng tài

Điều 34 Luật trọng tài Thương mại năm 2010 quy định:

Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài”.

Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định (Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định). Pháp luật quy định Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.

Phí trọng tài trên thực tế được xác định gồm các khoản sau:

– Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;

– Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;

– Phí hành chính;

– Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;

– Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.

4. Vụ việc tranh chấp trong thương mại quốc tế

– Các bên:

+ Nguyên đơn: Bên gia công Trung Quốc

+ Bị đơn: Bên thuê gia công Hồng Kông

– Các vấn để được đề cập:

+ Giao hàng theo lô và giao hàng chậm;

+ Từ chối thực hiện nghĩa vụ cung cấp nguyên liệu gia công do bên kia vi phạm hợp đồng;

+ Phí trọng tài và Luật sư của LVN Group.

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 26 tháng 2 năm 1988, Nguyên đơn và Bị đơn ký một hợp đồng gia công găng tay cao su y tế ở Thâm Quyến bằng cao su nhập khẩu. Điều 1 của hợp đồng quy định Bị đơn phải cung cấp 500 tấn cao su 60% ly tâm tự nhiên loại một (first class 60% natural centrifugal latex) không tính phí trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 1988 đến tháng 1 năm 1989. Điều 2 Hợp đồng quy định Nguyên đơn phải chuyển cho Bị đơn 30.000.000 găng tay cao su y tế đóng trong các thùng hàng vào khoảng giữa tháng 5 năm 1988 và tháng 3 năm 1989.

Hợp đồng quy định phí gia công là 29 USD cho một tấn gắng tay, tổng số là 870.000 USD, bốc hàng ỏ Thượng Hải. Phí vận chuyển do Bị đơn chịu, kể cả phí vận chuyển từ nhà máy đến cảng Thượng Hải. Thanh toán bằng thư tín dụng giáp lưng (back-to-back L/C). Mỗi lần giao hàng Nguyên đơn phát hành một thư tín dụng và thư tín dụng này chỉ có hiệu lực khi Bị đơn phát hành trở lại một thư tín dụng chấp thuận (time letter of credit). Điều 11 Hợp đồng quy định nếu có vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải bồi thường 20% tổng trị giá các sản phẩm đã gia công hoặc 20% trị giá các sản phẩm chưa được gia công cộng với các thiệt hại về nguyên vật liệu hoặc thiệt hại về nhân công cho bên kia. Khoản bồi thường sẽ phải trả một lần.

Sau khi hợp đồng được ký kết, Bị đơn đã cung cấp 175,89 tấn cao su thành bôn lần trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1988. Sau khi nhận được nguyên vật liệu, Nguyên đơn đã tiến hành sản xuất.

Do Bị đơn muốn thay đổi phương thức đóng gói và vì các lý do khác, Nguyên đơn đã hoãn thời gian giao hàng trước khi có sự chấp thuận của Bị đơn. Trong thời gian từ tháng 7 đến ngày 4 tháng 11 năm 1988 Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn tổng cộng là 8.000.000 găng cao su, tính cả 1.000.000 găng chuyển ngày 4 tháng 11 năm 1988 mà Bị đơn đã từ chối khi số hàng này đến Hồng Kông và bị trả lại cho Nguyên đơn ngày 5 tháng 4 năm 1989.

Từ tháng 5 năm 1988, Bị đơn đã ngừng cung cấp cao su cho Nguyên đơn và từ chối phát hành thư tín dụng cho số găng đã gia công nói trên.

Sau một thời gian dài đàm phán không thành công, ngày 23 tháng 8 năm 1989 Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn ra trọng tài với những lập luận như sau:

Lô găng cao su thứ tám do Nguyên đơn xếp lên tàu đã được chuyển đên Hồng Kông sau khi đã được đại diện của Bị đơn ở Thượng Hải chấp nhận qua điện thoại. Do đó việc Bị đơn từ chốỉ không nhận hàng ở Hồng Kông vì lý do hàng bị giao chậm hơn so với ngày giao hàng ghi trong thư tín dụng là không hợp lý. Trên thực tế, Bị đơn đã từ chối nhận số hàng này để tránh tổn thất vì mặt hàng này trên thị trường đang bị mất giá. Bị đơn phải chịu trách nhiệm dó vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho Nguyên đơn.

Nguyên đơn phải chịu các tổn thất về kinh tế vì phải lưu kho số găng này do Bị đơn không nhận hàng và không phát hành thư tín dụng.

Sau tháng 5 năm 1988 Bị đơn đơn phương ngừng cung cấp cao su theo hợp đồng. Do đó nhà máy của Nguyên đơn phải ngừng sản xuất, gây thiệt hại nặng nề cho Nguyên đơn.

Ngày 29 tháng 7 năm 1988 Nguyên đơn đã phát hành thư tín dụng chấp thuận (time letter of credit) với trị giá 191.880 USD nhưng Bị đơn chỉ phát hành thư tín dụng giáp lưng trả tiền ngay (back-to-back sight letter of credit) theo từng lô hàng. Ngày 24 tháng 6 và ngày 25 tháng 7 năm 1988 Bị đơn chỉ phát hành hai thư tín dụng với tổng trị giá 243.920 USD trong đó có 116.000 USD phí gia công, các thư tín dụng này còn thiếu tổng cộng là 121.960 USD trong đó có 58.000 USD phí gia công. Sau đó Nguyên đơn liên tục nhắc nhở Bị đơn mỏ thư tín dụng nhưng Bị đơn đã không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và Bị đơn còn sử dụng các phương thức không hợp thức khác để rút 95.940 USD còn lại trong thư tín dụng chấp thuận của Nguyên đơn mà không thông báo gì cho Nguyên đơn. Vì vậy Nguyên đơn còn phải chịu thêm nhiều thiệt hại kinh tế khác.

Vì những lý do nêu trên, Nguyên đơn yêu cầu:

Bị đơn bồi thường cho Nguyên đơn tiền thiệt hại 306.666 USD, tức 20% khoản tiền còn lại chưa trả, phù hợp với hợp đồng;

Bị đơn phải trả 102.950 USD cho 3.550.000 găng đã gia công;

Bị đơn phải trả lại 95.940 USD bị rút một cách bất hợp pháp từ thư tín dụng chấp thuận của Nguyên đơn, cộng với 17.269,20 USD tiền lãi (tính theo lãi suất 1,2%/tháng).

Bị đơn phải hoàn trả tiền cước vận chuyển nội địa mà Nguyên đơn đã trả nhân danh Bị đơn: 6.057,6 Rmb + 5.600 Rmb = 11.657 Rmb, tức là 3.142,21 USD (tỷ lệ quy đổi: 1USD = 3,71 Rmb); và hoàn trả lại tiền phí vận chuyển đường biển và phí lưu hàng tại cảng 40.780 HK$ (5.228USD);

Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn phí lưu kho, cộng với tiền lãi là 1.325,03 Rmb (357,15USD);

Phí Luật sư của LVN Group 18.800 Rmb (5.067,38 USD) do Bị đơn chịu;

Phí trọng tài do bên thua kiện chịu.

Bị đơn giải trình như sau:

Thư tín dụng chấp thuận do Nguyên đơn phát hành chỉ có hiệu lực khi Bị đơn phát hành thư tín dụng giáp lưng trả tiền ngay, vì vậy Bị đơn có quyền quyết định có nên tiếp tục cung cấp cao su và phát hành tín dụng giáp lưng cho găng cao su đã gia công phù hợp với việc thực hiện hợp đồng hàng tháng của Nguyên đơn. Nếu Bị đơn không cung cấp cao su và phát hành tín dụng giáp lưng thì Nguyên đơn có quyền quyết định có tiếp tục gia công găng cao su, giao hàng và phát hành thư tín dụng giáp lưng hay không. Bị đơn đã cung cấp 175,89 tấn cao su phù hợp với hợp đồng, nhưng Nguyên đơn lại không giao hàng đúng thời hạn giao hàng quy định trong hợp đồng. Nguyên đơn đã giao chậm tất cả là 8.000.000 găng cao su, kể cả 1.000.000 đôi trong lần giao hàng cuối cùng, số hàng được xếp lên tàu ngày 4 tháng 11 năm 1988 mà không được phép của đại diện của Bị đơn ỏ Thượng Hải, và đã quá thời hạn xếp hàng trong thư tín dụng. Nguyên đơn phải tự chịu trách nhiệm về việc Bị đơn từ chối số hàng giao chậm. Để tránh những thiệt hại tiếp theo căn cứ vào quá trình thực hiện hợp đồng trước đó của Nguyên đơn, Bị đơn tạm ngừng cung cấp cao su và phát hành các thư tín dụng giáp lưng để chấp nhận số găng đã gia công đó.

Do Nguyên đơn đã vi phạm hợp đồng, ba container cao su mà Bị đơn đã chuyển cho Nguyên đơn đã không được thu hồi. Sau khi đàm phán với ngân hàng, Bị đơn rút lại 95.940 USD coi như tiền thanh toán cho số cao su nói trên. Vì Nguyên đơn đã nhận số cao su trong ba container hàng này nên Bị đơn được quyền đòi tiền cao su.

5. Phán quyết của trọng tài:

Nguyên đơn đã không có đủ chứng cứ chứng minh cho lập luận rằng việc Bị đơn từ chối hàng ồ Hồng Kông là không có căn cứ và rằng đây là một vi phạm hợp đồng. Nguyên đơn không chứng minh được rằng Bị đơn đã chấp nhận việc gửi lô hàng thứ tám với 1.000.000 găng cao su bốc lên tàu ngày 4 tháng 11 năm 1988. uỷ ban trọng tài lưu ý rằng các bên đã chấp thuận hoãn việc gửi lô hàng đầu tiên. Do đó, thời gian giao hàng tiếp theo cũng được sửa đổi và Bị đơn đã không phản đối những lần giao hàng muộn ngoại trừ đốỉ với lô hàng thứ tám mặc dù việc Nguyên đơn giao hàng sau khi thư tín dụng đã hết hạn là vi phạm thoả thuận của các bên về thời gian giao hàng. Vì vậy, uỷ ban trọng tài quyết định bác yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến lô hàng thứ tám.

Bị đơn lập luận rằng lý do khiến Bị đơn ngừng cung cấp cao su và phát hành thư tín dụng đốì ứng trả tiền ngay (opposite sight letter of credit) là để tránh những tổn thất khác do việc giao muộn lô hàng thứ tám gây ra. Lập luận này của Bị đơn không được uỷ ban trọng tài chấp nhận.

Uỷ ban trọng tài cho rằng:

Việc Nguyên đơn giao muộn lô hàng thứ tám không phải là một vi phạm nghiêm trọng đối với hợp đồng và do đó không giải phóng các bên khởi các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Nếu số lượng hàng gửi được tính theo ngày gửi hàng trước khi sửa đổi, như Bị đơn đề nghị, thì Bị đơn phải giao lô cao su mối muộn nhất là vào cuối tháng 8 năm 1988. Bị đơn không thể coi việc giao hàng hồi tháng 11 là sự hoàn thành nghĩa vụ mà lẽ ra phải được hoàn thành từ tháng 8. Do đó, Uỷ ban trọng tài quyết định Bị đơn phải trả tiền bồi thường thiệt hại là 112.810 USD (tức 29USD/1 tấn hàng X (30.000.000 – 7.000.000 – 1.000.000 – 2.550.000) X 20%) và bồi thường cho 2.550.000 găng cao su đã gia công.

Hợp đồng quy định thư tín dụng chấp thuận do Nguyên đơn phát hành chỉ có hiệu lực khi Bị đơn phát hành thư tín dụng giáp lưng trả tiền ngay. Việc Bị đơn đơn phương rút 95.940USD còn lại, trong đó có 31.980 USD tiền phải trả cho lô hàng thứ tám, trong thời gian thư tín dụng do Nguyên đơn mở đang có hiệu lực trong khi Bị đơn không phát hành thư tín dụng giáp lưng trả tiền ngay trị giá 121.960 USD là không đúng. Từ thực tế là Nguyên đơn đã gia công 3.550.000 găng cao su, trong đó có 1.000.000 găng giao chậm nên Nguyên đơn phải tự mình chịu trách nhiệm về lô hàng giao chậm này, Bị đơn phải bồi thưòng cho Nguyên đơn 73.950 USD cho 2.550.000 găng còn lại do Bị đơn đã không phát hành thư tín dụng giáp lưng thanh toán ngay. Vì sò’ găng này không chuyển cho Bị đơn nữa nên yêu cầu đòi 95.940 USD của Nguyên đơn không được chấp thuận.

Phù hợp với điều khoản về vận chuyển của hợp đồng, uỷ ban trọng tài chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn về 8.142,21USD phí vận chuyển nội địa mà Nguyên đơn đã trả cho Bị đơn. Tuy nhiên, khoản tiền 1.884, 09 USD của lô hàng thứ tám gồm 1.000.000 găng phải được khấu trừ và phần thanh toán thực tế phải trả là 1.258,12 USD. uỷ ban trọng tài bác yêu cầu của Nguyên đơn về 5.228 USD tiền cước vận chuyển đi và về và tiền phí lưu kho hàng hoá ở cảng cho lô hàng thứ tám này.

Uỷ ban trọng tài chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường 357,15 USD tiền lưu kho và tiền lãi phát sinh mà Nguyên đơn đã phải trả nhân danh Bị đơn.

+ Phí Luật sư của LVN Group của Nguyên đơn là 18.800 Rmb phải do Nguyên đơn chịu.

+ Phí trọng tài sẽ do cả hai bên chịu: Nguyên đơn chịu 30%, phần 70% còn lại do Bị đơn chịu.

Phán quyết:

Bác yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thưòng thiệt hại cho lô găng cao su thứ tám do thiếu chứng cứ thực tế và chứng cứ về pháp luật;

Bị đơn phải bồi thưòng cho Nguyên đơn tiền thiệt hại 112.810 USD vì đã không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của số hàng nói trên vào kho. Cơ quan giám định sỗ tại đã xác nhận thiếu 606 quần/áo trong 19 thùng hàng được giám định (trong số’ 300 thùng) so với NQ 9114, B/L52, hoá đơn SUL 30047 được giao. Kết quả giám định 61 thùng hàng theo NQIOO58-4, B/L53, hoá đơn SUL 30048 xác định thiếu 1.845 quần/áo.

Nguyên đơn hy vọng sẽ đạt được một thoả thuận thông qua đàm phán với Bị đơn, nhưng Bị đơn đã không chấp nhận đàm phán. Căn cứ vào Điều 42 Cấc điều kiện chung về giao hàng, Nguyên đơn cho rằng Bị đơn phải chịu trách nhiệm cho số hàng thiếu và yêu cầu Bị đơn bồi thường cho các thiệt hại về kinh tế như sau:

Khoản tiền 4.245,01 USD thanh toán cho số hàng giao thiếu, bao gồm: 606 quần/áo, tương đương vói 50,5 tá theo NQ9114 với giá 22,29 USD/tá, là 1.125,65 USD; 1.854 quần/áo, tương đương với 154,5 tá theo NQ10058-4 với giá 20,19 USD/tá, là 3.119,36 USD;

Phí giám định 180 USD;

Phí trọng tài.

Trong văn bản trả lời, Bị đơn giải trình như sau:

Theo các quy đỉnh tại Điều 14 Các điều kiện chung về giao hàng, số lượng và khôi lượng của hàng hoá được xác định theo vận đơn đường biển. Sau khi hàng đã được bốc lên tàu, Bị đơn nhận vận đơn sạch do thuyền trưởng phát hành xác nhận hàng hoá hợp lệ và phù hợp với số lượng ghi trong hoá đơn và bản chứng nhận số’ thùng hàng với các chi tiết ghi trên vận đơn. Ngoài ra, từ các tài liệu do Nguyên đơn trình, 71 thùng (30-40% trong tổng số 120 thùng) thiếu về số lượng, và hầu hết là thiếu loại quần áo cỡ 36 hoặc 48. Nếu tình trạng này nghiêm trọng đến mức như Nguyên đơn biện luận thì chắc chắn có nhiều thùng hàng rỗng hoặc đã bị mỏ và nếu thế thì thuyền trưởng chắc chắn đã không ký vận đơn sạch. Hơn nữa, Nguyên đơn cũng đã xác nhận rằng khi được chuyển đến, các thùng hàng vẫn hợp lệ, Nguyên đơn đã không trình được chứng nhận giám định hàng hoá để chứng minh hàng bị thiếu về khôi lượng và trong thùng có nhiều thứ khác không phải là hàng hoá. Do đó cần phải bác yêu cầu của Nguyên đơn liên quan đến việc giao thiếu hàng.

Điều 15 Các điều kiện chung về giao hàng quy định: “Đơn vị khối lượng và đơn vị đo của bản giám định và xác nhận hàng hoá cung cấp phụ thuộc vào các tài liệu của bên bán”. Xác nhận về số thùng hàng do Bị đơn cung cấp chứng minh rằng số hàng được giao phù hợp với các quy định của hợp đồng và cần phải dựa vào bản xác nhận này để xác định số hàng đã giao.

Hợp đồng được ký theo điều kiện FOB. Theo các quy định trong INCOTERMS, một khi hàng hoá đã được chuyển qua lan can tàu tại cảng bốc hàng, mọi rủi ro về mất mát hoặc tổn thất đối với hàng hoá cũng được chuyển cho bên mua. Vì vậy, yêu cầu của Nguyên đơn là không có cơ sỏ.

Phán quyết của trọng tài:

Theo Điều 14 Các điều kiện chung về giao hàng, sô lượng hàng do Bị đơn giao được xác định theo vận đơn đưòng biển. Trong các thùng hàng thuộc vận đơn số 52 và 53, số hàng được ghi lần lượt là 300 và 600 thùng. Mặc dù trên vận đơn đường biển có ghi tổng trọng lượng của hàng hoá, nhưng không ghi số hàng trong từng thùng hoặc khối lượng của mỗi thùng hàng. Theo chứng nhận giám định của Cục giám định hàng hoá Cuba, tất cả các thùng hàng đều hợp lệ. Có tổng số 2.460 quần/áo thiếu trong 71 thùng.

Bị đơn đã trình chứng nhận về hàng hoá được đóng vào thùng khi số hàng này còn ỏ trong nhà máy, nhưng hàng đã không được bốc trực tiếp lên tàu sau khi rời nhà máy mà được vận chuyển bằng nhiều phương tiện, rồi cuối cùng mổi được bốc lên tàu. Do đó, không loại trừ khả năng việc thiếu hàng xảy ra trước khi số’ hàng này được bốc lên tàu. uỷ ban trọng tài cho rằng Điều 42 Các điều kiện chung về giao hàng đã quy định rõ quyền của các bên được khiếu nại về việc thiếu hàng hoá và do đó BỊ đơn phải chịu trách nhiệm về việc thiếu hàng này.

– Phán quyết:

+ Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 4.425,01 USD là khoản tiền đã trả cho số hàng thiếu, và 180 USD phí giám định.

+ Phí trọng tài sẽ do Bị đơn chịu.