1. Khái niệm vận đơn
Vận đơn hay còn gọi là vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L).Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
Theo khoản 2, 3 Điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về vận đơn như sau:
“Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.”
Như vậy, theo khái niệm trên vận đơn có có những chức năng như sau:
Thứ nhất, vận đơn sẽ “làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng.”
Theo chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition).
Ðiều này cũng có nghĩa rằng là người bán hàng (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua hàng (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
Thứ hai, “vận đơn làm bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng”
Vậy vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Quyền sở hữu của một chủ thể bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt theo quy định của pháp luật dân sự. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.
Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà đã được các bên ký kết. Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tàu và người cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
Trân trọng!
2. Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L)
Đối với những ghi chú chung chung như: “không biết về trọng lượng, phẩm chất và nội dung bên trong” hay “bao bì dùng lại” không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn.
=> Như vậy, Vận đơn hoàn hảo là một loại vận đơn đường biển và là hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng, người chuyên chở và người nhận số hàng hóa được vận chuyển ra nước ngoài bằng đường biển.
Vận đơn hoàn hảo đảm bảo hàng hóa được nhận và đặt trên tàu ở trong tình trạng tốt và không có thiệt hại hoặc khiếm khuyết bên ngoài nào, bên ngoài vận đơn hoàn hảo sẽ không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng.Vận đơn hoàn hảo cũng đảm bảo cho số lượng hàng hóa được đặt trên tàu trước khi hàng hóa thực sự được vận chuyển.
Chính vì lý do rằng người nhận hàng không có cách nào khác để xác minh lô hàng trước khi chúng được chuyển đến, nên vận đơn hoàn hoả là cách duy nhất để đảm bảo rằng hàng được giao đúng theo thỏa thuận ban đầu với người gửi hàng.
Trân trọng!
3. Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)
Vận đơn không hoàn hảo là vận đơn mà trên đó có ghi chú về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng.
Ví dụ: “một số bao hàng bị rách vỡ”, “các thùng bị rò rỉ”, “một số kiện hàng bị ướt” hoặc “các bao gạo có côn trùng và mọt”…
Đối với vận đơn không hoàn hảo sẽ không được ngân hàng chấp nhận để thanh toán tiền hàng.
=> Như vậy, Vận đơn không hoàn hảo cho thấy sự thiếu hụt hoặc bị thiệt hại trong số hàng hóa được giao. Khi một vận đơn không hoàn hảo được cấp phát, điều này có nghĩa là lô hàng không cung cấp đúng như những gì mà các bên đã thoả thuận.
Trường hợp người nhận hàng phát hành một vận đơn không hoàn hảo, nhà xuất khẩu có thể gặp khó khăn trong tương lai.
Ví dụ: Trường hợp hàng hóa được chở đến và người nhận hàng thấy chúng bị hư hỏng, bị rách vỡ, hỏng… hoặc một số lượng hàng bị thiết hụt, nhà xuất khẩu có thể gặp vấn đề khi nhận thanh toán…
Khi vận chuyển hàng hóa, người mua hàng thường dựa vào thư tín dụng để thanh toán. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng từ chối chấp nhận các vận đơn không hoàn hảo. Do đó, nếu người nhận hàng phát hành một vận đơn không hoàn hảo và nhà xuất khẩu dựa vào thư tín dụng để nhận thanh toán cho số hàng hóa ban đầu, họ sẽ không nhận được tiền trả cho hàng hóa, và do đó nhà xuất khẩu sẽ bị thiệt hại. Tuy nhiên, người nhận hàng hóa có thể sẽ chối nhận số hàng hoá không hoàn hảo trên và không trả tiền cho người gửi hàng.
Trân trọng!
4. Thư bảo đảm (Letter of indemnity lol)
Thư bảo đảm (Letter of indemnity lol) hay còn gọi là Thư bồi thường, giấy bảo đảm hay giấy bảo lãnh. Đây là một biện pháp bảo lãnh được cung cấp bởi một bên thứ ba thay mặt cho một thực thể nhất định để bảo hiểm cho các thiệt hại tài chính tiềm ẩn do vi phạm hợp đồng đối với bên kia hoặc các bên liên quan đến thỏa thuận. Đó là một tài liệu bằng văn bản trong đó bên thứ ba chịu trách nhiệm trang trải các tổn thất phát sinh nếu các quy định hợp đồng nhất định không được tuân thủ.
Thư bảo đảm (Letter of indemnity lol) cũng tương tự như các chính sách bảo hiểm, nghĩa là chúng bao gồm các tổn thất tiềm năng mà một trong các bên liên quan trong một thỏa thuận nhất định gặp phải. Một hợp đồng thông thường có hai bên đồng ý với các điều khoản nhất định. Thư bảo đảm (Letter of indemnity lol) được yêu cầu bởi một trong các bên để bảo đảm cho bên kia rằng sẽ không có tổn thất tiềm tàng nào mà một trong hai chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nhau có thể phải chịu do vi phạm quy định trong hợp đồng đã thỏa thuận.
=> Như vậy, thư bảo đảm (Letter of indemnity lol) là văn bản của một người thứ ba (Người ngoài cuộc) đứng ngoài quan hệ của một hợp đồng mà cam kết bồi thường cho một bên ký kết về rủi ro tổn thất có thể xảy ra cho bên đó. Thư bảo đảm (Letter of indemnity lol) thường cần đến trong các trường hợp sau đây:
– Cam kết để nhận vận đơn sạch (hoàn hảo): Khi giao hàng xuất khẩu, đôi lúc xảy ra tình trạng thiếu sót bên ngoài hàng hóa mà thuyền trưởng có thể ghi chú vào vận đơn làm cho vận đơn có thể trở thành không sạch và không được ngân hàng chấp nhận thanh toán, người gởi hàng buộc phải thương lượng với thuyền trưởng và làm giấy bảo đảm, cam kết bồi thường tổn thất của người chuyên chở nếu người nhận hàng khiếu nại hàng không đúng như ghi trên vận đơn. Tuy nhiên, việc làm giấy bảo đảm này không được các tòa án quốc tế công nhận rộng rãi là hợp pháp, việc cam kết có thể gây hậu quả nặng nề nên người gởi hàng cần cân nhắc kỹ.
– Bảo lãnh để nhận hàng: Vì vận đơn cần xuất trình cho tàu để nhận hàng nhưng không đến kịp lúc tàu đến giao hàng, người nhận bị buộc phải yêu cầu ngân hàng hỗ trợ làm giấy bảo lãnh để có thể nhận được hàng từ người chuyên chở (Banker’s indemnity).
– Bảo đảm đóng góp tổn thất chung: theo quy tắc York-Antwerp 1990, chủ hàng có tài sản trong chuyến tàu gặp tổn thất chung phải ký cam kết đóng góp tổn thất chung (Average bond) và ứng tiền đóng vào tài khoản chung để làm quỹ xử lý tổn thất chung, thì mới được nhận hàng của mình còn trên tàu. Nhưng nếu hàng hóa đã được bảo hiểm, chủ hàng sẽ yêu cầu công ty bảo hiểm đứng ra làm thư bảo lãnh (Letter of indemnity or letter of guarantee) gởi cho người chuyên chở để có thể nhanh chóng mang hàng về.
Trân trọng!
5. Có nên dùng thư bảo đảm (Letter of indemnity lol) để xin cấp vận đơn hoàn hảo hay không?
Điều 27 của UCP 600 quy định như sau: “Ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận chứng từ vận tải hoàn hảo. Chứng từ vận tải hoàn hảo là chúng từ mà trên đó không có điều khoản hoặc không có ghi chú nào đó chỉ ra một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng đó hoặc bao bì. Chữ “hoàn hảo” không nhất thiết phải xuất hiện trên chứng từ vận tải, dù cho tín dụng có yêu cầu đối với chúng từ vận tải là hàng đã được “xếp lên tàu hoàn hảo”.
Theo định nghĩa trên của UCP 600, từ nay trở đi, một vận đơn không có những ghi chú như quy định nói trên đã là vận đơn hoàn hảo và điều đó không nhất thiết trên bề mặt phải ghi chữ “Clean” mới gọi là vận đơn hoàn hảo. Điều này cũng có nghĩa là nếu một vận đơn thỏa mãn những quy định như trên mà trên bề mặt không có chữ “Clean” thì cũng không thể vin vào đó mà bắt lỗi gây khó dễ cho người bán hoặc hãng tàu.
Trong thực tế, không ít trường hợp vì sợ người vận chuyển điền một số ghi chú làm cho vận đơn không đáp ứng yêu cầu trên đây nên có thể người bán hoặc người gửi hàng làm một thư bảo đảm (Letter of indemnity lol) trong đó họ cam kết sẽ bồi thường mọi hậu quả xảy ra cho người vận chuyển nếu người cầm giữ vận đơn hợp cách (in good faith) hoặc người nhân hàng khiếu kiện người vận chuyển. Với những hãng tàu lớn có uy tín, ít khi họ chấp nhận thư bảo đảm (Letter of indemnity lol) vì sau này nếu có khiếu kiện thì tòa án hoặc trọng tài thường cho rằng đây chỉ là thỏa thuận riêng giữa người bán-ngườỉ gửi hàng và ngươi vận chuyển, nó không có giá trị pháp lý ràng buộc người thứ ba, tức người cầm giữ vận đơn hoặc người nhận hàng. Hơn thế nữa, các hội bảo trợ chủ tàu P&I cũng sẽ khước từ bồi thường cho người vận chuyển trong trường hợp người vận chuyển đã chấp nhậnthư bảo đảm (Letter of indemnity lol) như vậy.
Từ đó có thể thấy rằng, việc chủ hàng dùng thư bảo đảm (Letter of indemnity lol) để xin cấp vận đơn hoàn hảo ngày càng khó khăn và tốt nhất nên hạn chế tối thiểu việc lạm dụng theo cách này.
Trân trọng!