Vận dụng những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam những năm gần đây.

  1. Thực trạng vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

Cộng Nước Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc an hem cùng sinh sống trên một lãnh thổ. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau tạo nên một truyền thống đấu tranh anh dũng dựng nước và giữ nước, cùng nhau xây dựng nên một nền văn hóa đa dân tộc trong một quốc gia.

Dân tộc kinh chiếm 86% dân số có hơn 84 triệu người, là dân tộc đông nhất nước ta.

Các dân tộc còn lại ( 53 dân tộc ) hiện nay có khoảng 11 triệu người, chiếm khoảng 14% dân số, phân bố rải rác trên khắp cả nước. Năm dân tộc là Tày, Thái, Khơme, Mường, Hoa, mỗi dân tộc có hơn 1 triệu người.Ba dân tộc là Nùng, Mông, Dao có số dân từ trên 50 vạn đến 1 triệu người. Chín dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xán Chay, Chăm, Xơ Đăng, Sán Dìu, H’rê, Cơ Ho có số dân từ 10 vạn đến 50 vạn người. Mười bảy dân tộc có từ 1 vạn đến dưới 10 vạn người. Mười bốn dân tộc có từ 1000 đến dưới 10 vạn người. Năm dân tộc có từ 194 đến dưới 1000 người.

Thành phần dân tộc và số dân của các dâ tộc thiểu số ở Việt Nam như trên cho thấy chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở nước ta có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Do lịch sử của đất nước ta và sự phát triển của mỗi dân tộc, cộng với điều kiện tự nhiên và địa bàn cư trú, nói chung trình độ phát triển của các dân tộc thiểu số so với dân tộc đa số càng thấp, giữa các dân tộc, phát triển cũng không đồng đều:

Có dân tộc, có vùng đã định canh định cư như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Chăm… nhưng có dân tộc còn mang nặng tính chất du canh du cư như Mông, Dao, Cơ Ho, Ba Na, M’Nông… đó là khoảng cách lớn giữa một xã hội còn thời kỳ du canh, du cư nay đây mai đó, dựa vào thiên nhiên và lệ thuộc vào thiên nhiên là chính, với một xã hội phát triển cao hơn, với một trình độ sản xuất là thâm canh và có cuộc sống định cư.

Đời sống vật chất và tinh thần giữa các dân tộc, ben cạnh một số trung tâm văn hóa lớn có tính chất tiêu biểu như Tày, Nùng ở Đông Bắc, Thái ở Tây Bắc…Nhưng nói chung sựphát triển của các dân tộc thiểu số còn thấp so với dân tộc đa số, giữa các dân tộc và các vùng cũng có sự chênh lệch với nhau, đặc biệt là số đồng bào dân tộc ở vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa…còn rất nhiều khó khăn và kém phát triển về mọi mặt. Tuy nhien cũng có dân tộc đã phát triển tương đối như Khơ Me, Hoa Chăm…

Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú ở vùng miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nước, một số sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị, cư trên tuyến biên giới và vùng cao, cư trú phân tán và xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh thổ riêng biệt.

Đặc điểm cư trú đó, có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự phát triền kinh tế và an ninh quốc phòng ở nước ta:

-Về phát triển kinh tế, tiềm năng đất đai và rừng chủ yếu là ở miền núi, tài nguyên khoáng sản, nguồn thủy năng phần lớn cũng tập trung ở vùng này. Địa bàn đó vừa là mái nhà, là môi trường cho cả nước, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh té của đất nước mà tiềm năng phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

-Về an ninh quốc phòng, địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí, ý nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong thời bình cũng như có chiến tranh.

-Các dân tộc sống xen kẽ là phổ biến, yếu tố này nói lên sự hòa hợp của cộng đồng dân cư, mặt tốt là tạo điều kiện học hỏi, giúp nhau cùng tiến bộ, nhưng cũng dễ va chạm dãn đến mất đoàn kết dân tộc phải được luôn luôn chú ý ngay từ cộng đồng dân cư ở cơ sở: làng, xóm, ấp, bản đến xã, huyện, tỉnh và trên phạm vi cả nước.

-Một nước có nhiều dân tộc như nước ta, truyền thống đoàn kết là chủ yếu, nhưng cũng còn những mặc cảm, bọn phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc nđể phục vụ âm mưu, thủ đoạn của chúng. Do dó cần phải cảnh giác cao, có chính sách dân tộc đúng và thực hiện nghiêm túc, không để cho kẽ hở cho bọn phản động và phần tử.

2. Chính sách của Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về vấn đề dân tộc, đề cao vấn đề dân tộc, thực tiễn đấu tranh cách mạng về xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như dựa vào tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách để phát triển các dân tộc Việt Nam. Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước được thể chế và Hiến pháp, luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của cá dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đănge, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền cùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bà dân tộc thiểu số”

“ Bình đẳng đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuoocjh sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta”. Bên cạnh đó, những chính sách của Đảng và nhà nước còn được biểu hiện cụ thể như sau:

a) Chính sách đối nội.

Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực:

-Bình đẳng: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực. Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa. Bình đẳng là nguyên tắc, là động lực to lớn cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền vững. Bình đẳng về chính trị là bình đẳng về quyền làm chủ đất nước. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trước hết và cụ thể là quyền tham chính dân tộc.

-Bình đẳng về kinh tế, là sự bình đẳng về kinh tế đồng đều giữa các dân tộc và các vùng, có thể lấy mực tiêu về bình quân thu nhập tính theo đầu ngùi làm chuản, hay nói theo cách khác, đó là mục tiêu thước đo để phấn đấu cho sự bình đẳng về kinh tế.

-Bình đẳng về văn hóa là, các dân tộc có sự phát triển hài hòa trong một nền văn hóa đa dân tộc, không những không mất đi bản sắc dân tộc mà ngược lại bản sắc văn hóa của các dân tộc còn được giữ vững và ngày càng phát triển, các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình, các dân tộc được hưởng thụ văn hóa, dân trí của cá dân tộc đều được nâng cao.

-Đoàn kết các dân tộc đều là những thành viên. Hợp thành của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là đoàn kết.

-Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển: Một đất nước có nhiều dân tộc để tồn tại và phát triển cầ có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Dân tộc nào cũng có nhu cầu cần được giúp đỡ và ngược lại dân tộc nào cũng có trách nhiệm phải giúp đỡ. Ví dụ: Người đa số chủ yếu ở đồng bằng làm ra được nhiều lương thực, nhưng cần có môi trường, cần có rừng và bờ cõi của đất nước được yên ổn, do có người bảo vệ tại chỗ, thì ở đó phần lớn là các dân tộc thiểu số, giúp đỡ bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua việc làm tròn nghĩa vụ của mình và sự điều phối của nhà nước.

b) Chính sách đối ngoại.

Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa: xuát phát từ quan điểm đường lối chính sách đân tộc, chứng tỏ nhân dân các dân tộc ta bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng tin tưởng, trung thành, đi theo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Vì vậy nước ta có sự quan hệ về công tác dân tộc trong khu vực và thế giới như liên hợp quốc. Qua diễn đàn chống phân biệt đối xử, bảo vệ lợi ích của các dân tộc thiểu số, tổ chức và diễn đàn này, nhiều tổ chức khoa học trên thế giới và các diễn đàn đó chúng ta nói lên được chính sách dân tộc rất ưu việt của Đảng và nhà nước ta.

Tổ chức các chương trình liên hoan, giao lưu giữa các dân tộc trong nước và các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc, …

3. Phương hướng giải quyết các vấn đề đân tộc ở nước ta trong thời gian tới.

Hội nhập với thế giới bên ngoài thì việc thực hiện chính sách dân tộc, có nhiều phức tạp, nguy cơ về diễn biến hòa bình, các thế lực phản dộng bên ngoài luôn tìm kẽ hở để kích động dân tộc hòng gây mất ổn định.

Thực hiện tích cực các chương trình mục tiêu quốc gia, xóa đói, giảm nghèo giữa các quốc gia dân tộc, tất cả các vùng dân tộc.

Có chính sách đầu tư vốn vào nguồn bngân sách nhà nước một cách tích cực hơn nữa vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho chăn nuôi, bảo vệ rừng,…

Dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và toàn diện của Ban chấp hành trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ chính trị, các cơ quan nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các ban của Đảng ở trưng ương và địa phương đẻ làm tốt công tác dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lước và lâu dài của nước ta.

Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc cực đoan và kỳ thị, chia rẽ dân tộc; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quy hoạch, sắp xếp lại dân cư, làm tốt công tác định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, trí thức và phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Làm tốt công tác dân vận theo phương châm “chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc” và phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”.

Read more: http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=3525#ixzz7199vcKJK