Kính chào công ty Luật LVN Group. Xin Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi, trong hoạt động giải quyết vụ án dân sự hoạt động giám định tư pháp có vai trò như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Đồng Hiếu – Thái Bình

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

– Luật giám định tư pháp năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020

1. Giám định tư pháp là gì?

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp.

2. Vị trí, vai trò và địa vị pháp lý của giám định tư pháp trong tố tụng dân sự

Giám định tư pháp là việc sử dụng những kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ án) do người giám định tư pháp thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án.

Vì vậy, để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự nói riêng và vụ án hình sự, hành chính nói chung, việc thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có tính quyết định, mà một trong những nguồn chứng cứ quan trọng là kết luận giám định. Cho nên, vai trò của giám định thể hiện ở hai phương diện sau:

– Cung cấp nguồn chứng cứ cho hoạt động tranh tụng.

– Tham gia trực tiếp vào quá trình tranh tụng (thông qua việc giải thích kết luận giám định).

Trước tình hình ngày càng có nhiều vụ việc dân sự phức tạp, các tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình chưa rõ ràng, mâu thuẫn nhau thì giám định tư pháp ngày càng thể hiện vị trí đặc biệt trong việc tìm ra sự thật khách quan, xác lập chứng cứ phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, nhằm bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có thể khẳng định kết quả giám định là một nguồn chứng cứ không thể thiếu trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, hình sự.

Do đó, công tác giám định và người giám định có vị trí, vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động tố tụng hình sự, hành chính nói chung và trong việc bảo đảm tính chính xác, khách quan đúng pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự nói riêng. Giám định tư pháp đã và sẽ mãi mãi là hoạt động không thể thiếu trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, kinh tế, hình sự. Với yêu cầu ngày càng cao trong việc nâng cao chất lượng xét xử thì giám định tư pháp ngày càng có vai trò quan trọng. Có rất nhiều vụ việc dân sự, vụ án hành chính, hình sự nếu không có giám định tư pháp thì không thể điều tra, truy tố xét xử đúng đắn, chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, bảo vệ trật tự xã hội.

Kết quả giám định không chỉ tạo cơ sở cho các phán quyết đúng đắn mà còn tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức cho cả cơ quan tố tụng lẫn các bên đương sự, giúp cho các bên có cơ sở để thương lượng, hòa giải hoặc rút đơn khởi kiện, từ đó tiết kiệm được thời gian xác minh, kiểm tra, thu thập chứng cứ, thời gian giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, việc giám định bảo đảm tính khách quan, khoa học sẽ tạo ra cho đương sự nói riêng và những người tham gia tố tụng cũng như nhân dân nói chung tâm lý tin tưởng vào phán quyết của Tòa án, đương sự sẽ ít kháng cáo, khiếu nại (đặc biệt trong

Người giám định tư pháp bao gồm:

+ Giám định viên tư pháp;

+ Người giám định tư pháp theo vụ việc.

Giám định viên tư pháp có địa vị pháp lý độc lập trong tố tụng dân sự, họ là người tham gia tố tụng, là chủ thể có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng, trong đó có những quyền về tố tụng nhằm tạo điều kiện cho người giám định hoàn thành tốt những nhiệm vụ như:

“a) Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định;

b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định” (Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

3. Bảo đảm sự vô tư, khách quan của người giám định

Người giám định là ngưòi có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định, được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự (Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành). Do đó, khác với những người tham gia tố tụng khác, người giám định tham gia tố tụng với tư cách là một nhà chuyên môn về vấn đề mà cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng như các bên đương sự quan tâm; kết luận của người giám định là ý kiến của nhà chuyên môn. Do đó, nó có ảnh hướng rất lớn đến quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự thì kết luận giám định, ý kiến của người giám định còn ảnh hưởng đến hành vi, sự lựa chọn của các bên đương sự. Vì vậy, đòi hỏi người giám định phải vô tư, khách quan, trung thực giống như người tiến hành tố tụng, nếu họ không vô tư thì không được tham gia tố tụng. Do đó, Điều 16 Bộ luật tô’ tụng dân sự hiện hành quy định: “Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trường Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.

Pháp luật tố tụng cũng có những quy định nhằm bảo đảm cho người giám định phải vô tư, khách quan như: điểm c, d, đ, e, g, h khoản 1 và khoản 2 Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Bộ luật tố tụng dân sự cũng có hẳn một điều quy định về biện pháp xử lý ngưòi có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ như: cung cấp tài liệu sai sự thật; từ chôì kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu thì có thể bị Tòa án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự (Điều 489 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành). Như vậy, nếu người giám định không khách quan, vô tư, không làm tròn trách nhiệm pháp luật đã trao cho thì tùy mức độ mà phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Vì thế, để bảo đảm cho người giám định vô tư, khách quan thì người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu:

– Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật này và tại Điều 34 của Luật giám định tư pháp;

– Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

– Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Việc từ chối giám định phải được lập thành văn bản và nêu rõ lý do; nếu tại phiên tòa thì ghi vào biên bản phiên tòa. Việc thay đổi người giám định trước khi mở phiên tòa do Chánh án quyết định, tại phiên tòa do Thẩm phán, Hội đồng xét xử quyết định, nhưng Hội đồng xét xử phải thảo luận thông qua tại phòng nghị án (Điều 84 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành)

Về thuật ngữ thân thích được hiểu như sau:

– Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;

– Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;

– Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột của đương sự;

– Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Sự vô tư, khách quan của người giám định có ảnh hưởng quan trọng đến kết luận giám định. Nếu người giám định đã thiếu vô tư, có định kiến trước thì dù phương pháp, phương tiện giám định có tiên tiến đến mức nào chăng nữa, trình độ chuyên môn có cao bao nhiêu thì kết luận giám định cũng không bảo đảm chính xác, thậm chí có thể bóp méo sự việc một cách nguy hiểm, dẫn đến làm oan cho người khác. Vì thế, pháp luật đòi hỏi sự vô tư, khách quan của người giám định cũng giông như của người tiến hành tố tụng.

4. Nghĩa vụ chứng minh và những vấn đề cần chứng minh trong vụ việc dân sự liên quan đến giám định tư pháp

Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh. Do đó, trong thực tế những người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã sử dụng biện pháp trưng cầu giám định để thu thập chứng cứ là tương đối phổ biến. Đồng thời, muốn loại bỏ tài liệu, chứng cứ giả mạo mà đương sự bên kia xuất trình thì nhiều trường hợp cũng phải sử dụng đến biện pháp giám định. Do đó, Điều 103 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành có quy định về việc trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo.

Trên thực tế những vấn đề cần sử dụng biện pháp giám định để thực hiện nghĩa vụ chứng minh rất đa dạng, ví dụ trong giám định pháp y: đó là giám định về tỷ lệ thương tật, …

Giám định pháp y tâm thần nhằm đưa ra kết luận một người có bị bệnh tâm thần không? Nếu có thì ỏ thể loại nào? Độ nặng, nhẹ và mức độ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của đối tượng cần giám định, từ đó, xác định một giao dịch vô hiệu hoặc ai phải chịu trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác hoặc đơn thuần là việc xác định người đó mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những người thân thích hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan với với đối tượng bị nghi mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, giám định viên chỉ có trách nhiệm xác định mức độ tâm thần, mức độ ảnh hưởng nhận thức và điều khiển hành vi của đôì tượng.

Giám định kỹ thuật hình sự phục vụ cho giải quyết vụ việc dân sự như: giám định đường vân (điểm chỉ); chữ viết, chữ ký, hình dấu, ấn phẩm; dấu vết cháy; sự cố kỹ thuật; ký tự đóng chìm trên kim loại; âm thanh; sản phẩm thực vật, động vật; gen trong máu, gốc tóc, mô, nưôc bọt; gen trong xương; đất, dầu mõ, xăng, thủy tinh, sơn, kim loại, cao su; tân dược; chất độc; chất độc trong phủ tạng động vật; thực phẩm, V.V..

Giám định trong xây dựng: xác định nguyên nhân lún, nứt, thiệt hại, V.V.; giám định trong kế toán, tài chính, trong văn hóa, trong quyền sở hữu trí tuệ, …

Các trường hợp Tòa án trưng cầu giám định nhiều là giám định pháp y tâm thần, để xác định một người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình hay không? Trong tố tụng dân sự có quy định một loại việc, đó là yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành). Loại việc này nếu không có kết luận giám định thì không thể giải quyết được

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ thì việc ứng dụng các thành tựu của nó vào công tác giám định ngày càng mạnh mẽ, giúp cho giải quyết được hầu như tất cả vấn đề đặt ra trong tố tụng dân sự. Đây là một thuận lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của các bên đương sự. Song, để việc giám định có giá trị pháp lý thì đòi hỏi phía người yêu cầu phải thực hiện đúng quy định của pháp luật và về phía người thực hiện giám định cũng phải làm đúng trình tự, thủ tục trong giám định.

5. Người giám định trong phiên tòa dân sự với tư cách là người tham gia tố tụng

Tuy với địa vị pháp lý là người tham gia tố tụng, nhưng người giám định, người phiên dịch có tầm quan trọng đặc biệt, có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, tại phiên tòa chủ tọa phiên tòa không chỉ giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng mà phải giới thiệu họ, tên của người giám định, người phiên dịch (khoản 5 Điều 239 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành) để các bên đương sự biết và thực hiện các quyền tố tụng của mình nhằm bảo đảm tính công khai, công bằng trong quá trình xét xử.

Người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định. Trường hợp người giám định vì lý do nào đó mà vắng mặt tại phiên tòa thì tùy tình hình mà Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Nếu thấy kết luận giám định đã rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng, các đương sự thừa nhận kết luận giám định và kết luận giám định phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác thì dù vắng mặt giám định viên, phiên tòa vẫn được tiến hành; trường hợp giám định viên không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bô kết luận giám định. Nếu thấy kết luận giám định chưa thật dễ hiểu, có điểm mâu thuẫn nhau trong cùng một kết luận giám định hoặc giữa các bản kết luận giám định khác nhau, mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án việc vắng mặt Giám định viên sẽ gây khó khăn cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử sẽ hoãn phiên tòa.

Giám định viên tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kết luận giám định của mình. Do đó, Chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, có thể giải thích phương pháp, phương tiện tiến hành để giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định. Nhũng người tham gia tố tụng, kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với các tình tiết khác của vụ án; họ có thể đưa ra các lý lẽ, chứng cứ để không chấp nhận kết luận giảm định.

Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa (Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

Pháp luật tố tụng dân sự hầu như không quy định cho phép hoãn phiên tòa khi phiên tòa đã được tiến hành, trừ những trường hợp đặc biệt, trong đó có trường hợp yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại được chấp nhận. Điều đó chứng tỏ giám định có vai trò rất quan trọng trong tố tụng dân sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập