>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191

 

Trả lời: 

Việc quy định vụ án dấn sự xét xử ở cấp phúc thẩm không có hội thẩm nhân dân tham gia KHÔNG trái với nguyên tắc xét xử.

Trước đây, Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (văn bản hết hiệu lực, chỉ có giá trị tham khảo) quy định Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự :

“Việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.”

Theo đó có thể thấy: sự có mặt của hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc hiến định, xét về mặt bản chất nó thể hiện bản chất của chế độ chính trị của Việt Nam, thể hiện tính nhân văn và dân chủ. Cho nên, về nguyên tắc tố tụng luôn có sự tham gia của hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử.

Về nguyên tắc chung HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Thực tiễn xét xử phúc thẩm trong những năm qua cho thấy trong các trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ gồm ba Thẩm phán. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, xét thấy vụ án phức tạp hoặc vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội cần có thêm ý kiến của Hội thẩm thì báo cáo Chánh án hoặc người được Chánh án uỷ quyền quyết định thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và hai Hội thẩm. Cần lưu ý là trường hợp này không thực hiện đối với các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương vì ở TANDTC và TAQSTW không có Hội thẩm.

Luật LVN Group phân tích quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, như sau:
 

1. Việc vụ án dân sự không có hội thẩm nhân dân có trái với nguyên tắc xét xử hay không? 

Tại điều 11 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì có quy định về hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án theo đó thì việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Và khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự thì Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. 

Bên cạnh đó theo điều 64 của Bộ luật tố tụng dân sự thì quy định về hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự , hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phấn, trừ trường hợp xét xử theo thủ thục rút gọn, theo thủ tục rút gọn thì do một Thẩm phán tiến hành.

Sự góp mặt của hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc hiến định, xét về bản chất nó thể hiện bản chất của chế độ chính trị của nước ta, thể hiện tính nhân văn và vô cùng dân chủ. Bởi bản thân chế định hội thẩm đã thể hiện tư tưởng ” lấy dân làm gốc” luôn đảm bảo nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của tào án, thể hiện lên bản chất nhà nước của dân, do dân và là vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. 

Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ gồm 03 Thấm phán, còn trong vụ án xét xử rút gọn thì chỉ có một thẩm phán, trong trường hợp xét thấy cần thiết thì vẫn có thêm hai hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên theo thực tế các vụ án xét xử hay là trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án thì Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ gồm 03 thẩm phán. Mặc dù bậy nhưng đối với vụ án mà có tính chất phức tạp hoặc đây là những vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội cần có thêm ý kiến của Hội thẩm nhân dân thì sẽ thực hiện báo cáo Chánh án hoặc là người được Chánh án ủy quyền quyết định thành lập Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán và 02 hội thẩm. 

Lưu ý: Trong trường hợp này thì không thực hiện đối với các tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương vì ở Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương không có hội thẩm. 

Như vậy thì đối với vụ án dân sự xét xử ở cấp phúc thẩm không có hội thẩm nhân dân tham gia thì không trái với nguyên tắc xét xử. 

 

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm nhân dân trong vụ án dân sự. 

Hội thẩm nhân dân là người được bầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án nên hội thẩm cũng là một chức danh trong hoạt động tố tụng. Khi hội thẩm tham gia trong xét xử vụ án thì nhằm thể hiện sự công bằng, xét xử đúng người, đúng tội, nhân dân được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình xét xử. Bên cạnh đó thì Hội thẩm còn được giao quyền ngang hàng với Thẩm phán trong việc biểu quyết để đưa ra bản án theo hình thức đa số.

Theo đó thì nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân cũng được quy định khá là rõ ràng như sau

1. hội thẩm nhân dân thực hiện nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. Đó là những tài liệu văn bản do các cơ quan tiến hành tố tụng lập theo quy định của pháp luật trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ được sắp xếp theo  một trình tự nhất định nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án. Do hội thẩm và Thẩm phán làm việc độc lập với nhau nên là cả hai bên đều phải đọc và nghiên cứu hồ sơ tài liệu để có những cái nhìn định hướng khác nhau về vụ án, để đưa ra được phương pháp tốt nhất.

2. Hội thẩm nhân dân đề nghị Chánh án tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền

3. Tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự

4.Tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. 

Hội thẩm nhân dân có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án tòa án, trường hợp mà không thực hiện thì cần phải nêu rõ lý do. 

 

3. Một số quy định pháp luật về xét xử phúc thẩm. 

Quy định về xét xử phúc thẩm trong các vụ án dân sự được quy định một cách đầy đủ trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị. 

Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị: Bản án sơ thẩm, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm hoặc những bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thì hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay. Bản án sơ thẩm, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực của pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị. 

Phạm vi xét xử phúc thẩm: Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sở thẩm, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. 

Hỏi về việc kháng cáo, kháng nghị và xử lý việc thay đổi kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa: Sau khi mà kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị. Chủ tọa phiên tòa sẽ thực hiện hỏi về các vấn đề như là hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện hay không, hỏi người kháng cáo, kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không, hỏi các đương sự có sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Còn trong trường hợp mà người kháng cáo thực hiện rút một phần kháng cáo, viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Tòa án chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp mà người kháng cáo, kháng nghị bổ sung nội dung vượt quá phạm vi kháng cáo , kháng nghị ban đầu thì tòa án không xem xét nội dung đó.

Khi mà các đương sự có sự thỏa thuận với nhau thì tòa án thực hiện thủ tục công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm thì nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Các đương sự sẽ thực hiện thỏa thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định theo quy định của pháp luật. 

Nếu trong trường hợp mà nguyên đơn họ muốn rút đơn khởi kiện thì xử lý thế nào? trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà bản thân nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà có cách giải quyết khác nhau:

– Trong trường hợp mà bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn

– Trong trường hợp mà bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, ở trường hợp này thì các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. 

Trong trường hợp mà hội đồng xét xử phúc thẩm có ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục của bộ luật tố tụng dân sự 2015. 

Trường hợp đương sự vẫn giữ kháng cáo, viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì việc trình bày tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như sau:

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày nội dung kháng cáo, căn cứ của việc kháng cáo, người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp tất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn kháng cáo và nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn kháng cáo và bị đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

– Trường hợp mà chỉ có viện kiểm sát kháng nghị thì Viện kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị, căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp mà vừa có kháng cáo, vừa kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị.

– Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo và đề nghị của mình. 

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiển về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến. 

Trên đây là một số nội dung mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn liên quan đến xét xử phúc thẩm và trả lời cho câu hỏi rằng xét xử phúc thẩm không có hội thẩm nhân dân thì có vi phạm nguyên tắc xét xử hay không. Những nội dung mà chúng tôi cung cấp hi vọng rằng đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu thêm về xét xử phúc thẩm và vai trò của hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử. Nếu các bạn còn có vấn đề nào thắc mắc liên quan đến thủ tục xét xử phúc thẩm thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp nhanh chóng

Tổng đài tư vấn trực tiếp qua tổng đài 1900.0191 các bạn có thể liên hệ qua số điện thoại của tổng đài để nhận được hỗ trợ của các Luật sư tư vấn pháp lý. Luật LVN Group xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của các bạn.