Việt Nam đã đi đúng hướng

Phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 30-11-2009, Bà Susan Schwab nhấn mạnh: “Việt Nam phải tìm con đường riêng, khác Trung Quốc, không trở thành một Trung Quốc thứ hai trên con đường phát triển”.

Với thị trường khổng lồ và nguồn lao động giá rẻ, các nước muốn đầu tư vào Trung Quốc nhưng không muốn bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường này. Việt Nam cần nỗ lực để trở thành điểm đến thứ hai của nhà đầu tư, sau Trung Quốc. Đó là cách tốt nhất để thoát khỏi cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc.

Bà chỉ rõ, Việt Nam và Trung Quốc có điều kiện khác nhau. Trung Quốc gia nhập WTO từ năm 2001 và đã thực được hưởng thành quả của việc hội nhập quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam gia nhập WTO chưa lâu và đang trong giai đoạn từng bước thực hiện các cam kết với WTO.

Theo bà Schwab, trong quá trình Đổi mới, Việt Nam đã đi đúng hướng với lựa chọn chính sách dựa trên điều kiện thực tế cụ thể.

Cựu Đại diện Thương mại Mỹ tin, Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng này và sẽ không là một nước Trung Quốc thứ hai. Đơn cử, trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bà ghi nhận những nỗ lực thành công của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc mang tiếng xấu là nước vi phạm bản quyền. Bà nói : “Nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đang giúp xây dựng uy tín cho các bạn. Đó là lĩnh vực Việt Nam có thể tạo sự khác biệt với Trung Quốc”.

Với các doanh nghiệp Việt Nam, bà Susan Schwab lưu ý “tính cạnh tranh và đa dạng hóa cơ hội”. Hiện nay, có rất nhiều cơ hội ở châu Á, nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và là thị trường nhập khẩu rất tốt. “Cách tốt nhất để tăng khách hàng là tìm cơ hội mới, thay vì chỉ chú trọng một thị trường vốn đã có lợi thế”.

Cộng đồng bán lẻ tại Mỹ đang có hướng quay trở lại nội địa nhiều hơn. Năm 2007, 2008, các nhà dệt may của Mỹ, Hiệp hội da giày đã tiến hành nhiều vụ kiện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Các hiệp hội, tập đoàn bán lẻ Mỹ có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy Chính phủ quan tâm tới thị trường nội địa, đảm bảo các chương trình liên quan tới thương mại Mỹ không gây hại cho doanh nghiệp trong nước.

Trong bối cảnh đó, bà Schwab tư vấn, “các bạn phải nghiên cứu rất kỹ các chuỗi cung của Mỹ, đồng thời phải xem kỹ chính sách của mình trong hội nhập”. Là thành viên của WTO, “Việt Nam phải thể hiện sự hiện diện tích cực hơn, mở rộng thị trường hơn với tư cách là một nền kinh tế mới nổi… trong WTO. Quá trình này đồng thời sẽ giúp ViệtNam cải cách tốt và nhanh hơn”.

Bà Schwab nhận xét, với Việt Nam, dù chính sách thương mại Mỹ dưới thời ông Obama mới ở giai đoạn xây dựng và thảo luận, nhưng nước Mỹ đã thể hiện sự quan tâm đang tăng lên, với sáng kiến về thúc đẩy hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Đại diện Thương mại Mỹ hiện nay đã trực tiếp nhắc đến Việt Nam trong một bài phát biểuvề chính sách thương mại tuần trước.
 

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyếngọi:1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài Ảnh minh họa

Mỹ muốn Trung Quốc chịu trách nhiệm lớn hơn

 Bà Susan Schwab cũng dành nhiều thời gian đề cập đến Trung Quốc và mối quan tâm của Mỹ với nền kinh tế này. Theo bà Susan Schwab, Trung Quốc đang nổi lên trong ưu tiên của Mỹ ở châu Á. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Barack Obama đã chuyển tải thông điệp ấy.

Thế nhưng bà cũng cho rằng, ý tưởng về một nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh vượt qua Mỹ là “có phần thổi phồng quá đáng”.

So sánh thế mạnh hai nền kinh tế sẽ cho thấy rõ điều đó. Đơn cử trong lĩnh vực chế tạo, sản phẩm Trung Quốc có mặt khắp các gian hàng của Mỹ nhưng đó là đồ gia dụng, tiêu dùng. Trong khi đó, lượng đầu ra của Mỹ vượt xa Trung Quốc và lại tập trung sản xuất máy bay, các phương tiện giao thông… đòi hỏi công nghệ cao hơn.

Khẳng định Mỹ không lo ngại về việc kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua mình, nhưng bà Schwab cho hay, Trung Quốc đang phát triển kinh tế rất nhanh. “Mỹ muốn Trung Quốc chịu trách nhiệm lớn hơn với thế giới và với các nền kinh tế kém phát triển hơn như Việt Nam”.
 

( Theo Vietnamnet.vn)
—————–

 

Vài nét về bà SUSAN SCHWAB

 Từ năm 2006-2009, bà SUSAN SCHWAB nắm giữ trọng trách là Đại Diện Thương Mại của nước Mỹ, chịu trách nhiệm trong việc phát triển và giám sát chính sách thương mại của Mỹ, cũng như chiến lược, việc đàm phán, thực thi và thúc đẩy các Hiệp định Thương mại khu vực, đa phương, song phương và trong các lĩnh vực cụ thể.

Cụ thể như Chương trình Nghị sự phát triển Doha đàm phán thương mại đa phương cũng như mười bảy Hiệp định Thương Mại Tự do mà Mỹ hiện đang là một bên.

Đại sứ Schwab cũng giám sát tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Ả Rập Xê Út, Việt Nam và Ukraine, cũng như hoàn tất đàm phán song phương Mỹ – Nga cho việc gia nhập WTO của Nga.

Trong vai trò thúc đẩy thương mại, bà Schwab đã giải quyết dứt điểm tranh chấp kéo dài hai thập kỷ với Canada về sản phẩm gỗ thân tùng, khởi động hay bắt tay vào giải quyết các tranh chấp thương mại đa phương với Trung Quốc, Liên Minh Châu Âu và các quốc gia khác chủ yếu về các vấn đề rào cản thị trường, sở hữu trí tuệ và bảo hộ bất hợp pháp.

Trên cương vị của mình, Đại sứ Schwab đã thành công trong việc ký kết thỏa thuận Hiệp định Thương mại tự do với các quốc gia như Peru, Colombia, Panama và Hàn Quốc; đạt được phê chuẩn của Quốc Hội cho các Hiệp định thương mại Tự do với Bahrain, Oman, và Peru; giám sát Hiệu lực thi hành của chín Hiệp định Thương Mại tự do và hàng tá các Hiệp định đầu tư và Thương Mại khác. Các Hiệp định Thương mại tự do với Colombia, Panama và Hàn Quốc đang chờ sự phê chuẩn của Quốc Hội.

Từ năm 1995 – 2003, Bà Schwab nắm giữ cương vị là Giám Đốc Public Policy Đại Học Maryland. Trước khi tham gia Chính Phủ Của Cựu Tổng Thống Bush, Bà giữ chức Chủ Tịch và Giám Đốc Điều Hành (CEO) của Tổ chức Hệ thống Đại học Maryland. Trước đó Schwab làm việc cho Công ty Motorola, nơi bà nắm giữ cương vị Giám Đốc Phát triển Hợp tác Kinh doanh, tập trung chủ yếu vào việc Hoạch định Chiến lược và Đàm phán ở Trung Quốc và các Quốc Gia khác của Châu Á.

Trong suốt thời gian nắm quyền của Cựu Tổng Thống Bush, bà là Trợ lý Tổng thư ký thương mại kiêm Tổng giám đốc Dịch vụ Thương mại Hoa Kỳ và nước ngoài, chịu trách nhiệm xúc tiến xuất khẩu của Mỹ thông qua mạng lưới toàn cầu bao gồm hơn 200 văn phòng khu vực và 1300 nhân viên đa quốc gia.

Trong thập niên 80, Schwab được biết đến với vai trò là chuyên gia chính sách đối ngoại, nông nghiệp, và thương mại quốc tế và là Giám Đốc Pháp lý của Thượng Nghị sỹ John C. Danforth (R-Mo.), đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều dự luật về chính sách thương mại của Mỹ như các mốc luật ban hành năm 1984 và 1988.

Schwab còn nắm giữ trọng trách là Chuyên viên Chính sách Thương mại của Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo. Công việc đầu tiên của bà là Nhà đàm phán thương mại nông nghiệp của Phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ.

Bà có bằng Cử Nhân của trường Williams về Kinh Tế Chính Trị, bằng Thạc sỹ về Chính Sách Phát Triển của Trường Đại Học Stanford (Viện Nghiên Cứu Thực Phẩm), bằng Tiến Sỹ về Chính Sách Công và Kinh Doanh Quốc Tế của Đại Học George Washington.

—–

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

——————————————————-

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn xin cấp phép đầu tư;

2. Tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp liên doanh;

4. Các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư trong nước;

5. Tư vấn thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam;

6. Dịch vụ tư vấn Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;