Khách hàng: Kính thưa Luật sư, có vụ án thực tiễn nào liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? Trên thực tế giữa hành vi vi phạm hợp đồng hay bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có dễ dàng nhận biết không?
Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Công ty Luật LVN Group, đối với câu hỏi của bạn, Công ty chúng tôi sẽ đưa ra một số vụ án thực tiễn và bình luận như sau:
1. Bản án hình sự sơ thẩm sổ 02/2007/HSST, ngày 25/01/2007 (Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì – Hà Nội)
Dưới đây chúng tôi đã sưu tầm của Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì – Hà Nội, Bàn án hình sự sơ thẩm sổ 02/2007/HSST, ngày 25/01/2007 – Vụ án liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Rạng sáng ngày 14/6/2006, Nguyễn Ngọc Đồng (lái xe thuê cho ông Lương Ngọc Tuyên) điều khiển xe ô tô chở khách mang biển số 37N – 0655 trên đường 1A theo hướng Thường Tín – Hà Nội. Do không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát nên đã để đầu xe bên phải đâm vào góc trái thành sau xe ô tô mang biển số 36L – 2974 do anh Trần Ngọc Quang điều khiển đỗ bên phải đường cùng chiều. Hậu quả là nhiều hành khách trên xe bị thương vong gồm: cháu Trịnh Kim Chi chết tại chỗ; chị Nguyễn Thị Hương Mai bị thương nặng tử vong trên đường đi cấp cứu; chị Nguyễn Thị Kim Liên bị gãy xương đùi trái, vỡ xương hông, sảy thai, với tỉ lệ thương tật là 33%; anh Cao Xuân Mạnh bị thương nhẹ. Do không thỏa thuận được vấn đề bồi thường với chị Nguyễn Thị Kim Liên, nên chị Liên đã yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền là 48.325.000 đồng.
Nghiên cứu phần xét xử về bồi thường thiệt hại trong vụ việc này, tác giả nhận thấy một số vấn đề mâu thuẫn ở chỗ:
Trong phần xét thấy, Hội đồng xét xử đã kết luận “thiệt hại của chị Liên là do bị cáo đã điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ là xe ô tô thuộc sở hữu của ông Lương Ngọc Tuyên gây ra. Do đó, cần buộc ông Lương Ngọc Tuyên bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chị Liên theo yêu cầu”. Đây là nhận định hoàn toàn phù hợp với thực tế vụ việc, và thiệt hại trong trường hợp này là do hành vi trái pháp luật của anh Đồng gây ra. Hơn nữa, anh Đồng là lái xe thuê cho ông Tuyên, nên đây là trường họp người làm công gây thiệt hại, nên việc buộc ông Tuyên bồi thường là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, trong phần Quyết định, Hội đồng xét xử lại vận dụng Điều 623 (nay là điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015) làm căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại – điều đó là không chính xác.
Đối với trong trường hợp này, Hội đồng xét xử sẽ phải vận dụng quy định tại Điều 622(nay là điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015) về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra mới phù hợp. Hơn nữa, người bị thiệt hại là hành khách trong hợp đồng vận chuyển hành khách, nên phải vận dụng cả quy định tại Điều 533 (nay là điều 528 Bộ luật dân sự năm 2015) mới đầy đủ.
2. Bản án sỗ 31/2014/DS-ST về tranh chấp BTTH ngoài hợp đồng, Đà Nằng
Dưới đây là bản án của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, TP. Đà Năng, Bản án sỗ 31/2014/DS-ST về tranh chấp BTTH ngoài hợp đồng, Đà Nằng, ngày 20 tháng 5 năm 2014 – bản án liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Vào ngày 07 tháng 6 năm 2013, xe ô tô mang biển kiểm soát 43 s – 6420 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Dịch vụ vận chuyển Hoàng Hải Tùng (sau đây gọi tắt là Công ty Hoàng Hải Tùng) chở đoàn giáo viên và người thân Trường Tiểu học số 2 Hòa Phước đi tham quan Nha Trang – Đà Lạt.
Khi đi qua đèo Khánh Lê – Lâm Đồng tại Km 44+720 thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa thì bị tai nạn giao thông. Vụ tai nạn làm chết 07 người (trong đó có bà Nguyễn Thị Mai, vợ của nguyên đơn Phạm Công Hải) và 22 người bị thương. Ngày 24 tháng 9 năm 2013, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã xác định nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn là do lái xe Nguyễn Hải điều khiển xe ô tô qua đường đèo dốc, quanh co nguy hiểm nhưng không giảm tốc độ xe.
Thao tác phanh sai kỹ thuật làm phanh chính liên tục vượt quá tần suất cho phép nên áp suất khí nén của xe ô tô cung cấp liên tục bị giảm dần hiệu quả sau đó phanh xe ô tô bị mất tác dụng làm phương tiện chạy nhanh và mất lái khi xe đang xuống dốc ôm cua phải, đã tông vào vách núi có tảng đá nằm bên trái lề đường hướng Bắc và gây ra vụ tai nạn. Sau tai nạn xảy ra, do thương lượng giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại không thành công, ông Phạm Công Hải đã khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong phần xét thấy, Hội đồng xét xử đã nhận định yêu cầu của ông Hải là yêu cầu bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 623 (nay là điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015) và được hướng dẫn bởi Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Do đó, khi đưa ra quyết định, Hội đồng xét xử đã vận dụng cơ sở pháp lý tại các Điều 604, 605, 610, 623 và 305 (tương ứng là điều 584, 585, 591, 600 Bộ luật dân sự năm 2015).
3. Bình luận vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ở trên
Đối với vụ việc, căn cứ những tình tiết trong vụ việc này, việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng xét xử còn một số vấn đề tồn tại như sau:
– Thiệt hại không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà do hành vi điều khiển phương tiện của lái xe không đúng kỹ thuật, nên không thể kết luận đây là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
– Hội đồng xét xử vận dụng cả Điều 604 và Điều 623 Bộ luật dân sự trước đây để giải quyết là chưa phù hợp, bởi vì tinh thần của Điều 604 (nay là điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015) xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, còn Điều 623 (điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015) lại xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Việc dẫn chiếu như vậy có thể dẫn đến cách hiểu rằng thiệt hại xảy ra vừa do hành vi trái pháp luật vừa do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
– Người bị thiệt hại chính là hành khách trong hợp đồng vận chuyển nhưng Hội đồng xét xử không dẫn chiếu cơ sở pháp lý là Điều 533 của Bộ luật trước đây là không đầy đủ. Bởi Điều luật này quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vận chuyển cũng như của hành khách khi gây ra thiệt hại.
Trong một số trường hợp khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, tòa án lại bác đơn khởi kiện bởi người bị thiệt hại đã khởi kiện không đúng đối tượng. Điều này là không hợp lý, bởi vì việc xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong nhiều trường hợp là rất khó, đòi hỏi phải có những nhà chuyên môn mới có thể vận dụng quy định pháp luật để xác định được chủ thể phải bồi thường. Do đó, trong những vụ việc này, tòa án phải giải thích cho người bị thiệt hại biết để họ khởi kiện cho đúng, Tòa án không thể bác đơn khởi kiện.
Trân trọng!
4. Vụ án Quyết định giám đốc thẩm số 30/2010/DS-GĐT, ngày 22/01/2010 của Tòa Quân sự, TAND tối cao
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 10-5-2003, cháu Nguyễn Hữu Lợi, sinh năm 1997 (là con của anh Nguyễn Hữu Công) bị điện giật chết tại nhà ông Huỳnh Chí Dũng tại ấp 3 xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nguyên nhân do đường dây hạ thế chạy ngang qua nhà ông Dũng bị hở mạch điện dẫn điện qua mái tole nhà ông Dũng đến dây chằng bằng sắt xuống đất, khi cháu Lợi đi ngang qua chạm vào dây chằng thì bị điện giật chết tại chỗ (theo kết luận của Công an huyện Cái Bè). Đường điện trên do Chi nhánh điện Cái Bè quản lý và ký hợp đồng bán điện cho các anh Trần Văn Ri và Nguyễn Văn Sua nên anh Công yêu cầu Chi nhánh điện Cái Bè phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh các khoản tổng cộng là 28.000.000 đồng.
Tuy nhiên, Chi nhánh điện Cái Bè từ chối bồi thường với lý do ngày 17/01/2003, Công ty Điện lực 2, tỉnh Tiền Giang do ông Nguyễn Văn Bạch (Trưởng Chi nhánh điện Cái Bè) làm đại diện ký hợp đồng bán điện cho ông Nguyễn Văn Xua (Sua) đại diện tổ điện xã Tân Hưng. Theo hợp đồng thì tổ điện xã Tân Hưng phải chịu trách nhiệm về kỹ thuật đường dây từ sau công tơ tổng. Việc cháu Lợi bị điện giật chết là do đường dây hạ thế (sau công tơ tổng) bị hở mạch điện. Đường dây này do tổ điện quản lý, sử dụng nên Chi nhánh điện huyện Cái Bè không chịu trách nhiệm bồi thương thiệt hại về cái chết của cháu Lợi mà do tổ điện phải chịu trách nhiệm. Chi nhánh tự nguyện hỗ trợ cho gia đình cháu Lợi là 3.000.000 đồng.
Vụ việc này đã được Tòa án nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm với Bản án dân sự sơ thẩm số 226/2006/DS-ST ngày 24/7/2006 và Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã xét xử phúc thẩm với Bản án dân sự phúc thẩm số 540/2006/DS-PT ngày 18/10/2006. Trong đó, cả hai cấp tòa đều bác yêu cầu khởi kiện của anh Công về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại với lý do anh Công đã không khởi kiện đúng chủ thể.
Trong vụ việc này, ta thấy việc hai cấp Tòa cùng bác đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại của anh Công vừa không hợp tình vừa không hợp lý. Thực tế cho thấy, trong vụ việc này, để có thể xác định chính xác chủ thể phải bồi thường thiệt hại là điều rất khó, đặc biệt là đối với những người không có chuyên môn như anh Công. Lẽ ra trong trường hợp này, Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm phải hướng dẫn anh Công khởi kiện đúng chủ thể thì cả hai cấp Tòa lại bác yêu cầu.
Chính vì những phán quyết không hợp lý này đã dẫn đến cả hai bản án đều bị hủy bởi Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Đồng thời vụ việc được giao cho Tòa án nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang xét xử sở thẩm lại.
Trân trọng!
5. Bản án số 31/2014/DS-ST về tranh chấp BTTH ngoài hợp đồng, Đà Nằng, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Dưới đây sẽ là bản án ở Tòa án nhân dân quận Hải Chậu, TP. Đà Nằng, Bản án số 31/2014/DS-ST về tranh chấp BTTH ngoài hợp đồng, Đà Nằng, ngày 20 tháng 5 năm 2014. Vụ án này liên quan đến việc do không phân biệt hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại với tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại, nên việc áp dụng căn cứ pháp lý và xác định chủ thể chịu TNBTTH không hợp lý.
“Khoảng 16 giờ ngày 02/10/2010 Trần Trí Việt có giấy phép lái xe hạng c là lái xe thuê cho anh Phạm Văn Ngọc điều khiển xe ô tô taxi mang BKS 88K – 2295 hãng Đồng Tâm thuộc Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Sông Lô, Vĩnh Phúc (anh Ngọc được quyền sử dụng chiếc xe ô tô theo hợp đồng góp vốn với Công ty Sông Lô) từ thị trấn Tam Đảo xuống xã Hợp Châu. Khi đến kml 7+900 Quốc lộ 2B thuộc địa phận xã Hồ Sơn, đường cong cua gấp khúc nguy hiểm, đường đèo dốc, Việt đi với tốc độ khoảng 30km/h. Khi đang vào cua tay áo về bên phải, phát hiện phía trước ngược chiều có 01 xe ô tô tải mang BKS 88H – 8974 kéo rơ moóc 88R – 0044 do anh Đào Văn Phúc điều khiển chở xi măng lên thị trấn Tam Đảo bị chết máy, không đi được dừng ở ngang dốc, sát lề đường bên phải theo hướng đi. Phần rơ moóc xe ô tô dài nên phần đuôi xe lấn gần hết phần đường của xe đi ngược chiều, anh Phúc chuyển các bao xi măng trên xe xuống rãnh nước bên trái đường để làm đường cho các phương tiện đi qua. Lúc này phía trước cùng chiều Việt có một xe mô tô mang BKS 88K5 – 4391 do anh Nguyễn Văn Sơn điều khiển đang dừng ở sát lề đường bên phải, Việt không giảm tốc độ mà đánh tay lái sang bên phải để tránh. Do đi nhanh, không làm chủ tốc độ nên xe ô tô của Việt đã đâm vào đuôi xe mô tô của anh Sơn. Xe ô tô bị rê trượt đẩy xe mô tô vào vách núi bên phải hướng đi, xe mô tô và anh Sơn nằm dưới gầm trước xe ô tô của Việt. Hậu quả anh Sơn bị thương nặng. Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 292/PY/2010/TT ngày 01/12/2010 của Trung tâm pháp y Sở Y tế Vĩnh Phúc kết luận: Tổn hại sức khỏe ở thời điểm hiện tại là 91 %.”
Trong vụ việc này, thiệt hại hoàn toàn do hành vi trái pháp luật của lái xe Việt gây ra, nhưng Hội đồng xét xử lại xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và áp dụng Điều 623 (nay là điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015) để xét xử là không đúng. Chính vì sự nhầm lẫn này dẫn đến việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không chính xác.
Theo quy định pháp luật, Hội đồng xét xử phải xác định đây là trường hợp người làm công gây thiệt hại và phải áp dụng quy định tại Điều 622 (nay là điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015) để giải quyết. Theo đó, người phải bồi thường thiệt hại là anh Ngọc (người sử dụng người làm công) mới đúng quy định. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử lại buộc Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Sông Lô và anh Phạm Văn Ngọc phải bồi thường thiệt hại cho anh Sơn là không đúng.
Trân trọng!