Vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp thực tiễn về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, hiện nay đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định ở đâu? Trên thực tế việc xác định giữa trường hợp súc vật gầy thiệt hại với hành vi gây thiệt hại có liên quan đến súc vật có dễ nhầm lẫn với nhau không? Đã có vụ việc nào cơ quan có thẩm quyền xét xử có liên quan đến vấn đề này?
Cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty, chúng tôi trả lời bạn với những nội dung sau:
1. Cơ sở pháp lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra được quy định cụ thể trong Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015.
“Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Mặc dù súc vật và thú dữ đều là các loài động vật và đều có khả năng gây ra những thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh, dẫn đến việc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu hoặc các chủ thể khác. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật và thú dữ gây ra lại được quy định khác nhau. Điều này được giải thích bởi những đặc điểm khác biệt về bản năng tính loài giữa súc vật và thú dữ.
Không giống như pháp luật Việt Nam, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới mà cuốn sách này nghiên cứu đều quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các loài động vật gây ra chứ không tách biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thú dữ hay do súc vật cũng như các loài động vật khác gây ra.
Ví dụ 1: trong Bộ luật Dân sự Pháp, tất cả các trường họp động vật gây thiệt hại đều được giải quyết trên cơ sở pháp lý tại Điều 1385 với nội dung: “chủ sở hữu một con vật hoặc người sử dụng con vật ấy phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do con vật gây ra, dù nó đang được coi giữ hoặc bị xổng ra”.
Ví dụ 2: Trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật gây ra đều được thể hiện thông qua quy định tại Điều 718: “người chiếm hữu động vật phải bồi thường thiệt hại do nó gây ra cho người thứ ba; song điều này không áp dụng nếu người chiếm hữu đã bảo quản nỏ với sự quan tâm đúng mức phù họp với đặc tỉnh và bản chất của động vật. Người chăm sóc động vật thay cho người chiếm hữu cũng gánh vác trách nhiệm nêu ở phần trên”.
=> Sự tách biệt các trường hợp bồi thường thiệt hại do động vật gây trong Bộ luật Dân sự của Việt Nam đảm bảo việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường trong các trường họp khác nhau một cách chi tiết hơn.
Tuy nhiên, việc tách biệt sẽ rơi vào việc liệt kê các trường hợp bồi thường thiệt hại do động vật gây ra, mà việc liệt kê sẽ không thể bao quát được tất cả các trường hợp động vật gây thiệt hại, dẫn đến việc khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại sẽ phải viện dẫn quy định tương tự pháp luật để giải quyết. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp, cơ quan áp dụng đã viện dẫn quy định một cách không chính xác. Thực tế này cho thấy việc hoàn thiện cơ cấu các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật gây ra là một trong những yêu cầu mà cuốn sách này cần phải giải quyết.
2. Súc vật là gì ?
Theo từ điển tiếng việt, Súc vật hay còn gọi là vật nuôi theo cách hiểu chung nhất là những loài động vật được nuôi trong nhà, chúng có thể được thuần hóa (hoàn toàn) hoặc bán thuần hóa (thuần hóa một phần) hoặc được thuần dưỡng, huấn luyện. Súc vật có thể bao gồm gia súc, gia cầm, thú cưng hoặc vật nuôi khác. Súc vật được nuôi và sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, thể thao, giải trí, bầu bạn và các công việc khác. Dưới đây là danh sách liệt kê các loài động vật được nuôi trong nhà.
Súc vật được hiểu đó là “thú vật nhà”, hay “thú vật nuôi trong nhà”, “con vật nuôi trong nhà”. Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất thì “súc vật là những loại vật nuôi trong nhà”. Tuy nhiên, vật nuôi trong nhà có thể là thú hoặc chim, mà súc vật là động vật thuộc lớp thú, đó là “một loài động vật có 4 chân, có vú và sinh con”, khác với gia cầm là “giống vật có cánh nuôi trong nhà như gà, vịt, ngỗng”. Ngoài ra, súc vật còn được hiểu là “thú dữ được thuần hóa,…”.
Như vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 không đưa ra khái niệm súc vật, nhưng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về súc vật được đưa ra. Nhìn chung, các cách định nghĩa này đều khẳng định súc vật là loài thú đã được thuần dưỡng để nuôi ở trong nhà.
Vậy thú giữ và súc vật khác nhau hay giống nhau? Thú dữ có những đặc điểm khác biệt so với súc vật, trong đó đặc điểm đặc biệt quan trọng đó là con người chưa thể thuần dưỡng được thú dữ. Còn những loài thú mà có thể thuần dưỡng để nuôi trong nhà thì về bản chất đều “không dữ”. Do đó, ta chỉ nên coi súc vật là một loài thú (không dữ) chứ không nên coi chúng là thú dữ. Từ những phân tích này, có thể đưa ra khái niệm súc vật như sau:
“Súc vật là những loài động vật đã được con người thuần dưỡng để trở thành những vật nuôi trong nhà, sống thân thiện với con người và môi trường xung quanh, con người có thể điều khiển được hoạt động của chúng để phục vụ cho các nhu cầu của mình.”
Đối với thực tiễn vụ việc liên quan đến một số trường hợp nhầm lẫn giữa trường hợp súc vật gầy thiệt hại với hành vi gây thiệt hại có liên quan đến súc vật vẫn còn tồn tại, điều đó dẫn đến việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là không chính xác
Để áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, thì phải xác định nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là do hoạt động tự thân của súc vật gây ra thiệt hại.
Trường hợp nếu do hành vi sử dụng hoặc tác động của con người khiến cho súc vật gây thiệt hại thì khi giải quyết phải áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp, tòa án vẫn bị nhầm lẫn trong việc xác định nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là do súc vật hay do hành vi của người sử dụng gây ra.
3. Vụ việc quan đến vấn đề cần bàn
Sau đây là vụ việc liên quan đến vấn đề một số trường hợp nhầm lẫn giữa trường hợp súc vật gầy thiệt hại với hành vi gây thiệt hại có liên quan đến súc vật, khi xác định không đúng thì sẽ dẫn đến việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là không chính xác, chúng tôi đã sưu tầm vụ việc sau.
“Khoảng 8 giờ ngày 14/7/2004 ông Quy cho bò ăn bên lề phải của Quốc lộ 53 (tính hướng Vĩnh Long đi cầu Mới) thuộc ấp Cầu Ván, xã Tân Long Hội. Ông chuẩn bị dẫn bò qua quốc lộ về nhà, khi ông quan sát xe lưu thông trên quốc lộ, ông thấy xe của ông Nhã từ hướng Vĩnh Long về cầu Mới cách ông khoảng 400 – 500 mét, thấy đảm bảo khoảng cách an toàn nên ông dẫn bò qua đường. Khi ông dẫn bò qua gần được nửa đường thì phát hiện xe của ông Nhã chạy vận tốc rất cao, không có còi báo, không phanh giảm tốc độ nên đã đụng thẳng vào chân trước của con bò, trước lên cổ con bò, làm gãy cổ con bò ngã chết tại chỗ. Ông Nhã thì ngã trên con bò và xe bay qua con bò, xe ông Nhã bị hư hỏng phần đầu, còn ông Nhã bị u đầu, không thương tích gì khác. Qua sự việc này, ông Quy xác định ông có lỗi dẫn bò qua quốc lộ, còn ông Nhã cỏ lỗi chạy xe vận tốc cao, nên ông không đồng ý bồi thường toàn bộ cho ông Nhã mà ông đồng ý bồi thường theo các toa thuốc hợp lệ.”
4. Xét xử sơ thẩm vụ việc
Vụ việc này đã được Tòa án nhân dân huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long xét xử bằng Bản án sơ thẩm số 31/DSST ngày 26/4/2005.
Trong đó, Tòa án xác định đây là trường hợp súc vật gây thiệt hại nên đã áp dụng Điều 609, 610, 611, 629 Bộ luật Dân sự trước đây (là năm 1995). Đó là chấp nhận một phần yêu cầu của ông Nhã. Buộc ông Quy và bà cầm liên đới bồi thường cho ông Nhã 6.172.800 đồng.
Đến ngày 8/5/2005 ông Quy kháng cáo. Tuy nhiên Tòa án phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo và giữa nguyên án sơ thẩm.
5. Xét xử phúc thẩm vụ việc
Sau khi xem xét các tình tiết trong vụ việc này, có thể thấy rằng con bò nhà ông Quy không có bất kì hoạt động gây thiệt hại nào (không húc, không đá, không lao vào,…). Thiệt hại xảy ra là do hành vi vi phạm của ông Quy (dắt bò qua quốc lộ) và hành vi phóng nhanh của ông Nhã. Do đó, không thể xác định đây là thiệt hại do súc vật gây ra, mà phải là thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, và phải áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi mới chính xác.
Chính vì sự nhầm lẫn này mà Tòa án sơ thẩm đã xác định sai chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Lẽ ra chỉ có ông Quy phải chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình, thì Tòa án lại buộc cả ông Quy và bà Cầm là vợ ông Quy phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Trân trọng!
Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)