Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ Luật Hình sự 1999

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 của Quốc hội

Luật số 60/2014/QH13 của Quốc hội : LUẬT HỘ TỊCH

2. Luật sư tư vấn:

Kính gửi Công Ty Luật LVN Group. Tôi mong Luật sư tư vấn giải quyết cho gia đình tôi một việc sau đây :Tôi có 3 cô em họ, cô cả có chồng, không có con, nhưng bệnh nặng đã mất được ba năm, hai em còn lại trên 40t chưa chồng. Bố mẹ các em mất để lại cho một nhà trọ ở Khu công nghiệp Nam Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Lúc cô cả còn sống ba chị em thỏa thuận tài sản trên chia đều cho ba người.Cô cả mất thì chồng hưởng thay phần cô cả là 1/3 tài sản . Khi anh rể của các em gái trên chưa lấy vợ vẫn ở cùng nhà trên, và số tiền thu nhập cho thuê phòng trọ cùng hưởng theo tỷ lệ trên. Năm nay 2016 anh rề đó lấy vợ (không đăng ký kết hôn, chỉ làm lễ ra mắt) định đưa vợ mới vào ở chung, nhưng các em gái tôi không đồng ý. Vậy tôi muốn hỏi: 1. Nếu anh rể kết hôn với vợ mới thì còn được hưởng 1/3 tài sản của vợ cũ không ? 2. Nếu anh rể đòi lại 1/3 tài sản thì phải bán nhà, nhưng các em gái tôi không chịu vì sẽ không có nhà ở và không có thu nhập bởi các cô chỉ trông vào thu nhập cho thuê phòng trọ. 3. Về pháp lý thì khi có tranh chấp tài sản nên giải quyết theo luật ra sao ? Xin trân trọng cảm ơn

1. Tài sản là 1/3 nhà trọ mà chị cả được thừa kế được xác định là tài sản được thừa kế riêng theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…”

Vì vậy khi chị cả chết thì phần tài sản mà được thừa kế trước đây sẽ được chia thừa kế theo pháp luật ( bởi không có di chúc), điều 651 Bộ luật dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Chị cả chết, và không có con,do đó người chồng là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất hưởng di sản thừa kế. Vậy trong trường hợp này, người chồng vẫn được thừa kế tài sản của chị cả. Và tài sản này sẽ là tài sản thuộc sở hữu riêng của anh rể, người vợ mới không có quyền sở hữu.

2. Việc anh rể đòi lại 1/3 tài sản là quyền lợi chính đáng đối với tài sản mà mình được thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với ngôi nhà này là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Khi có tranh chấp tài sản thừa kế, như đã trình bày ở trên quyền yêu cầu chia thừa kế của anh rể là hoàn toàn hợp pháp, vì thế trong trường hợp có tranh chấp và khởi kiện thì Tòa án sẽ giải quyết quyền lợi cho người anh rể đối với tài sản mà anh ta được thừa kế hợp pháp.

Chào các Luật sư của LVN Group của công ty luật LVN Group. Tôi là H,hiện là kế toán trưởng của công ty dịch vụ công ích quận 10. Năm 2000 tôi kết hôn với chị T và đến năm 2004 tôi mua được căn nhà mặt tiền đường Nguyễn Tri Phương. Năm 2011 vợ tôi bỏ nhà đi đến nay chưa có tung tích và tôi được biết bà ấy bỏ đi theo người đàn ông khác. Nay có một công ty Trách nhiệm hữu hạn kinh doanh may mặc mời tôi góp vốn. Tôi muốn đem căn hộ của tôi mua năm 2004 để góp vốn có được không. Cám ơn các Luật sư của LVN Group,mong được sự giúp đỡ sớm nhất từ các Luật sư của LVN Group.

 Tài sản: căn hộ mua năm 2004 được xác định là tài sản chung của vợ chồng theo quy định điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Cũng theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình thì việc định đoạt, sử dụng tài sản chung sẽ do vợ, chồng thỏa thuận; đối với trường hợp tài sản chung là bất động sản thì việc thỏa thuận phải lập thành biên bản; vì thế nếu như anh muốn đem căn hộ để góp vốn thì cần phải có sự thỏa thuận thống nhất bằng văn bản với vợ của mình thì việc góp vốn mới có hiệu lực.

Theo thông tin anh cung cấp thì người vợ bỏ nhà đi đến nay chưa có tung tích tuy nhiên anh lại biết là đi cùng người đàn ông khác; vì thế nếu như anh có thể liên lạc được với vợ của mình thì có thể thực hiện việc thỏa thuận để định đoạt căn nhà theo dự định của mình

Nếu như không liên lạc được, anh cần thực hiện các biện pháp thông báo, tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú. Nếu như đã áp dụng mọi biện pháp mà vẫn không có tin tức thì anh cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích theo quy định pháp luật dân sự:

Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Nộp đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích tại Tòa án nhân dân huyện nơi người vợ cư trú trước khi mất tích, gồm:

– Đơn yêu cầu 

– Tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm.

Nếu như Tòa án chấp nhận yêu cầu và ra quyết định tuyên bố một người mất tích. Mặc dù tuyên bố mất tích nhưng anh cũng không phải người được định đoạt tài sản chung mà chỉ có thể có quyền quản lý tài sản đó. Vì vậy, để có thể góp vốn căn hộ buộc anh phải có sự thỏa thuận bằng văn bản với vợ của mình.

Em có một người bạn có con với một người trung quốc nhưng không được đăng ký kết hôn. Nay bạn em muốn nhập quốc tịch Việt Nam cho con thì cần thủ tục gì?

Theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 về điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

“…Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;…”

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

– Bản sao giấy khai sinh; hộ chiếu; hoặc những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của con

– Bản khai lý lịch

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài

Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam được nộp tại Sở Tư pháp nơi trước đây người mẹ cư trú tại Việt Nam. Thủ tục giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam

Tôi và vợ không còn yêu nhau nữa, đã có một người con. Vì tình cảm vợ chồng không còn được như xưa nên tôi muốn thay đổi họ của con là họ cha thì phải làm như thế nào. Tôi họ Nguyễn?

Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp thay đổi họ:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại…

2. Việc thay đổi họ cho con từ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người đó…”

Trường hợp đăng ký thay đổi họ cho con dưới 18 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai- có nghĩa khi anh muốn thay đổi họ cho con thì còn phải có sự đồng ý của người vợ trong tờ khai.

Vì thế trường hợp con của bạn dưới 9 tuổi thì khi muốn thay đổi họ của con từ họ của mẹ sang họ cha thì cần phải có sự đồng ý của vợ trong tờ khai; trường hợp con từ 9 tuổi trở lên thì còn phải được sự đồng ý của con.

Em có khoản tiền tiết kiệm trước hôn nhân; và không muốn cho chồng biết; vậy làm sao để sau khi ly hôn chứng minh được đó là tiền của mình trước hôn nhân vì sổ tiết kiệm một tháng đáo hạn một lần?

 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Sổ tiết kiệm là tài sản riêng của bạn; bạn hoàn toàn có đầy đủ quyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với số tài sản này và không bị hạn chế ngay cả khi chồng bạn biết về việc bạn có sổ tiết kiệm. Trừ khi hai bạn có thỏa thuận nhập tài sản này vào khối tài sản chung. Việc chia tài sản sau ly hôn được thực hiện như sau: tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó

Vì vậy, khi đã là tài sản riêng trước hôn nhân thì trường hợp có ly hôn Tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật: tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó; hơn nữa nếu người chồng muốn chia tài sản là sổ tiết kiệm này thì người chồng phải có nghĩa vụ chứng minh sổ tiết kiệm là tài sản chung.

Em năm nay 24 tuổi có vợ, vợ e mới sinh. Em và một cô bé 16 tuổi đang yêu nhau được 2 năm rồi. Vì gia đình cô ấy không đồng ý, nên em và người yêu đã cùng nhau bỏ trốn. Vậy việc này em có bị tố giác về hình sự không? Cảm ơn Luật sư của LVN Group?

Theo quy định của pháp luật, chỉ khi người đã có vợ/ chồng chung sống như vợ chồng với người khác; người chưa có vợ/ chồng chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đã có vợ/ chồng thì mới có thể xử phạt hành chính hoặc xem xét về tội phạm hình sự. Ở đây bạn chỉ nói là cùng nhau bỏ trốn nên có thể chia trường hợp như sau:

1. Có hành vi sống chung với nhau như vợ chồng:

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC Chung sống như vợ chồng được hiểu: là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

Bộ Luật Hình sự quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như sau: ” 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm…”

Để cấu thành tội này, thì bạn phải có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác; hành vi đó phải gây hậu quả nghiêm trọng (dẫn đến việc một bên của quan hệ hôn nhân phải ly hôn hoặc làm cho vợ, chồng hoặc con cái phải tự sát…) hoặc hành vi đó đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.

Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp thì việc bạn bỏ nhà đi chung sống với bạn gái chưa gây nên hậu quả nghiêm trọng; và hai người cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi sống chung như vợ chồng thì chưa bị khởi tố hình sự.

Tuy nhiên hành vi sống chung như vợ chồng sẽ bị xử phạt hành chính:

Nếu hai bạn sống chung với nhau như vợ chồng thì hành vi đó đã vi phạm quy định pháp luật về hôn nhân- vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. 

Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;..”

2. Nếu chỉ bỏ trốn mà chưa có hành vi chung sống như vợ chồng thì cũng không bị khởi tố, truy tố về tội phạm hình sự.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group