Vụ tranh chấp được quan tâm đến mức, Fairplay – một tạp chí hàng hải rất có uy tín của Anh, số ra ngày 19/11/1987 (gần một năm trước khi Tòa Thượng viện đưa vụ án ra xét xử) viết: “Chúng ta hy vọng rằng Tòa Thượng viện sẽ xem xét đầy đủ… nếu không thì sẽ mất đi cơ hội “ngàn năm có một” để cho một tòa án có uy tín nhất trong thế giới hàng hải bày tỏ quan điểm của mình…”.  

Tàu Kyzikos được chủ tàu là Bulk Transport Group Shipping Ltd. cho người thuê vận chuyển (Seacrystal Shipping Ltd.) thuê theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) mẫu Gencon để chở hàng từ Italy đi 1 hoặc 2 cảng ở vịnh Mỹ.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyếngọi:1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài Ảnh minh họa

Tàu đến cảng (khu neo đậu) nhưng không thể vào cầu vì thời tiết xấu (có nhiều sương mù),  trạm hoa tiêu phải đóng cửa, ngừng việc dẫn tàu vào cầu mặc dù lúc đó cầu cảng còn trống và sẵn sàng tiếp nhận tàu. Theo hợp đồng:  “…một cầu cảng an toàn, tàu luôn luôn đậu nổi, và luôn luôn có thể ra vào cầu được… và thời hạn làm hàng được tính dù tàu đã vào cảng/vào cầu/hoàn thành kiểm dịch/hải quan hay chưa … (… 1 safe berth, always accessible… Laytime to count wibon, wipon, wifpon, wiccon…)”. Chủ tàu cho rằng thời hạn làm hàng bắt đầu tính sau khi hết thời hạn thông báo (notice time) là đúng và sau khi hết thời hạn làm hàng, người thuê vận chuyển phải trả tiền phạt. Người thuê vận chuyển không chấp nhận quan điểm của chủ tàu. Liên quan đến việc người thuê vận chuyển có phải trả tiền phạt hay không, ngoài những yếu tố khác, vấn đề quan trọng là phải xem xét tác dụng của thuật ngữ  “whether in berth or not” (WIBON).

Hai bên đưa tranh chấp ra trọng tài. Trọng tài phán rằng thuật ngữ WIBON có tác dụng chuyển “hợp đồng thuê tàuđến cầu” (berth charter) thành “hợp đồng thuê tàu đến cảng” (port charter) nên lý lẽ của chủ tàu là đúng, và họ thắng kiện. Người thuê  chống án. Tại  tòa (High Court, Queen’s Bench Division), thẩm phán Webster, ngoài những vấn đề khác, cho rằng “…  ngay cả khi thuật ngữ WIBON có tác dụng chuyển ”hợp đồng thuê tàu đến cầu” thành “hợp đồng thuê tàu đến cảng” thì tàu vẫn chưa phải là một “tàu đã đến” (arrived ship) tại cảng, vì lúc đó người thuê vận chuyển không được sử dụng tàu ngay lập tức và có hiệu quả… (… she was not at that time at the immediate and effective disposition of the charterers…). Người thuê vận chuyển thắng kiện. “Đến lượt” chủ tàu kháng án lên tòa Thượng thẩm (Court of Appeal). Tòa xử rằng (ngoài những vấn đề khác), nhóm từ “whether in berth or not” cho phép  đưa Thông báo sẵn sàng hợp lệ (valid N.O.R.) một khi tàu đã đến cảng ngay cả khi lý do mà tàu không thể vào cầu là vì thời tiết xấu chứ không phải là vì không có sẵn cầu. Tác dụng của  nhóm từ “whether in berth or not” là chuyển ”hợp đồng thuê tàu đến cầu” thành “hợp đồng thuê tàu đến cảng” để cho thời hạn làm hàng (laytime) bắt đầu  tính khi tàu còn đang chờ cầu; tàu đã ở  trạng thái thích hợp (fit state) để vào cầu và dỡ hàng. Như vậy, chủ tàu có quyền đưa TBSS miễn là người thuê vận chuyển có thể sử dụng tàu ngay lập tức và có hiệu quả. Chủ tàu thắng kiện.      

Người thuê vận chuyển chống án lên Tòa Thượng viện, ngoài các vấn đề khác, Tòa  cho rằng tác dụng của nhóm từ WIBON là chuyển “hợp đồng thuê tàu đến cầu” thành “hợp đồng thuê tàu đến cảng” nhưng chỉ liên quan đến trường hợp cầu cảng (berth) không có sẵn cho tàu khi tàu đến cảng. Không thể có bất kỳ lý do chính đáng nào  cho việc chuyển hợp đồng từ dạng này sang dạng khác trong một trường hợp hoàn tòan khác biệt là cầu cảng thì có sẵn cho tàu khi tàu đến cảng nhưng tàu lại không thể vào cầu cảng vì thời tiết xấu. Nhóm từ  “whether in berth or not”phải được giải thích là chỉ  áp dụng trong trường hợp cầu cảng không có sẵn chứ không thể áp dụng khi cầu cảng thì có sẵn nhưng tàu lại không thể di chuyển tới cầu cảng  vì  lý do thời tiết xấu. Nguyên văn: The effect of the phrase (WIBON) was to convert a berth charter party into a port charter party but only in relation to a case where a berth was not available for the ship on her arrival; there was no good reason for applying that effect to a wholly different kind of case where a berth was available for the ship on her arrival but she was prevented by bad weather upon proceeding to it… The phrase “whether in berth or not” should be interpreted as applying only to cases where a berth was not available and not to cases where a berth was available but unreachable by reason of bad weather…”). Người thuê vận chuyển thắng kiện.

Như vậy, chủ tàu không  được áp dụng thuật ngữ WIBON để đưa  TBSS trong trường hợp tàu không thể vào cầu vì thời tiết xấu tuy rằng cầu vẫn trống. Xin nói thêm, có bạn hỏi phí Luật sư của LVN Group cho vụ kiện qua 3 cấp tòa, 1 lần trọng tài này có nhiều không. Chưa ai tiết lộ cả nhưng chắc phải nhiều như… “quân Nguyên” vì  “nếu tính theo giờ làm việc, một Luật sư của LVN Group nước ngoài có tiếng tăm có thể có giá từ 300-550 đôla Mỹ/giờ…” (Thời báo Kinh tế Sài  Gòn, ngày 26/10/2006). Ngay ở Việt Nam ta: “Trong vụ kiện chống bán phá giá tôm, các doanh nghiệp Việt Nam đã tốn khoảng 3 triệu đôla Mỹ, trong đó riêng chi phí Luật sư của LVN Group khoảng hơn 2 triệu đô la Mỹ” (nguồn: cùng báo trên).

Đúng là biết bao công sức, giấy mực và cả một “đống tiền” phải bỏ ra trong vụ án trên để có được một phán quyết “tối cao” về tác dụng của nhóm từ WIBON nhưng cũng “thật đáng đồng tiền, bát gạo” (tiếng Anh gọi là “value for money”) cho “chân lý” đó, nhất là với những người không phải… trả tiền thuê Luật sư của LVN Group. 

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư của LVN Group doanh nghiệp