WTO là một thể chế siêu quốc gia, có khả năng làm suy giảm chủ quyền của các nước thành viên

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 1900.0191

Nội dung trả lời

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).

Hiện tại tổ chức này có 160 thành viên, khi gia nhập WTO các thành viên sẽ có các lợi ích sau:

– Được gìn giữ hoà bình

– Được giải quyết các mâu thuẫn thương mại một cách xây dựng

– Thương mại tự do hơn giúp giảm chi phí cuộc sống

– Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, và phạm vi chất lượng rộng hơn để lựa chọn

– Thương mại làm tăng thu nhập

– Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế và đó có thể là tin tốt lành cho vấn đề việc làm..

Bên cạnh các lợi ích mà WTO mang lại thì WTO cũng có ảnh hưởng có thể coi là không tốt đối với các nước thành viên, đặc biệt là chủ quyền của các quốc gia. Ví dụ:

Khi tham gia WTO cũng có nghĩa là các nước sẽ tham gia vào công cuộc toàn cầu hóa, sẽ có các công ty đa quốc gia hình thành và phát triển. Trước sự bành trướng và sức mạnh khổng lồ của các đại công ty đa quốc gia, các nhà nước phải giới hạn lại vai trò và phạm vi hoạt động của mình và càng yếu thế hơn nữa khi phải tuân thủ các quyết định ràng buộc của các tổ chức quốc tế.

 Các thị trường tài chính quốc tế, với một số lượng giao dịch hàng ngày cao gấp mấy lần ngân sách quốc gia cả năm của những nước nghèo nhất, quả là một sức mạnh rất đáng kể, nhất là khi các dòng chảy tư bản có thể di chuyển rất nhanh từ nước này sang nước khác, ảnh hưởng lên giá trị đồng tiền và tình hình kinh tế của cả một nước. Hơn thế nữa, với mức độ giao lưu và phụ thuộc vào nhau rất cao hiện nay, mọi biến động ở một nơi sẽ lan ra ngay trong cả một khu vực và có thể đi xa hơn nữa, vì ảnh hưởng dây chuyền còn được nhân thêm nữa với tốc độ hiện nay của các phương tiện thông tin và giao dịch điện tử. Sự khủng hoảng tiền tệ ở Á châu năm 1997 cho thấy rõ sự bất lực của một số nhà nước, không kiềm chế được ảnh hưởng của các luồng vốn và phải tuân theo chỉ thị của IMF để ra khỏi bế tắc.

 Ở thời đại Internet, thế giới bước vào một không gian ảo xoá bỏ mọi biên giới địa lý, mọi khoảng cách thời gian, đưa sự tự do thông tin lên đến mức gần như tuyệt đối, hầu như ra khỏi vòng kiểm soát các nhà nước. Nhà nước có vẻ mất chủ động như thế trước sự phát triển vũ bão của cả một vùng kinh tế mang nhiều hình thức mới lạ, khó có thể quản lý với những phương pháp và hệ thống cổ truyền.

Ngoài ra, các điều khoản của Hiệp ước WTO đã cho thấy quyền chủ động các quốc gia bị giới hạn một cách hết sức chi tiết và cụ thể trong nhiều lĩnh vực:

Nông nghiệp: các chính quyền không được tài trợ các nhà sản xuất nông nghiệp nội địa và trợ giá nông sản xuất khẩu nhiều hơn các mức tối đa tính trên các chi tiêu của nhà nước, và phải cam kết sẽ dần dần giảm các viện trợ này theo một lịch trình và tỷ số nhất định. Hiệp ước về nông nghiệp liệt kê tất cả những hình thức viện trợ thuộc thẩm quyền của WTO, cách tính các mức tài trợ tối đa cho phép, những ngoại lệ, những điều kiện để được miễn thi hành các quy tắc của WTO v.v.

Hiệp ước về hàng rào kỹ thuật (technical barriers to trade – TBT): tất cả các chuẩn kỹ thuật áp dụng trong nước phải được công bố cho dân chúng và thông báo lên WTO, không được có tác dụng cản trở ngoại thương, phải bãi bỏ khi không còn cần thiết, phải tương ứng với chuẩn quốc tế, v.v. Mỗi nước phải lập một cơ quan thông tin (enquiry point) để trả lời các câu hỏi của nước khác, cung cấp thông tin tài liệu theo yêu cầu, v.v.

Hiệp ước về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (trade related investment measures – TRIMs): các nhà nước không được ép các nhà đầu tư nước ngoài phải dùng một tỷ lệ tối thiểu tư liệu nội địa, vì như thế vi phạm quy tắc công dân thương mại (national treatment) của WTO. quy tắc này không cho phép phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp bản xứ và doanh nghiệp nước ngoài…

Như vậy, căn cứ vào những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng khi tham gia vào WTO chúng ta sẽ có những quyền lợi và cũng có những mặt hạn chế.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự.