1. Khái quát về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

– Cơ sở pháp lý: Điều 145, điều 146 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

– Theo quy định của Bộ luật hàng hải, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Theo đó:

+ Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;

+ Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;

+ Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng;

Theo Điều 146 quy định về các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm 2 loại:

– Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

– Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Trân trọng!

 

2. Giải đáp tình huống của khách hàng

 

Khách hàng: Kính thưa Luật sư, tôi không biết hiện nay pháp luật quy định về hợp đồng vận tải đường biển như thế nào.

Cụ thể là hiện nay hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định như thế nào? Gồm có mấy loại hợp đồng vận chuyển?

Cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng vào Công ty LVN Group và gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Câu hỏi của bạn, bên chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về hợp đồng nói chung đó là sự thỏa thuận thể hiện ý chí mong muốn giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của họ.

Thứ hai, hiện nay hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định cụ thể tại Chương VII Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 cụ thể quy định về các khái niệm như sau:

– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Hàng hóa trong hợp đồng là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định tại điều 146 được chia ra 2 loại:

+ Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

+ Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

=> Theo như hai loại này, rõ ràng hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển không quy định về hình thức chặt chẽ như Hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Trong khiHợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận thì Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Trân trọng!

 

3. Không đạt số lượng hàng hóa tối đa trên tàu người vận chuyển có được chấm dứt hợp đồng?

 

Khách hàng: Kính thưa Luật sư, liên quan đến số lượng hàng tối đa và tối thiểu của các bên khi giao kết một hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Nếu trường hợp số hàng hóa đã bốc lên tàu biển chưa đạt đủ đến số lượng tối đa theo như hợp đồng đã thỏa thuận của các bên thì bên vận chuyển có được quyền chấm dứt hợp đồng hay không?

Cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, theo như điều 5 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về quyền thỏa thuận trong hợp đồng giữa các chủ thể ký hợp đồng với nhau như sau:

“1. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải có quyền thỏa thuận riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế.

2. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.

3. Trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”

Như vậy, về số lượng hàng hóa tối đa hay hàng hóa số lượng tối thiểu cũng sẽ do các bên thỏa thuận với nhau phù hợp với điều luật quy định và theo như bộ luật cũng chưa có điều khoản quy định cụ thể rằng như thế nào thì số hàng hóa đã bốc lên tàu biển đã đạt đủ đến số lượng tối đa hoặc tối thiểu.

Thứ hai, hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Với câu hỏi của bạn: “Trong trường hợp số hàng hóa đã bốc lên tàu biển chưa đạt đủ đến số lượng tối đa theo như hợp đồng đã thỏa thuận của các bên thì bên vận chuyển có được quyền chấm dứt hợp đồng hay không? ” hiện nay pháp luật hàng hải quy định như sau:

Về trường hợp hợp đồng đương nhiên chấm tại Điều 193 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 như sau:

– Đối với hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt mà không bên nào phải bồi thường thiệt hại, nếu sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong trường hợp sau đây:

+ Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt;

+ Hàng hóa ghi trong hợp đồng bị mất;

+ Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng được coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không kinh tế.

– Trong trường hợp tàu biển đang hành trình mà xảy ra trường hợp quy định ở trên thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế; nếu chỉ có tàu biển bị tổn thất mà hàng hóa được cứu thoát hoặc được hoàn trả thì người vận chuyển có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế đối với số hàng hóa đó.

Về trường hợp quyền chấm dứt hợp đồng của người vận chuyển tại điều 191 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 như sau:

“Người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi, nếu số hàng hóa đã bốc lên tàu biển chưa đủ theo hợp đồng và tổng giá trị của số hàng hóa đó không đủ để bảo đảm cho giá dịch vụ vận chuyển và chi phí liên quan mà người vận chuyển phải chi cho hàng hóa, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đã trả đủ giá dịch vụ vận chuyển hoặc có sự bảo đảm cần thiết. Người thuê vận chuyển phải trả chi phí liên quan đến việc dỡ hàng và một nửa giá dịch vụ vận chuyển đã thỏa thuận.”

Vậy đối với điều luật này, người vận chuyển chỉ có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi, nếu trong trường hợp số hàng hóa đã bốc lên tàu biển chưa đủ theo hợp đồng đã thỏa thuận và tổng giá trị của số hàng hóa đó không đủ để bảo đảm cho giá dịch vụ vận chuyển và chi phí liên quan mà người vận chuyển phải chi cho hàng hóa…

Điều luật anỳ cũng không có quy định cụ thể rằng: ” số hàng hóa đã bốc lên tàu biển chưa đủ theo hợp đồng…” vậy là chưa đủ trong theo số lượng tối đa hay tối thiểu hợp đồng quy định?

Vì vậy nên khi rơi vào trường hợp tại điều 191 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 oqr trên thì bạn (người vận chuyển) mới có quyền chấm dứt hợp đồng.

Trân trọng!

 

4. Giá dịch vụ vận chuyển của hợp đồng vận chuyển theo chuyến

– Cơ sở pháp lý: Điều 188 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Theo Điều 188 của bộ luật quy định về giá dịch vụ vận chuyển như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp hàng hóa được bốc lên tàu biển vượt quá khối lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo thỏa thuận đối với số hàng hóa đó.

Theo quy định tại bộ luật không quy định như thế nào là số lượng đạt tối đa và như nào là số lượng hàng hóa đã đạt tối thiểu, tuy nhiên nếu trường hợp hàng hóa được bốc lên tàu biển vượt quá khối lượng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo thỏa thuận đối với số hàng hóa đó.

Thứ hai, nếu trường hợp hàng hóa được bốc lậu lên tàu biển thì người vận chuyển có quyền thu gấp đôi giá dịch vụ vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và được bồi thường các tổn thất phát sinh do việc xếp số hàng hóa bốc lậu đó trên tàu. Người vận chuyển có quyền dỡ số hàng hóa bốc lậu đó tại bất cứ cảng nào, nếu xét thấy cần thiết.

Thứ ba, khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu hoặc chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.

Trân trọng!

 

5. Xác định số lượng hàng tối thiểu và tối đa trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến

Tình huống: Trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party), về điều khoản số lượng, chủ tàu/người vận chuyển chỉ chấp nhận “chở đầy tàu” (full vessel’s capacity) mà không nêu số lượng tối thiểu. Trong khi đó người thuê vận chuyển cần có số lượng tối thiểu mà tàu có thể chở để biết có phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng mua bán/thư tín dụng (letter of credit) hay không.

Đề nghị hãy giải thích rõ vấn đề này.

(Sưu tầm)

Trả lời:

Trước hết, xin phân tích “hoàn cảnh” của các bên. về phía chủ tàu/người vận chuyển, với những loại hàng chưa biết rõ tính chất, họ dễ dàng gặp rủi ro, rác rối nếu đồng ý với thỏa thuận chở hết một số lượng hàng tối thiểu nào đó nhưng thực tế tàu không xếp hết hàng. Vì vậy, họ chỉ muốn cam kết “chở đầy tàu” hoặc “chở hết khả năng của tàu”. Thực chất là chủ tàu/ngườí vận chuyển muốn tàu xếp được bao nhiêu hàng thì tính tiền cước vận chuyển trên cơ sở số lượng đó, tránh được trách nhiệm do không chở hết hàng.

Về phía nguời thuê vận chuyển, nếu hợp đồng mua bán hàng hóa (hoặc thư tín dụng) không yêu cầu một số lượng chính xác, ví dụ như, khi một lô hàng lớn được chia làm nhiều chuyến hoặc dùng sai về số lượng đủ ở mức an toàn theo ước tính, thì không cần quan tâm nhiều về số lượng hàng mà tàu sẽ chở. Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc thư tín dụng có ghi số lượng cụ thể (tối thiểu, tối đa) thì phải xem số lượng hàng mà tàu sẽ chở có nằm trong khoảng đúng sai cho phép đó không.

Ví dụ : 20.000 tấn, 5% hơn/kém, tức là số lượng hàng xếp lên tàu phải nằm trong khoảng từ 19.000 tấn đến 21.000 tấn mới thực hiện đúng hợp đồng mua bán hoặc thư tín dụng.

Bây giờ, hãy xem xét khả năng vận chuyển của tàu. Nếu tàu lấy nhiều dầu, nước ngọt, đồ dự trữ … thì trọng tải dành cho hàng hóa sẽ giảm đi. Người thuê vận chuyển càng gặp khó khăn khi muốn xác định số lượng hàng tối thiểu mà tàu có thể chở.

Tuy vậy, vấn đề cũng được giải quyết một cách hợp lý. Theo tập quán hàng hải thương mại quốc tế, chủ tàu/ngườí vân chuyển có trách nhiệm phải vận chuyển được một số lượng hàng nhất định. Không phải tàu có quyền tùy tiện quyết định số lượng hàng khi nhận chở theo điều kiện “chở đầy tàu” hoặc “chở hết khả năng của tàu” và muốn lấy bao nhiêu dầu, nước ngọt, đồ dự trữ cũng được.

Một tập quán đã được công nhận rộng rãi, đó là: “Số lượng những vật phẩm có liên quan đến trọng tải của tàu như dầu, nước ngọt và đồ dự trữ không được vượt quá mức độ cần thiết hợp lý cho chuyến đi biển”. Như vậy có nghĩa là, tàu đi đến cảng trả hàng xa, gần khác nhau thì số lượng dầu, nước ngọt, đồ dự trữ mà tàu lấy cho chuyến đi không giống nhau. Tàu đi xa hơn thì phần trọng tải dành cho hàng hóa ít hơn và ngược lại. Phán quyết về một vụ tranh chấp có liên quan đến số lượng hàng mà tàu phải chở xảy ra cách đây hơn một trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tòa đã phân tích và quyết định rằng tàu chỉ được lấy một số lượng hợp lý đầu, nuớc ngọt, đồ dự trữ… cần thiết cho chuyến đi, phần trọng tải còn lại phải dành cho hàng hóa.

Sau đây là phán quyết của tòa trong tranh chấp giữa Darling và Daeburn vào năm 1907 để mọi người tham khảo. Nguyên văn như sau: “the quantity of other deadweight items on board, such as bunkers, fresh water and stores must not exceed what is reasonably required for the voyage” (“Darling V. Daeburn, 1907).”

 

Trân trọng!