Với mục đích cùng phát triển, cùng mở rộng hiểu biết trong lĩnh vực tố tụng dân sự trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân hiện nay trong hoạt động tố tụng dân sự.

Trong phạm vi bài viết này tôi không đi sâu vào thẩm quyền riêng biệt từng lĩnh vực thuộc lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng mà chỉ đưa ra nguyên tắc xác định thẩm quyền. Cụ thể:

– Ban đầu cần xác định được hiện nay trong tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng có 3 loại thẩm quyền: thẩm quyền theo cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo loại việc. Một vụ việc được Tòa án thụ lý giải quyết khi cả 3 loại thẩm quyền này tương thích với nhau, với thẩm quyền của Tòa án.

– Thẩm quyền theo cấp:

Nguyên tắc: cơ bản mọi vụ việc đều thuộc thẩm quyền của TAND Huyện, trừ những vụ việc phức tạp mà không thể giải quyết được hoặc có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của TAND tỉnh.

– Thẩm quyền theo lãnh thổ:

Đối với loại thẩm quyền này có nguyên tắc: Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc đối với cá nhân; trụ sở đối với bị đơn là tổ chức. Đối với tranh chấp có đối tượng là bất động sản thì phải nộp tại Tòa án nơi có bất động sản. Trường hợp này các bên có quyền thỏa thuận Tòa án nơi bị đơn hoặc nguyên đơn giải quyết nhưng phải phù hợp thẩm quyền theo cấp.

– Thẩm quyền theo loại việc:

Cần xác định vụ việc của mình thuộc thẩm quyền của cơ quan nào: tòa án? trọng tài hay cơ quan hành chính nhà nước? Căn cứ dựa vào quy định của pháp luật liên quan và sự thỏa thuận của các bên.

Ngoài ra cần lưu ý những trường hợp thẩm quyền của Tòa án phát sinh theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu (Điều 40 – Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi. Nếu còn vướng mặc hoặc cần trao đổi vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi 1900.0191

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Pháp luật Dân sự – Công ty Luật LVN Group