1. Người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản

Theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về “Quyền sở hữu” như sau:

“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.

Người được giao chiếm hữu có thể là chiếm hữu có căn cứ pháp luật hoặc không.

Người được giao chiếm hữu có thể là người chiếm hữu được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản hoặc người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.

“Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.”

Trân trọng!

2. Khái quát về tài sản theo pháp luật hiện hành

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

– Cơ sở pháp lý: điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Theo đó:

– Bất động sản bao gồm:

+ Đất đai;

+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

+ Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

– Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

+ Tài sản chưa hình thành;

+ Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

 

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Hiện này, Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định phân tách biệt ngữa hành vi người gây thiệt hại tài sản và thiệt hại do tài sản gây ra. Theo đó:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

– Cơ sở pháp luật: điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, khi tài sản gây ra thiệt hại theo nguyên tắc “chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì tài sản gây thiệt hại, người là “chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản” sẽ không phỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

4. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng còn bao gồm quyền lựa chọn cách sử dụng tài sản và quyền không sử dụng tài sản.

Đây là trường hợp chủ sở hữu thông qua một giao dịch hợp pháp mà chuyển giao tài sản cho người khác chiếm hữu, sử dụng.

Theo Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về vệc Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e. Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định các trường hợp trên đó là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Trong những trường hợp này, bản thân người nhận chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản thường là người có đủ năng lực xác lập và thực hiện giao dịch nên bản thân họ sẽ đủ khả năng chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa họ với chủ sở hữu tài sản.

Nếu khi chuyển giao tài sản, giữa chủ sở hữu và người được chuyển giao đã có thỏa thuận thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra sẽ căn cứ vào thỏa thuận đó. Nếu giữa chủ sở hữu và người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản không có thỏa thuận về việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì khi tài sản gây thiệt hại, người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản sẽ phải bồi thường thiệt hại.

5. Giải quyết tình huống

Khách hàng: Kính thưa Luật sư, trong trường hợp người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản không có lỗi trong việc quản lý tài sản mà phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thì có phù hợp với lẽ công bằng không?

Cảm ơn!

Chủ sở hữu bao gồm có ba quyền: Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

Theo đó: Quyền định đoạt là một quyển năng của chủ sở hữu để quyết định về “số phận” của vật. Có nghĩa là người có quyền có thể bán, tặng cho hoặc thay đổi tính tăng của tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Khi xác lập giao dịch dân sự, bản thân người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản mà có đủ năng lực thì khi tài sản gây thiệt hại, họ cũng có đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 162 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trường hợp chịu rủi ro về tài sản

  • Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Theo đó, việc người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản có lỗi hay không có lỗi, việc họ có được hưởng lợi hay không được hưởng lợi từ việc chiếm hữu, sử dụng tài sản cũng không ảnh hưởng đến việc họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều đó cho thấy, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản phụ thuộc vào năng lực xác lập giao dịch của họ và sự thỏa thuận giữa họ và chủ sở hữu.

“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” – Điều 19Bộ luật dân sự năm 2015.

Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính được pháp luật ghi nhận cho mọi cá nhân.

Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.

Cùng với năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân, tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự.

=> Như vậy, thông qua những phân tích trên cho thấy, việc xác định tính hợp pháp của việc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể. Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định cụ thể về tính hợp pháp của việc chuyển giao.

Trân trọng!