1. Người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
– Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 147 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015
“Điều 147. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.
2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.”
Theo quy định tại điều luật, người vận chuyển là người, họ có thể tự mình vận chuyển hàng hóa hoặc người này ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
Như vậy, Người vận chuyển họ có thể tự mình vận chuyển hoặc ủy quyền cho người khác, mặc dù vậy nhưng họ phải có nghĩa vụ mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.
Khi người vận chuyển ủy quyền cho bên thứ ba, lúc này bên thứ ba sẽ là Người vận chuyển thực tế , và người Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Trân trọng!
2. Xác định trách nhiệm của người vận chuyển khi hàng hóa bị mất mát
Đối với hàng hóa bị mất mát, trách nhiệm của người giao hàng sẽ có thể có hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Theo quy định của Pháp luật hàng hải Việt Nam, cụ thể tại điều 152 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015 đã quy định về giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển. Cụ thể như sau:
“Điều 152. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển
1. Trong trường hợp tính chất, giá trị của hàng hóa không được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị nào cao hơn.
Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt.
Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.
2. Khi container hoặc công cụ tương tự được dùng để đóng hàng hóa thì mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hóa đã ghi trong chứng từ vận chuyển, đã đóng vào công cụ được coi là một kiện hoặc 01 đơn vị hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chứng từ vận chuyển không ghi rõ số kiện hoặc đơn vị hàng hóa thì container hoặc công cụ đó chỉ được xem là 01 kiện hoặc 01 đơn vị hàng hóa.
3. Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với hàng hóa bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo;
b) Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hóa.
Giá trị còn lại của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.
4. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc chậm trả hàng được giới hạn số tiền bằng hai phẩy năm lần giá dịch vụ vận chuyển của số hàng trả chậm, nhưng không vượt quá tổng số giá dịch vụ vận chuyển phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”
Theo điểm a khoản 2 Điều luật quy định thì nếu trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa trên cơ sở giá trị đó.
=> Với trường hợp này, người vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa bị mất mát và bồi thường bằng với giá trị đã khai báo.
Trường hợp thứ hai: Theo điều 153 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015 đã quy định về”mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển như sau:
“Điều 153. Mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển
1. Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Điều 152 của Bộ luật này nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra.
2. Người làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ định gây ra mất mát, hư hỏng hàng hóa, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra cũng không được giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.”
=> Với trường hợp này, nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra thì người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của mình.
Trân trọng!
3. Xác định trách nhiệm của người vận chuyển khi hàng chở trên boong
Theo thông lệ hàng hải quốc tế (Qui tắc Hague Visby) cũng như Bộ luật hàng hải Việt Nam, đối với hàng rời khi chở trên boong, người vận chuyển phải thông báo cho chủ hàng và được chủ hàng chấp nhận. Một khi chủ hàng đã xác nhận đồng ý hàng chở trên boong thì mọi rủi ro xảy ra chủ hàng phải tự gánh chịu và trong vận đơn phải ghi rõ là hàng thực sự đã được chở trên boong.
Ngày nay, phần lớn hàng hóa được vận chuyển bằng container, đối với hàng container thì việc chở trên boong hay dưới boong không còn ý nghĩa nữa, vì tàu chở container không phân chia thành boong như tàu thông thường. Từ đó, nếu có container nào xếp trên boong thì người vận chuyển cũng không cần phải thông báo cho chủ hàng biết cũng như không cần phải được chủ hàng đồng ý thì container đó mới được xếp trên boong. Chính vì vậy, container xếp trên boong hay dưới boong không còn ý nghĩa gì đáng kể. Xuất phát từ đặc điểm đó, Điều 26 UCP 600 quy định “Chứng từ vận chuyển không được quy định là hàng hóa phải xếp trên boong. Một điều khoản trên chứng từ vận chuyển quy định rằng hàng hóa có thể xếp trên boong sẽ được chấp nhận”.
Trân trọng!
4. Xác định trách nhiệm của người vận chuyển khi tàu đi chệch đường so với lịch trình quảng cáo
Trong thực tế có xảy ra tình huống: Người gửi hàng khi lưu cước cho một container gửi tới Thượng Hải và yêu cầu hãng tàu chuyển tải tại Hong Kong . Tuy nhiên, thực tế thì hãng tàu này lại chuyển tải container nói trên tại cảng Đại Liên và hậu quả là phát sinh một số chi phí gây thiệt hại cho người nhận hàng.
Như vậy có câu hỏi đặt ra: Trong trường hợp đó, liệu người gửi hàng có thể khiếu nại đòi hãng tàu container bồi hoàn được không?
Thông thường, trên mặt sau của đại bộ phận các vận đơn của các hãng tàu container cũng như vận đơn vận tải đa phương thức đều có in sẵn một điều khoản gọi là “Method and Route of Carriage”. Tinh thần của điều khoản này cho phép người vận chuyển được quyền tự do quyết định tốc độ cũng như lộ trình cho tàu chạy theo tuyến đường mà họ cho là thích hợp nhất, lộ trình chạy tàu này có thể gần với tuyến đường đã quảng cáo trên lịch tàu chứ không nhất thiết phải đúng như đã quảng cáo. Họ cũng có quyền ghé vào một cảng khác với cảng đã thông báo để thực hiện việc chuyển tải hàng hóa mà không cần thông báo trước và không cần được sự đồng ý của người gửi hàng. Với trường hợp đi chệch đường để thực hiện việc cứu hộ tàu khác hoặc người bị tai nạn trên biển thì lẽ đương nhiên người vận chuyển sẽ được miễnn trách nhiệm hoàn toàn.
Trong trường hợp người gửi hàng thấy cần thiết tàu phải chạy theo tuyến đường mà mình yêu cầu và phải ghé vào cảng chuyển tải mà mình mong muốn thì khi ký hợp đồng với người vận chuyển phải ghi rõ trong hợp đồng đây là một điều cam kết của người vận chuyển chứ không phải là một thông tin thông thường và nếu vi phạm thì người vận chuyển phải bồi thường. Tuy nhiên, nhìn chung ít hãng tàu vân chuyển container có thể chấp nhận yêu cầu này của người gửi hàng vì xét cho cùng vận chuyển container cũng là một hình thức vận chuyển đa phương thức, theo đó vấn đề tuyến đường đi hay cảng chuyển tải không phải là vấn đề đáng quan tâm, ngược lại vấn đề mà cả chủ hàng lẫn người vận chuyển lưu ý là làm sao cho hàng tới được địa điểm đích đúng hạn.
Trân trọng!
5. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc thông báo hàng đến tại cảng đích
Có hai trường hợp xảy ra đối với trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc thông báo hàng đến tại cảng đích
Trường hợp thứ nhất: Đối với tàu chở hàng rời thông thường trong hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến (Voyage Charter), bao giờ cũng có một điều khoản quy định người vận chuyển có nghĩa vụ phải thông báo dự kiến tàu đến (ETA) theo các mức 7, 5, 3, 2 ngày và 24 giờ trước khi đến cảng đích để người nhận hàng có kế hoạch thu xếp cầu cảng, phương tiện dỡ hàng cùng các thủ tục liên quan khác.
Trường hợp thứ hai: Đối với tàu chở container, hãng tàu không có “nghĩa vụ phải thông báo dự kiến tàu đến (ETA) theo các mức 7, 5, 3, 2 ngày và 24 giờ trước khi đến cảng đích để người nhận hàng có kế hoạch thu xếp cầu cảng, phương tiện dỡ hàng cùng các thủ tục liên quan khác” này.
Tuy nhiên ngày nay, để bảo đảm uy tín cũng như quảng cáo với khách hàng thì phần Iớn các hãng tàu container thông qua đại lý sở tại thường có một thông báo ngắn gọn gọi là “Notice of Arrival” hoặc “Notice of Cargo Arrival” để gửi tới người nhận hàng giúp họ làm thủ tục cần thiết như khai hải quan, nộp thuế nhập khẩu… trước khi nhận hàng lúc tàu đến. Trên thực tế, lịch tàu của các hãng tàu container thường in sẵn trên các Website nên người nhận hàng có thể không cần có thông báo nói trên vẫn biết được thời gian tàu đến để chuẩn bị các thủ tục nhận hàng. Thậm chí, với kỹ thuật tin học hiện đại, người nhận hàng có thể biết được chính xác container hàng của mình nằm ở góc nào, tầng bao nhiêu trên con tàu sắp cập cảng.
Trân trọng!