Khách hàng: Kính thưa Luật sư, tôi muốn biết về việc ban hành các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có tính chất hình sự mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong các lĩnh vực khác nhau của đời sông xã hội? Giai đoạn 1945-1955 còn tồn tại một số yếu tố của pháp luật hình sự nước Cộng hòa Pháp không? Trong giai đoạn này đã có sự phân chia rõ ràng giữa hệ thống các quy phạm Phần chung và hệ thống các quy phạm Phần riêng chưa?

Cảm ơn!

Trả lời:

 

1. Bối cảnh sau năm 1945 đến năm 1955

Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã lật đổ chế độ thực dân, nửa phong kiến đã kéo dài hơn 80 năm

Đặc biệt hơn là chúng ta đã lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945) – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ồ Đông Nam châu Á.

Như vậy, chỉ sau 15 ngày nổ ra, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ với 15 năm tuổi đời cùng với lực lượng nhỏ bé của mình (khoảng 5.000 đảng viên) lại có thể tổ chức cách mạng thành công trên hầu khắp Việt Nam. Thành công này không thể xảy ra nếu chỉ dựa vào số lượng đảng viên ít ỏi này, mà đến từ sự chuẩn bị kiên trì suốt 15 năm của Việt Minh: các đảng viên của họ gắn bó sâu rộng với quần chúng, đồng cam cộng khổ, hiểu được tâm tư của nhân dân nên được nhân dân tin tưởng. Khi thời cơ đến, chỉ 5.000 đảng viên đó đã có thể kêu gọi hàng triệu người dân nổi dậy, đoàn kết ủng hộ Việt Minh. Thành công còn đến từ việc biết chớp đúng thời cơ từ ban lãnh đạo Việt Minh, mà đứng đầu là Hồ Chí Minh.

Với thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần 1 thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế hơn 1000 năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật và bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền hoạt động công khai. Và sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1946, Việt Nam diễn ra cuộc bầu cử đầu tiên trong lịch sử, bầu ra quốc hội đầu tiên. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công khẳng định vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc.

Do bối cảnh lịch sử cụ thể của 10 năm đầu tiên (1945-1955) sau Cách mạng Tháng Tám – Nhân dân Việt Nam phải thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của chế độ mới. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, một mặt Nhân dân ta phải bắt tay vào công cuộc xây dựng những cơ sở của chế độ mối và củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ;

Thứ hai, bên cạnh nhiệm vụ bắt tay vào công cuộc xây dựng những cơ sở của chế độ mối và củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ thì ở mặt khác, Nhân dân ta cũng buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ (1946-1954) nhằm chống thực dân Pháp xâm lược hòng phục hồi lại ách đô hộ thực dân của chúng ở nước ta.

 

2. Ban hành các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có tính chất hình sự mới

Vào giai đoạn 1945 – 1055, có hai nhóm văn bản pháp luật (văn bản pháp luật hình sự và văn bản có tính chất hình sự) được ban hành theo hướng các đạo luật hình sự, cũng như các đạo luật có tính chất hình sự chính là nguồn chủ yếu của pháp luật hình sự giai đoạn đang nghiên cứu (1945-1955) nói riêng, cũng như của toàn bộ thời kỳ 40 năm chưa pháp điển hóa (1945-1985) nói chung ở Việt Nam.

Và chính hai nhóm văn bản pháp luật này của nước ta đã góp phần xứng đáng trong việc bảo vệ bằng pháp luật hình sự một cách vững chắc và hiệu quả các quan hệ xã hội với tư cách là những thành quả của Cách mạng Tháng Tám ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tương ứng trong ba lĩnh vực lớn và quan trọng hơn cả là: 1) Công cuộc xây dựng – tổ chức bộ máy Nhà nước; 2) Nhân thân, sở hữu cá nhân, các quyền và tự do của con người và của công dân ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; và 3) Công cuộc xây dựng kinh tế và văn hóa – xã hội ở nưóc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

3. Mục đích hình thành hệ thống pháp luật hình sự mới

Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét sự hình thành những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua việc ban hành các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền cách mạng trong ba lĩnh vực này.

a. Nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội trong công cuộc xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước, chính quyền cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự thuộc hai nhóm (như đã nêu trên).

Chẳng hạn như:

– Nhóm thứ nhất bao gồm các đạo luật hình sự trong các lĩnh vực này, như:

+ Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về truy tố các tội hốì lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ”;

+ Sắc lệnh số 1683 ngày 14/4/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị các tội đánh bạc”;

+ Theo công báo nước Việt nam dân chủ công hòa, 1953 có “sắc lệnh số 106/SL ngày 15/6/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị việc trôn tránh nghĩa vụ quân sự”;

+ Sắc lệnh số 128/SL ngày 14/7/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị những hành vi bóc trộm, ăn cắp hay thủ tiêu công văn của Chính phủ và thư từ của tư nhân” (Điều 1 đề cập các tội này liên quan đến công văn của Chính phủ như bóc trộm, ăn cắp, hay thủ tiêu công văn của Chính phủ);

+ Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950 về trừng trị việc tiết lộ bí mật của cơ quan hoặc công tác của Chính phủ; e) Sắc lệnh số’ 133/SL ngày 20/01/1953 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị những tội phạm đến an toàn Nhà nước đôì nội và đốì ngoại”;…

– Nhóm thứ hai bao gồm các đạo luật mang tính chất hình sự trong các lĩnh vực này, chẳng hạn theo Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1945 như:

+ Sắc lệnh số 6 ngày 05/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cấm phục vụ trong Quân đội bù nhìn, bán thực phẩm cho bọn đế quốc Pháp và hợp tác với chúng;

+ Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về ấn định thể lệ trưng dụng, trưng thu và trưng tập (được sửa đổi, bổ sung bởi sắc lệnh số 121/SL ngày 12/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sắc lệnh số 160/SL ngày 30/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đây gọi tắt là sắc lệnh số 68/SL ngày 30/11/1945;

+ Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thòi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán”;

+ Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (được bổ sung bởi sắc lệnh số 264/SL ngày 19/11/1948 bổ khuyết về tổ chức Tòa án binh) về việc thành lập Tòa án binh lâm thời đặt tại Hà Nội (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946);

+ Sắc lệnh số’ 200/SL ngày 08/7/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc trưng tập công chức trong thời kỳ kháng chiến; e) sắc lệnh số 93/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về nghĩa vụ kháng chiến;…

b. Nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội liên quan đến nhân thân, sỏ hữu cá nhân, các quyền và tự do của con người và của công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính quyền Cách mạng đã ban hành bốn văn bản pháp luật hình sự (ba sắc lệnh và một Thông tư) thuộc hai nhóm văn bản pháp luật (như đã nêu) trong các lĩnh vực này, cụ thể là:

– Sắc lệnh số 27 ngày 28/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc trừng trị các tội bắt cóc, tông tiền và ám sát”;

– Sắc lệnh số 40/SL ngày 29/3/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về bảo đảm tự do cá nhân (các điều thứ 18-22);

– Sắc lệnh sô’ 128/SL ngày 14/7/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Điều 2 đề cập các tội này liên quan đến tư nhân) và;

– Thông tư 442-TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ về trừng trị một SỐ’ tội xâm phạm nhân thân (được sửa đổi, bổ sung bỏi Thông tư số 556-TTg ngày 29/6/1955 của Thủ tưởng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955) (như: trộm, cướp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cố ý gây thương tích và giết người).

c. Nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội trong lĩnh vực xây dựng kinh tế và văn hóa – xã hội của Nhà nước thì chính quyền cách mạng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự thuộc hai nhóm (như đã nêu trên). Chẳng hạn như:

– Nhóm thứ nhất bao gồm các đạo luật hình sự trong các lĩnh vực này, như:

+ Sắc lệnh số 26 ngày 25/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa (được bổ sung bởi Sắc lệnh số 92 ngày 04/6/1946) về trừng trị các hành vi cô’ ý hủy hoại hoặc trộm cắp công sản (sau đây gọi tắt là sắc lệnh sô’ 26 ngày 25/01/1946);

+ Sắc lệnh số 12/SL ngày 12/3/1949 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị tội trộm cắp tài sản của Quân đội;

+ Sắc lệnh số 180/SL ngày 20/12/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị các hành vi xâm phạm hệ thống tiền tệ;

+ Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc trừng trị các hành vi chông đối pháp luật của bọn địa chủ;…

– Nhóm thứ hai bao gồm các đạo luật mang tính chất hình sự trong các lĩnh vực này, chẳng hạn như:

+ Sắc lệnh số 7 ngày 05/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vể việc cấm tích trữ thóc gạo nhằm mục đích đầu cơ;

+ Sắc lệnh số’ 45/SL ngày 05/4/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về lạc quyên xổ sô’ trái phép;

+ Sắc lệnh số 202/SL ngày 15/10/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về thể lệ buôn bán vàng bạc; sắc lệnh số 61/SL ngày 05/7/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về cấm xuất cảng tư bản;

+ Sắc lệnh số 257/SL ngày 19/11/1948 về việc cấm tích trữ hàng hóa cần thiết cho đời sống của nhân dân nhằm mục đích đầu cơ;

+ Sắc lệnh số 68/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về ấn định kế hoạch thực hiện công tác thủy nông, thể lệ bảo vệ các công trình thủy nông;

+ Sắc lệnh số 124/SL ngày 27/10/1949 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc mỏ hiệu bào chế theo lối Âu Mỹ và cửa hàng đại lý bán thuộc Âu Mỹ;

+ Sắc lệnh số 163/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hạn chế giết thịt trâu bò”; Điều lệ số 542-TTg ngày 26/5/1955 của Thủ tướng Chính phủ “về thuế kinh doanh nghệ thuật được sửa đổi bởi Nghị định số 004-TTg ngày 03/01/1958 của Phủ Thủ tướng; …

 

4. Pháp luật hình sự nước Cộng hòa Pháp về một số yếu tố vẫn còn tồn tại

Đúng vậy, vào giai đoạn 1945 – 1955 vẫn còn tồn tại một số yếu tố của pháp luật hình sự nước Cộng hòa Pháp như là kết quả tất yếu của tính thừa kế trong pháp luật.

Chính đặc điểm này đã được hòa quyện vào và phản ánh trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật hình sự mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo hướng thứ hai (tạm thời giữ nguyên hiệu lực của một số đạo luật hình sự cũ trưốc Cách mạng để áp dụng trong những trường hợp hết sức hãn hữu) đã được phân tích.

Thực tế, có nhiều nguyên nhân để có thể lý giải cho đặc điểm này của sự hình thành hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn đang nghiên cứu mà dưới đây có thể dẫn ra, chẳng hạn như:

a. Chính phủ mối của Nhà nưốc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đã thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược to lón và quan trọng nhất của sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc” trong vòng vây “thù trong giặc ngoài” để bảo vệ và giữ gìn những thành quả đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám mà nhân dân ta mới giành được nên ít có thòi gian cho hoạt động lập pháp của Nhà nước. Vừa phải chăm lo công cuộc xây dựng và củng cố những cơ sở chính trị – pháp lý đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ sau Cách mạng; Vừa phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ (1946-1954) chống thực dân Pháp xâm lược.

b. Sự thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ chuyên gia pháp lý đã được đào tạo bài bản trong giai đoạn này do: 1) Lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân ta đi theo cách mạng chủ yếu chỉ là giai cấp nông dân và giai cấp công nhân (chiếm hơn 90% dân số); 2) Tầng lớp trí thức pháp lý Việt Nam chủ yếu được đào tạo theo chương trình luật của Pháp, nhưng đa số họ sống và làm việc ở Pháp.

=> Chính vì vậy, theo đường lối đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đội ngũ trí thức pháp lý đi theo cách mạng đã sử dụng và thừa kế các kiến thức của mình đã được đào tạo để góp phần đắc lực vào hoạt động lập pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám. Và một số luật gia kỳ cựu dày dặn kinh nghiệm từ đội ngũ này đã làm việc tại Tòa án nhân dân tối cao cho đến tận những năm 80 của thế kỷ XX mà chính tác giả cuôh sách chuyên khảo này đã may mắn có một thời gian ngắn được cùng làm việc trực tiếp vói họ vào những nám 1982-1989 ở Vụ Nghiên cứu pháp luật trưốc đây (sau này gọi là Viện Nghiên cứu khoa học công tác xét xử và bây giò là Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) thuộc Tòa án nhân dân tối cao như: các cô’ luật gia Lê Kim Quế, Vũ Thiện Kim và Phan Huy Xương.

 

5. Chưa có sự phân chia rõ ràng giữa hệ thống các quy phạm phần chung và hệ thống các quy phạm phần riêng

Đây là một đặc điểm cơ bản thứ năm trong hệ thông pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn này (1945- 1955) đó là vẫn chưa có sự phân chia rõ ràng giữa hệ thống các quy phạm phần chung và hệ thống các quy phạm phần riêng.

Thật vậy, việc nghiên cứu các quy phạm được nhà làm luật Việt Nam ghi nhận trong hai nhóm ván bản pháp luật hình sự giai đoạn này cho thấy, lúc bấy giờ do các điều kiện lịch sử, chính trị và kinh tế cụ thể của đất nước nên pháp luật hình sự nước ta chưa biết đến giói hạn giữa phần chung và phần riêng vì về cơ bản đó là sắc lệnh được Nhà nước ta ban hành trực tiếp đề cập trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nói một cách khác trong các sắc lệnh đó chủ yếu là ghi nhận các quy phạm của hệ thống Phần riêng pháp luật hình sự.

Còn những gì được gọi là phần chung pháp luật hình sự thì ỏ cấc mức độ khác nhau chỉ có một số quy phạm có liên quan trong một số ít văn bản pháp luật hình sự được ban hành trong giai đoạn này (1945-1955) mà dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét sau.

Trân trọng!