1. Hình thành văn bản quy phạm pháp luật

Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội cụ thể ở địa phương là rất lớn. Trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh chưa có quy định nào điều chỉnh.

Trong khi đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của năm 1996 (được sửa đổi năm 2002 và năm 2008) chỉ quy định chung chung về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Do đó, tại địa phương, mỗi nơi mỗi kiểu tự mày mò, xây dựng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho riêng mình. Để khắc phục tình trạng đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua và đã có hiệu lực thi hành. Đây là đạo luật quan trọng trong việc quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương các cấp và có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động quản lý điều hành ở địa phương.

Chúng ta có thể thấy được số lượng và nhu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh trong cả nước hàng năm nói riêng là không nhỏ. Văn bản đó góp phần rất lớn trong việc cùng với Trung ương giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay của xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, cần lưu ý đến cả tính không có hệ thống và tính lộn xộn trong sự hình thành số lượng các văn bản quy phạm pháp luật, những sửa đổi, bổ sung thường được đưa ra đối vói các đạo luật mới được ban hành chưa lâu. Tất cả những điều đó làm giảm uy tín của các đạo luật, tư tưởng và tính bắt buộc chung của chúng, là lý do để biện minh về sự vi phạm các quy phạm pháp luật.

Việc thường xuyên đưa ra những sửa đổi, bổ sung vượt quá mức cần thiết vào các văn bản quy phạm pháp luật là sự cản trở lớn đối với việc lên kế hoạch kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, là biểu hiện chất lượng thấp của hoạt động xây dựng pháp luật.

2. Tình hình xây dựng văn bản pháp luật

Trong thời gian gần đây cường độ của quá trình xây dựng luật không những không giảm, mà ngược lại, tiếp tục tăng lên đáng kể ở nước ta.

Hằng năm Quốc hội thông qua bình quân khoảng 20 luật và cho ý kiến khoảng 20 luật. Điều đó thể hiện tính tích cực hóa của hoạt động xây dựng pháp luật trong giai đoạn đời sống kinh tế xã hội phát triển không ngừng, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Cùng với sự phát triển kinh nghiệm hoạt động xây dựng pháp luật, các cơ chế bảo đảm chất lượng cao, tính được lập luận về mặt lý luận và tính áp dụng thực tiễn của các đạo luật cũng được hoàn thiện.

Trong xã hội đã tạo ra một hệ thống các bộ lọc mà việc soạn thảo các dự án luật cần phải được “đi qua” để trở thành các văn bản quy phạm có hiệu lực. Có nhiều chuyên gia có trình độ, nhiều tổ chức khoa học và đào tạo phục vụ hệ thống đó. Nhiều kiến nghị khoa học về kỹ thuật lập pháp đã được đưa ra để phục vụ cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Trong điều kiện như vậy, về mặt lôgic, chất lượng của các đạo luật được ban hành cần phải được nâng cao. Nhưng như thực tiễn cho thấy, không phải trong mọi trường hợp nội dung của các văn bản luật đều được hoàn thiện về mặt pháp lý.

3. Mặt tiêu cực trong chính sách xây dựng pháp luật hiện nay ở Việt Nam

Đặc điểm tiêu cực cơ bản của chính sách xây dựng pháp luật hiện nay ở nước ta thể hiện ở chỗ các cơ quan quyền lực nhà nước chưa có khả năng bảo đảm được mức độ hài hòa, tính hệ thống trong lĩnh vực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Nhiều mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật cùng cấp và thuộc các cấp khác nhau, giữa trung ương và địa phương đã đe dọa nghiêm trọng tính thống nhất của không gian pháp luật Việt Nam.

Một mặt, có sự thể chế hóa pháp luật “dư thừa”, trùng lặp trong nhiều đạo luật, ở đó thay vào việc ghi nhận các nguyên tắc và những luận điểm chung của sự điều chỉnh lại thể chế hóa một cách chi tiết, cụ thể những vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp dưới. Mặt khác, các cơ quan xây dựng pháp luật có thẩm quyền thấp hơn lại xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có các luận điểm mâu thuẫn trực tiếp với các đạo luật. Chưa xây dựng được các cơ chế pháp luật có hiệu quả để phòng ngừa các mâu thuẫn trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

4. Hậu quả của những mặt tiêu cực trong chính sách xây dựng pháp luật

Việc phân biệt chưa đầy đủ, rõ ràng về mặt lập pháp các thẩm quyền của các lĩnh vực, cấp độ quyền lực nhà nước khác nhau dẫn đến tình trạng xung đột các văn bản của các cơ quan lập pháp và các cơ quan hành pháp ở những cấp độ khác nhau. Nhu cầu khách quan về việc ban hành một số lượng lớn các thông tư và chỉ thị của các bộ, ngành đê’ thi hành các đạo luật dẫn đến tình trạng các đạo luật mất đi nội dung ban đầu của mình.

Tính không hài hòa trong xây dựng một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến việc phát triển không cân đối các ngành và các chế định pháp luật nước ta: một số ngành và chế định pháp luật được sửa đổi, bổ sung, thay đổi thường xuyên, còn một số ngành và chế định pháp luật khác chậm được sửa đổi, bổ sung. Do đó, trong một số ngành pháp luật “các chân không” của điều chỉnh đã được hình thành, còn trong các ngành khác lại có sự điều chỉnh vụn vặt quá mức các loại quan hệ xã hội.

Căn bệnh nghiêm trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn là sự không hoàn thiện của các cơ chế pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả trên thực tế các quy định đã được thể hiện trong các văn bản luật. Trong nhiều trường hợp, nhà lập pháp chưa bảo đảm được ở mức độ đầy đủ, cần thiết, sự hài hòa và sự tác động lẫn nhau của các phương tiện pháp luật để thực hiện quyền này hay quyền khác hoặc lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.

Sự tham gia chưa tích cực của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực pháp luật, năng lực hạn chế của các tổ chức đó trong thực hiện sự giám sát đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật nhằm giải quyết những vấn đề mang tính cấp thiết đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của chính sách xây dựng pháp luật. Phần lớn những điều đó đều gắn liền với các đặc điểm của ý thức đạo đức và chính trị – pháp lý đã được hình thành trong xã hội Việt Nam. Việc thường xuyên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, việc thông qua các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với thực tế, không công bằng, không hợp lý, đôi khi sai ĩâm – tất cả những yếu tố đó và các yếu tố khác dẫn đến việc làm mất đi các giá trị đạo đức và pháp luật nền tảng trong ý thức của phần lớn người dân, dẫn đến cảm giác căng thẳng ở người dân về việc không được bảo vệ, sự không tin tưởng đối với chính sách của Nhà nước, việc không mong muốn hợp tác vói các cơ quan quyền lực.

Do đó, pháp luật nước ta trong nhiều trường hợp chưa theo kịp các hiện thực của đời sống xã hội đang được thay đổi nhanh chóng, bởi vậy, những chỗ hổng nảy sinh trong các văn bản quy phạm pháp luật làm phát sinh nhiều vần đề chưa được điều chỉnh. Sự hiện có những chỗ hổng như vậy trong các văn bản quy phạm pháp luật và việc chưa kịp thời thông qua những văn bản quy phạm pháp luật đê’ khắc phục những chỗ hổng đó là lý do làm cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật “vượt trước”, “phá rào”. Trong điều kiện như vậy, vai trò của nhà làm luật thể hiện ở việc khắc phục nhanh chóng, tối đa các chỗ hổng pháp luật đang có để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định.

Một trong những đặc điểm tiêu cực của chính sách pháp luật Việt Nam hiện nay là trong nhiều trường hợp, các quyết định quy phạm pháp luật được ban hành vì lợi ích nhóm, lợi ích các tập đoàn kinh tế. Xu hướng như vậy rất nguy hiểm trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, bởi vì, đạo luật, theo bản chất của mình, cần phải thể hiện ý chí chung và lợi ích có ý nghĩa chung, chứ không phải thể hiện ý chí của nhóm và tầng lóp cụ thể.

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, hoàn toàn có thể giải thích được rằng, vì sao thực trạng chất lượng của xây dựng pháp luật ở nước ta trong những năm gần đây trở thành đối tượng của việc thường xuyên bị phê phán. Hơn nữa, như thực tiễn cho thấy, không chỉ cộng đồng các nhà khoa học mà còn cả các tầng lớp dân cư rộng lớn đều phê phán.

Tất cả những điều đó nói về chất lượng thấp của các văn bản quy phạm pháp luật đã được thông qua ở nước ta, về số lượng đáng kể các sai lâm, thiếu sót, hạn chế của xây dựng pháp luật và những hạn chế khác trong điều chỉnh pháp luật. Nhiều sai lầm mang tính hệ thống trong xây dựng pháp luật gắn liền với việc sử dụng không đầy đủ hoặc không sử dụng các công cụ và thủ tục trong kho tàng các phương tiện pháp luật hiện có của các chủ thể xây dựng pháp luật để bảo đảm việc thẩm định có chất lượng các dự án luật phức tạp, trong đó có việc kiểm tra sự phù họp của những luận điểm cơ bản của chúng với các nguyên tắc xây dựng pháp luật, các mục tiêu chiến lược và các ưu tiên của chính sách nhà nước.

Thực trạng như vậy của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng pháp luật ở nước ta đòi hỏi phải nghiên cứu các đặc điểm, làm sáng tỏ bản chất và soạn thảo các định hướng cơ bản của chính sách xây dựng pháp luật với tư cách là phương thức tối ưu hóa xây dựng pháp luật ở Việt Nam.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).