1) Chúng tôi cần đăng ký Giấy phép kinh doanh với Tổng cục Du lịch như thế nào? (có hạn chế gì trong phạm vi kinh doanh hay không, cần ký quỹ bao nhiêu)
2) Thủ tục đăng ký con dấu, mở tài khoản Ngân hàng cần những gì?
3) Thủ tục đăng ký với cơ quan thuế để lấy Hóa đơn VAT như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Nhung
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật LVN Group.
Trả Lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Biểu cam kết Dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO.
– Luật Du lịch số 44/2005/QH11
– Nghị định 180/2013/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CPngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch,
– Nghị định số 31/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu.
– Thông tư số 23/2014/TT-NHNNvề Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
2. Nội dung phân tích:
2.1) Chúng tôi cần đăng ký Giấy phép kinh doanh với Tổng cục Du lịch như thế nào? (có hạn chế gì trong phạm vi kinh doanh hay không, cần ký quỹ bao nhiêu)
Theo Biểu cam kết dịch vụ cụ thể của Việt Nam khi gia nhập WTO, trong phân ngành Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471) thuộc lĩnh vực Dịch vụ Du lịch và dịch vụ liên quan, thì đối với phương thức cung ứng dịch vụ 3, Hiện diện thể nhân, Việt Nam cam kết “không hạn chế ngoại trừ: Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ
dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế phần vốn góp của phía nước ngoài”.
Bên cạnh đó, theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì Kinh doanh Dịch vụ du lịch là 1 trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tại Điều 46, Luật Du lịch số 44/2005/QH11, quy định về các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế như sau:
“Điều 46. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
2. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.
3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
4. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
5. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.”
* Mức ký quỹ: Theo quy định tại Nghị định 180/2013/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch, thì Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế là:
a)250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
b)500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
2.2) Thủ tục đăng ký con dấu, mở tài khoản Ngân hàng cần những gì?
2.1. Thủ tục đăng ký con dấu: Theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định số 31/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CPngày 24 tháng 8 năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu thì đối với “Các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không phải cấp giấy phép làm con dấu, nhưng phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Công an trước khi sử dụng.” Như vậy, bạn chỉ cần đến đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an trước khi sử dụng Tại Cục Cảnh sát QLHC về TTXH hoặc Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an cấp tỉnh.
2.2. Thủ tục mở tài khoản ngân hàng: tuân theo quy định tại ĐIều 8 và Điều 9, Thông tư số 23/2014/TT-NHNN về Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, cụ thể:
Trước hết, bạn cần Lập một bộ hồ sơ gửi đến Ngân hang Nhà nước (Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản gồm các nội dung sau:
+ Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh;
+ Thông tin về người đại diện hợp pháp đăng ký làm chủ tài khoản thanh toán của tổ chức;
+ Thông tin về kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (đối với trường hợp tổ chức mở tài khoản thuộc đối tượng phải bố trí kế toán trưởng theo quy định của pháp luật) theo quy định;
+ Mẫu chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (đối với trường hợp tổ chức mở tài khoản thuộc đối tượng, phải bố trí kế toán trưởng theo quy định của pháp luật) và mẫu dấu (nếu có) trên chứng từ giao dịch với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Chữ ký, họ tên của người đại diện hợp pháp và đóng dấu (nếu có) của tổ chức mở tài khoản.
– Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp:
+ Quyết định thành lập;
+ Giấy phép hoạt động;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
– Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của người đăng ký làm chủ tài khoản kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
– Trường hợp tổ chức mở tài khoản thanh toán thuộc đối tượng bắt buộc phải có chữ ký kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán trên chứng từ kế toán giao dịch với ngân hàng theo quy định của pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có:
+ Quyết định bổ nhiệm;
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) của tổ chức mở tài khoản thanh toán.
* Khi nhận được hồ sơ, Ngân hàng sẽ kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ và đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán, đảm bảo sự khớp đúng, chính xác.
Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì tổ chức mở tài khoản thanh toán phải xuất trình văn bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
* Trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng nhà nước phải giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau:
+ Trường hợp hồ sơ mở tài khoản đầy đủ và hợp lệ, các yếu tốc kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán khớp và đúng với các giấy tờ lien quan trong hồ sơ, Ngân hàng nhà nước mở tài khoản thanh toán và thông báo cho khách hàng biết về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán;
+ Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giứa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng nhà nước thông báo cho Ngân hàng biết để hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng nhà nước xem xét, giải quyết;
+ Trường hợp Ngân hàng nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.
3) Thủ tục đăng ký với cơ quan thuế để lấy Hóa đơn VAT như thế nào?
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao có công chứng. (nếu DN có chi nhánh, cửa hàng trực thuộc thì phải kèm thêm bản photo công chứng ĐKKD của chi nhánh, cửa hàng trực thuộc).
2. Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc hay Giám đốc. (Trường hợp GĐ là chủ tịch HĐTV thì bổ sung thêm biên bản họp HĐTV thay cho quyết định bổ nhiệm Giám đốc).
3. Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán (nếu là Kế toán trưởng thì phải có chứng chỉ kế toán trưởng).
4. CMND bản sao có công chứng của Giám đốc và Kế toán (mang theo bản chính của GĐ để đối chiếu)
5. Biên bản làm việc ban đầu với DN theo mẫu.
6. Nếu là chi nhánh tại các tỉnh khác chuyển về thì bổ sung thêm:
– Quyết định thành lập chi nhánh .
– Quyết định bổ nhiệm trưởng chi nhánh .
– Bản sao có chứng thực ĐKKD của công ty mẹ .
– Giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty mẹ .(Bản photo công chứng )
7. Phiếu chuyển quản lý thuế của Cục thuế ( phiếu này bạn sẽ được Cục thuế gửi đến tận nhà trong vòng 5 đến 10 ngày sau khi nhận được GPĐKKD + MST).
Ngoài ra các bạn cũng cần chuẩn bị thông tin như loại hình thức ghi sổ mà DN bạn muốn áp dụng để đăng ký với cơ quan thuế.
Sau khi chuẩn bị xong bạn đến Chi cục thuế gặp bộ phận một cửa (trong phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế) để được hướng dẫn đăng ký thuế ban đầu.
Khi đã làm việc lần đầu với thuế xong, thì Bạn cần chuẩn bị hồ sơ để đi mua Hóa Đơn GTGT cho DN :
– Tờ khai thuế môn bài năm bắt đầu hoạt động kinh doanh. (3 bản photo ).
– Đơn đề nghị mua hóa đơn (02 bản)
– Bằng kế toán của người được quyết định bổ nhiệm kế toán (1 bằng photo công chứng + 1 CMND photo).
Đến đây là bạn đã hoàn tất thủ tục kê khai thuế ban đầu, và đã mua được hóa đơn GTGT.
Hy vọng, với những tư vấn trên có thể giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc của mình. Nếu cần tư vấn thêm, xin vui lòng gọi vào số1900.0191gặp tư vấn viên để được hỗ trợ thêm.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp – Công ty luật Minh KHuê