Cơ sở pháp lý:

– Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch có hiệu lực từ ngày 17 tháng 8 năm 2007;

– Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao); kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

1. Vi phạm quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng khai thác nước ngầm

Được quy định tại Điều 42 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đổ phân rác, phế thải xây dựng; chăn nuôi súc vật; trồng cây hoa màu trong khu vực an toàn giếng nước ngầm.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đào hố rác, hố phân, hố vôi; chôn súc vật, chất độc hại trong khu vực an toàn giếng nước ngầm.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước ngầm mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác nước ngầm mà không được cấp có thẩm quyền cho phép.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này;

– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;

– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Vi phạm quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô và đường ống truyền tải nước sạch

Được quy định tại Điều 43 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Xả rác, nước thải, đổ đất đá, vật liệu xây dựng trong hành lang an toàn tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đào bới hoặc lấy đất đá trong hành lang an toàn tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch; lấn chiếm hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đục tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

3. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn các công trình kỹ thuật thuộc hệ thống cấp nước

Được quy định tại Điều 44 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xả phân, rác, đổ phế thải xây dựng, phóng uế; chăn nuôi súc vật; trồng cây, rau, hoa màu trong khu vực an toàn các công trình thuộc hệ thống cấp nước.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn, bảo vệ khu vực an toàn đài nước, hồ chứa nước hoặc các công trình kỹ thuật khác thuộc hệ thống cấp nước.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước

Được quy định tại Điều 45 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nước trước đồng hồ đo nước;

b) Làm sai lệch đồng hồ đo nước;

c) Tự ý thay đổi vị trí, cỡ, loại đồng hồ đo nước;

d) Gỡ niêm phong, niêm chì của thiết bị đo đếm nước không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm hư hỏng đường ống cấp nước, thiết bị kỹ thuật trong mạng lưới cấp nước;

b) Tự ý đấu nối đường ống cấp nước, thay đổi đường kính ống cấp nước không đúng quy định;

c) Dịch chuyển tuyến ống, các thiết bị kỹ thuật thuộc mạng lưới cấp nước không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quy định;

b) Cung cấp nước không phù hợp với kế hoạch phát triển cấp nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền kinh doanh dịch vụ cấp nước mà không có ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;

c) Buộc thực hiện biện pháp để đảm bảo chất lượng nước sạch phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

d) Buộc thực hiện việc cung cấp nước sạch phù hợp với kế hoạch phát triển cấp nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Buộc lấy ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển nhượng quyền kinh doanh dịch vụ cấp nước theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

5. Vi phạm quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước

Được quy định tại Điều 46 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đổ đất, đá, vật liệu, rác xuống sông, hồ, kênh, mương, hố ga, cống, rãnh thoát nước làm cản trở dòng chảy.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý đấu nối vào mạng lưới thoát nước;

b) San, lấp kênh, mương, ao hồ thoát nước công cộng trái quy định;

c) Tự ý dịch chuyển đường ống ngầm, hố ga thoát nước.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xả chất độc hại vào hệ thống thoát nước công cộng;

b) Vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.

6. Vi phạm về quản lý cao độ liên quan đến thoát nước

Được quy định tại Điều 47 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đơn vị thoát nước không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời về cao độ hệ thống thoát nước cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cung cấp thông tin cao độ hệ thống thoát nước khi tổ chức, cá nhân yêu cầu đối với hành vi quy định trên.

7. Vi phạm quy định về quản lý hệ thống hồ điều hòa

Được quy định tại Điều 48 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không định kỳ nạo vét đáy hồ, vệ sinh lòng hồ hoặc bờ hồ theo quy định;

b) Không lập quy trình quản lý, khai thác hoặc sử dụng hồ điều hòa theo quy định;

c) Tổ chức dịch vụ vui chơi, giải trí, du lịch, nuôi trồng thủy sản hoặc dịch vụ khác mà không được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc lập quy trình quản lý, khai thác, sử dụng hồ điều hòa đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

8. Vi phạm quy định về quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải

Được quy định tại Điều 49 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với đơn vị được giao quản lý thoát nước thải có một trong các hành vi sau đây:

a) Không định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước;

b) Không lập hoặc lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

9. Vi phạm về thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước

Được quy định tại Điều 50 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Vi phạm về thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước tại đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, lưu trữ, vận chuyển hoặc thu gom, lưu trữ, vận chuyển bùn thải hệ thống thoát nước không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xả thải bùn thải chưa qua xử lý ra môi trường;

b) Không quản lý bùn thải có các thành phần nguy hại theo quy định;

c) Xử lý và tái sử dụng bùn thải không đúng quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

10. Vi phạm về thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại

Vi phạm về thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại tại đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp Được quy định tại Điều 51 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom, lưu trữ, vận chuyển hoặc thu gom, lưu trữ, vận chuyển bùn thải bể tự hoại không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xả bùn thải bể tự hoại chưa qua xử lý ra môi trường;

b) Xử lý và tái sử dụng bùn thải từ bể tự hoại không tuân thủ theo quy định của pháp luật.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng