1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi, theo cách gọi truyền thống trước đây, là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, trước hết mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán trong nưổc. Những đặc điểm đó là:

–        Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sồ hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa – đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.

Điều 3 khoản 8 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sỏ hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.

Điều này có nghĩa là trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nội đung quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.

–        Là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Sự thỏa thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.

–        Chủ thể của hợp đồng mua bán là người bán và người mua. Người bán và người mua có thể là thể nhân (physical person – personne physique), pháp nhân (legal person – personne morale) hoặc cũng có thể là Nhà nước.

–       Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thệ nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng…

–        Xét về mặt tính chất pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là loại hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ưdc hẹn. Luật pháp của các nưóc trên thế giới đều có quan điểm thông nhất về những điểm nêu trên.

Nhưng, khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài hoặc có nhân tố nước ngoài).

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Tính chất quốc tế nói trên làm nên đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm khái quát bước đầu sau đây:

–        Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.

–        Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng có thể được chuyển qua biên giới của một nưốc, tức là có thể được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc được chuyển từ khu chế xuất…

–        Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên, người mua và người bán, có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên.

–        Tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quanh việc ký kết và thực hiện hợp đồng có thể do Tòa án của một nước hoặc do một tổ chức trọng tài có thẩm quyền xét xử.

–        Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng) mang tính chất phức tạp, đa dạng: nếu là hợp đồng trong nưởc thì nó chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước đó, còn nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì có thể sẽ phải áp dụng luật nưổc ngoài, tập quán quốc tế hoặc điều ưốc quốc tế và thậm chí cả án lệ (tiền lệ xét xử).

Những đặc điểm này cũng đồng thời nói lên tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa mà dựa vào đó để phân biệt nó vối hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước nói riêng và với hợp đồng thương mại nói chung.

3. Xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Xung đột pháp luật chỉ phát sinh từ các quan hệ dân sự – kinh tế – thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, một số các quan hệ trong lĩnh vực dân sự không làm phát sinh xung đột pháp luật, Ví dụ: các quan hệ về quyền tác giả và quyển sở hữu công nghiệp là những quan hệ pháp luật mang tính chất lãnh thổ triệt để: quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện ở nước nào thì chỉ có hiệu lực pháp luật tại nước đó, không thể áp dụng luật về sở hữu trí tuệ của nước này tại nước khác được.

Đối với các quan hệ pháp luật trong fĩnh vực hình sự, hành chính, tố tụng là những lĩnh vực mang tính chất tuyệt đối về lãnh thổ, thì vấn đề xung đột pháp luật hầu như không được đặt ra. Riêng trong lĩnh vực tố tụng dân sự, chỉ phát sinh các xung đột pháp luật về thẩm quyền xét xử.

Ví dụ: về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khi doanh nghiệp nước A bán hàng hoá cho doanh nghiệp nước B và hàng hoá đang được vận chuyển qua nước c thì xảy ra rủi ro. vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra, nhưng để điều chỉnh quan hệ này hệ thống pháp luật của ba nước A, B, c cùng có khả năng được áp dụng. Song, pháp luật các nước có liên quan lại có những quy định khác nhau, theo pháp luật nước A thì vấn đề này sẽ được giải quyết theo luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại nhưng nước B lại quy định áp dụng luật của nước nơi xảy ra hậu quả thực tế, hoặc thậm chí nước c lại có sự lựa chọn khác là luật của nước có toà án đang xét xử vụ án. Vậy, pháp luật nước nào sẽ được áp dụng điều chỉnh?

Vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất quốc tế cho nên cùng một lúc nó có thể phải áp dụng luật của nhiều nưởc khác nhau và do đó phát sinh vấn đề xung đột pháp luật (conflict of law).

Xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hiện tượng mà trong đó, hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh một mối quan hệ pháp lý nhất định phát sinh từ hợp đồng mua bán và các hệ thống pháp luật đó có cách hiểu khác nhau, cách quan niệm khác nhau khi điều chỉnh mối quan hệ pháp lý đó.

4. Các mặt biểu hiện của xung đột pháp luật vể hợp đồng mua hàng hóa quốc tế

Xung đột về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được thể hiện ở các mặt sau:

–        Xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng. Luật các nước khác nhau thường quy định khác nhau về hình thức của hợp đồng. Ví dụ, luật của Việt Nam luôn luôn yêu cầu hình thức hợp đồng mua bán ngoại thương phải làm bằng văn bản mới có hiệu lực (Điều 81 khoản 4 Luật Thương mại Việt Nam 1997; Điều 24 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005). Trong khi đó, luật của Pháp cho phép ký kết hợp đồng bằng miệng…

–        Xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng. Luật các nước thường quy định khác nhau vể các điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Ví dụ, theo Công ước Viên năm 1980, điều khoản chủ yếu gồm có đôì tượng của hợp đồng (tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất); giá cả (cách xác định giá, đơn giá, tổng trị giá); phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên và giải quyết tranh chấp (Điều 19 đoạn 3 Công ước Viên). Theo luật pháp của Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức v.v… thì điều khoản chủ yếu chỉ bao gồm đối tượng và giá cả.

–        Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các hên đương sự. Luật pháp các nước thường quy định không giống nhau về tuổi có năng lực hành vi của tự nhiên nhân. Ví dụ, theo luật pháp của Việt Nam, của Pháp công dân từ 18 tuổi trỏ lên có năng lực hành vi, trong khi đó luật pháp của Nhật Bản, Thụy Sĩ: 20 tuổi, luật pháp của Anh, Hoa Kỳ: 21 tuổi. Luật pháp các nước TBCN cũng xung đột vối nhau khi đưa ra tiêu chuẩn để xác định quốc tịch của pháp nhân, ví dụ Luật pháp của Anh, Hoa Kỳ quy định rằng quốc tịch của pháp nhân được xác định theo luật pháp “nơi đăng ký điều lệ”, luật pháp của Ý: theo luật pháp “nơi đặt trụ sở chính” của pháp nhân; các nước Trung cận Đông đưa ra tiêu chuẩn “trung tâm hoạt động” để xác định quốc tịch của pháp nhân.

–        Xung đột pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án đôi vối các tranh chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương. Ví dụ, luật pháp Việt Nam quy định tranh chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nếu bị cáo là người Việt Nam và sự việc tranh chấp xảy ra trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Ngược lại luật pháp của Pháp lại quy định là Tòa án Pháp sẽ có thẩm quyền xét xử nếu tranh chấp liên quan đến quyển lợi của công dân hoặc pháp nhân của Pháp bất kể họ có phải là bị cáo hay nguyên cáo trong vụ tranh chấp đó.

5. Những quy phạm xung đột thường được áp dụng

Sau đây là những quy phạm xung đột thường được áp dụng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Để giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, người ta thường hay dùng các quy phạm xung đột – một trong những biện pháp để giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế, cụ thể:

–        Khi có xung đột về hình thức hợp đồng, người ta thường áp dụng quy phạm xung đột luât nơi ký hợp dồng (lex loci contractus). Nghĩa là, hợp đồng ký ở đâu thì hình thức hợp đồng do luật nơi đó quy định, ví dụ, Điều 770 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định hình thức hợp đồng dân sự phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Song, để xác định nơi ký kết (hợp đồng được ký kết thông qua trao đổi thư từ, điện tín…) Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản dựa vào thuyết Tông phát, còn Pháp, Ý, Bỉ, Thái Lan… dựa vào thuyết Tiêp thu:

–        Khi có xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, người ta thưòng hay áp dụng các quy phạm xung đột sau đây:

+ Luật nưóc người bán (lex venditoris). Nghĩa là quyền và nghĩa vụ giữa hai bên sẽ do luật nước người bán điều chỉnh. Những nước áp dụng luật nước người bán là Việt Nam vối Cuba hoặc buôn bán giữa Việt Nam với các nưởc như Liên Xô cũ…

+ Luật lựa chọn (lex voluntatis): quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ do luật của nước mà hai bên đã thống nhất lựa chọn điều chỉnh. Hiện nay, tất cả các nước đểu cho phép áp dụng quy phạm xung đột này.

Trường hợp các bên không lựa chọn được luật áp dụng thì có thể dùng quy phạm xung đột luật nơi ký hợp đồng.

+ Luật nơi thực hiện nghĩa vụ: là quy phạm xung đột được áp dụng theo luật pháp của Việt Nam (Điều 769 khoản 1 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005) và của Cộng hòa Liên bang Đức. Theo quy phạm này, nghĩa vụ của hợp đồng được thực hiện ở đâu thì tranh chấp phát sinh liên quan sẽ do luật nơi đó điều chỉnh.

–        Khi có xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các bên đương sự, các nước thường dùng các loại quy phạm xung đột:

+ Luật quốc tịch (lex nationalis). Điều này có nghĩa là năng lực hành vi của tự nhiên nhân dơ luật quốc tịch của chính người đó quy định (ví dụ Điều 762 khoản 1 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005). Riêng luật pháp của Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “năng lực hành vi của công dân do luật quốc tịch điều chỉnh. Song, nếu người nước ngoài chưa đủ tuổi có năng lực hành vi theo luật quốc tịch của họ khi ký hợp đồng với công dân Đức, có năng lực hành vi theo luật của Đức thì hợp đồng đó vẫn có giá trị”. Điều 762 khoản 2 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam”.

+ Luật nơi cư trú (lex domicillii). Nghĩa là, năng lực hành vi của công dân do luật nơi người đó cư trú điều chỉnh.

+ Luật nơi ký hợp đồng.

–        Khi có xung đột pháp luật về thẩm quyền xét xử của tòa án, luật pháp của các nước thường dựa vào các quy phạm xung đột: Tòa án nơi đương sự có quốc tịch; Tòa án nơi bị cáo cư trú; Tòa án nơi xảy ra tranh chấp hoặc Tòa án nơi có tài sản đang bị tranh chấp…