Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Nội dung tư vấn:

1. Nguyên tắc lựa chọn học liệu cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non

Trẻ em trong độ tuổi mầm non là độ tuổi chưa hoàn thiện về nhận thức. Nói tâm hồn các bé là “trang giấy trắng” có lẽ không sai. Hiện nay, trước tình trạng văn hoá phẩm với nhiều nội dung không phù hợp với trẻ em được bày bán tràn lan thì cấp thiết hơn bao giờ hết là việc đảm bảo một môi trường học tập cùng với các học liệu thực sự lành mạnh, phù hợp và có ích trong sự phát triển, hình thành nhân cách tốt ở trẻn em. Do đó, việc lựa chọn học liệu cho các bé thực sự rất quan trong. Nguyên tắc lựa chọn học liệu sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại Điều 3 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

Điều 3. Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non

1. Đồ chơi có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.

2. Đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:

a) Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Thông tư này;

b) Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm;

c) Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).

3. Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Học liệu trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành là các học liệu nằm trong danh mục quy định tại Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT năm 2015 hợp nhất Thông tư về Danh mục Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Quý bạn đọc có thể tải file danh mục học liệu và đồ chơi được đính kèm trên đầu trang.

2. Các yêu cầu đối với học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non

Các yêu cầu đối với học liệu sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT, gồm các yêu cầu sau:

2.1. Học liệu phải đảm bảo tính an toàn

Việc đảm bảo yêu cầu về tính an toàn của học liệu được thể hiện như sau:

– Các học liệu xuất bản phẩm được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non phải có tem, nhãn mác, ghi rõ các thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản và không vi phạm các quy định của pháp luật.

– Đối với các học liệu xuất bản phẩm theo hình thức dịch, xuất bản ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận thẩm định theo Luật Xuất bản.

– Với học liệu xuất bản phẩm điện tử phải có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

– Đối với học liệu tự làm phải bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại; thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng học liệu từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.

2.2. Học liệu phải đảm bảo tính thẩm mỹ

Để bảo đảm tính thẩm mỹ, học liệu phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Thứ nhất là hình thức học liệu gồm kích cỡ, số lượng chữ trong từng trang, số trang, cỡ chữ, thời gian sử dụng,… phải phù hợp với từng độ tuổi.

– Thứ hai, vì học liệu được sử dụng cho đối tượng là trẻ mầm non nên cần có màu sắc tươi sáng, âm thanh và lời thoại rõ ràng, không sử dụng âm thanh có cường độ mạnh.

– Thứ ba, ngôn ngữ sử dụng trong học liệu phải quen thuộc, gần gũi, phù hợp với văn hóa địa phương.

2.3. Học liệu phải mang tính giáo dục hiệu quả

Theo quy định tại Điều 9, học liệu được coi là đảm bảo tính giáo dục nếu:

– Thứ nhất, học liệu được lựa chọn thực sự phù hợp với sự phát triển của từng độ tuổi; kích thích sự phát triển của trẻ em.

– Thứ hai, nội dung của học liệu phù hợp với các lĩnh vực phát triển giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non và đảm bảo tính tích hợp, giúp hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện.

– Thứ ba, học liệu bảo đảm tính thân thiện, phản ánh các sự vật, hiện tượng gần gũi với cuộc sống của trẻ em.

– Thứ tư, học liệu không trái với văn hóa, lịch sử, địa lý và thuần phong mĩ tục của Việt Nam và không chứa đựng nội dung bạo lực, chiến tranh, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính.

– Thứ năm, học liệu có các yêu cầu cụ thể, để tổ chức các hoạt động giáo dục, quan sát, đánh giá, hỗ trợ trẻ em và phù hợp với phát triển Chương trình giáo dục mầm non.

– Thứ sáu, học liệu đáp ứng yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp.

Ngoài ra, đối với các học liệu tự làm thì khuyến khích tận dụng nguyên liệu, vật liệu thiên nhiên; mang tính mở, kích thích nhu cầu, hứng thú và tham gia hoạt động của trẻ em; phù hợp với văn hóa vùng miền.

3. Quy trình lựa chọn học liệu sử sụng trong cơ sở giáo dục mầm non

Việc lựa chọn học liệu (và đồ chơi) sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non được quy định từ Điều 10 đến Điều 11 Chương III Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT theo quy trình như sau

Bước 1: Đề xuất danh mục học liệu (và đồ chơi).

Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào yêu cầu, nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu; căn cứ vào kế hoạch thực hiện năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; thực tiễn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tiến hành rà soát, phân loại đồ chơi, học liệu hiện có sau đó, giáo viên và cán bộ quản lý đề xuất danh mục đồ chơi.

Bước 2: Thành lập hội đồng lựa chọn học liệu (và đồ chơi) sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.

Hội đồng lựa chọn học liệu (và đồ chơi) được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non do người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lựa chọn đồ chơi, học liệu trẻ em.

Hội đồng bao gồm: người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cơ sở giáo dục, tổ/nhóm trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên các nhóm/lớp, đại diện Ban đại diện cha mẹ trẻ em.

Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 9 (chín) người. Đối với cơ sở giáo dục mầm non dưới 5 (năm) nhóm/lớp số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 5 (năm) người.

Bước 3: Tổ chức họp, thảo luận, đánh giá học liệu (và đồ chơi) được sử dụng trong cơ sở giáo dục mần non.

Danh mục học liệu (và đồ chơi) được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng tán thành lựa chọn. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn học liệu (và đồ chơi) được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non thành biên bản, có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.

Bước 4: Đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non danh mục học liệu (và đồ chơi) đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.

Bước 5: Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phê duyệt danh mục học liệu (và đồ chơi) được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.

– Lập kế hoạch mua sắm, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên; tự làm đồ chơi, học liệu trên cơ sở đề xuất của Hội đồng lựa chọn học liệu (và đồ chơi).

4. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lựa chọn học liệu

4.1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung theo quy định pháp luật đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.

4.2. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

– Thực hiện hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung theo quy định pháp luật đối với các cơ sở giáo dục mầm non, các tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền.

– Đình chỉ việc sử dụng học liệu (và đồ chơi) có nội dung không phù hợp với các quy định hoặc có biểu hiện vi phạm pháp luật tại cơ sở giáo dục mầm non và báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Xử lý theo thẩm quyền đối với những cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT; tổng hợp và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo kết quả lựa chọn, sử dụng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non.

4.3. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non

– Tổ chức lựa chọn, khai thác, sử dụng đồ chơi theo quy định tại thông tư 47/2020/TT-BGDĐT và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.

– Khai thác, sử dụng hiệu quả đồ chơi đã được lựa chọn trong tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về đồ chơi đã được lựa chọn với cha mẹ/người chăm sóc trẻ em.

– Báo cáo phòng giáo dục và đào tạo kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu và chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn, khai thác, sử dụng đồ chơi, học liệu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Các thông tin trên có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group