Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:
1. An toàn, hiệu quả, tiết kiệm, thân thiện với môi trường.
2. Vật liệu, cấu kiện sử dụng vào công trình xây dựng phải theo đúng thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) đã được phê duyệt, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
3. Vật liệu xây dựng được sử dụng để sản xuất, chế tạo, gia công bán thành phẩm phải phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2.
4. Ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu trong nước. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, việc sử dụng vật liệu nhập khẩu phải được quy định trong nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phù hợp với thiết kế xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) do người quyết định đầu tư quyết định.
Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp lý về vấn đề trên như sau:
1. Vật liệu xây dựng là gì?
Vật liệu xây dựng là các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ được sử dụng để tạo nên một công trình xây dựng. Vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng được quản lý và quy hoạch trên phạm vi toàn quốc bao gồm: xi măng, cát gạch; vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, … Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 09/2021/NĐ-CP thì ta có thể thấy rằng: vật liệu xây dựng là một sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng trừ các trang thiết bị tiện và thiết bị công nghệ. Công trình xây dựng là những sản phẩm được tạo ra bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, các thiết bị được lắp đặt vào công trình được liên kết bởi đất có thể bao gồm toàn bộ phần dưới của mặt đất, phần trên của mặt đất và phần trên mặt nước được xây dựng theo một thiết kế nhất định từ ban đầu. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn; hay công trình hạ tầng kĩ thuật và các loại công trình khác.
Hiện nay, vật liệu xây dựng có thể là từ tự nhiên được khai thác như: đá, cát, sỏi,… hoặc có thể nhân tạo do con người tạo ra nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại như: xi măng, sắt, thép,… Vật liệu xây dựng chính là các sản phẩm hữu cơ, vô cơ hay kim loại có nguồn gốc từ tự nhiên, nhân tạo và được sử dụng cho mục đích xây dựng từ các trang thiết bị điện. Vật liệu xây dựng đang là ngành phát triển mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình, lắp đặt các thiết bị hệ thống đường ống thoát nước,… Cùng với sự phát triển của xã hội, của ngành xây dựng thì vật liệu xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc thi công các công trình. Vật liệu xây dựng sẽ giúp gắn kết các vật liệu xây dựng khác nhau tạo ra sự chắc chắn, ổn định và có độ bền cao cho công trình; giúp tăng tính thẩm mỹ làm đẹp cho công trình, nhà ở và các công trình xây dựng khác; Vật liệu xây dựng là yêu cầu quyết định đến chất lượng giá thành và ngay cả thời gian và tiến độ hoàn thành công trình đó. Từ vật liệu xây dựng sẽ mang đến không gian mát mẻ sạch sẽ và thông thoáng, chống rêu mốc, ẩm mốc và giảm sức nóng từ tác động thiên nhiên; Ngoài ra thì còn vật liệu xây dựng nội thất – Đây được xem như linh hồn của không gian công trình giúp tạo nên sự hài hòa, hiện đại và ấm cúng.
2. Quy định về chất lượng vật liệu xây dựng
Theo quy định tại Chương III của Nghị định số 09/2021/NĐ-CP thì có quy định về chất lượng vật liệu xây dựng:
– Thứ nhất là quy định về sử dụng vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng trong công trình xây dựng: Dản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng khi sử dụng trong công trình xây dựng phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tuân thủ thiết kế và chỉ dẫn kĩ thuật (nếu có); Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đối với các công trình sử dụng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Đồng thời nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn khác.
– Thứ hai là chỉ sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine trong sản xuất vật liệu xây dựng. Và aniăng trắng nhóm serpentine phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất tấm lợp; khuyến khích sử dụng các loại sợi thay thế sợi aniang trong sản xuất tấm lợp. Môi trường sản xuất phải đảm bảo nồng độ sợi aniăng trắng nhóm serpentine không vượt quá qui định của pháp luật. Đồng thời phải có các phương án xử lý phế phẩm, bụi, nước thải từ quá trình sản xuất để sử dụng lại hoặc là xử lý đảm bảo an toàn theo quy định. Tuân thủ các yêu cầu khác về vệ sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba, quy định về quản lý việc xử lý, sử dụng chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng. Đối với các chủ cơ sở phát thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất, luyện kim và các cơ sở công nghiệp khác thì phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có trách nhiệm phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong công trình xây dựng. Trường hợp không đủ khả năng tự phân loại xử lý thì phải thuê đơn vị có đủ năng lực để thực hiện việc phân loại và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm vật liệu xây dựng. Còn đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có xử lý, sử dụng chất thải làm nguyên nhiên liệu thì hoạt động sản xuất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật để bảo vệ môi trường; Đảm bảo việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
– Thứ tư, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về tiêu chuẩn, kĩ thuật. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trong nước đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn đã công bố. Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng Đúng theo quy định của pháp luật và được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
3. Yêu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng
Căn cứ tại Điều 110 của Luật xây dựng năm 2014 có quy định cụ thể và chi tiết về yêu cầu sử dụng vật liệu xây dựng như sau:
– Sử dụng vật liệu xây dựng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường;
– Vác vật liệu xây dựng, cấu kiện sử dụng vào công trình xây dựng phải theo đúng thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kĩ thuật (nếu có) đã được phê duyệt nhằm bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật từ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;
– Vật liệu xây dựng sẽ được sử dụng để sản xuất, chế tạo, gia công thành phẩm phải phù hợp với quy định của pháp luật;
– Khi sử dụng vật liệu xây dựng ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu trong nước. Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước thì việc sử dụng vật liệu nhập khẩu phải được quy định trong nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phù hợp với thiết kế xây dựng và chỉ dẫn kĩ thuật (nếu có) do người quyết định đầu tư quyết định.
Một số trường hợp các công trình xây dựng phải được sử dụng một bộ xây dựng không nung theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 13/2017/TT-BXD quy định:
– Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ cụ thể như sau: Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sử dụng 100% vật liệu xây không nung; Các tỉnh đồng bằng trung du Bắc bộ, các tỉnh vùng Đông Nam bộ tại các khu đô thị từ loại III chờ nên sẽ sử dụng tối thiểu 90% vật liệu không nung, còn tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70% vật liệu xây không nung. Các tỉnh còn lại tại các khu vực đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70% vật liệu xây không nung, các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung.
– Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không đúng trong tổng số vật liệu xây;
– Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không đúng thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.
– Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn hay số tầng.
Trên đây là tư vấn Luật LVN Group muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!