1. Yếu tố kinh tế của các biện pháp chống phá giá  

Các nhà bình luận đã chia thành 2 hướng, một hướng cho rằng các biện pháp chống phá giá là cần thiết và hướng còn lại kia cho rằng các biện pháp chống phá giá là có hại.

Những người ủng hộ thì cho rằng việc bán phá giá chính là thương mại không công bằng. Việc này có thể gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế của nước nhập khẩu. Do đó cần chống lại những hoạt động này. Ngoài ra, họ cũng chỉ ra rằng các thủ tục chống phá giá gần đây đã được hoàn thiện để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của các công ty bị buộc tội có những hành vi này. Hơn nữa, nếu thiếu các phương tiện này thì các nhà ban hành chính sách trong nước có thể ít thiên về việc hạ thấp thuế quan nhập khẩu và mở cửa các thị trường của họ cho dù có những phương tiện chính sách thương mại khác phục vụ mục đích này.

Một số khác lại lập luận rằng quan niệm này là bất hợp lý về kinh tế, tạo ra quá nhiều quyền tự do cho các nhà chức trách của các nước tiến hành điều tra và tạo điều kiện cho những người bảo hộ lạm dụng dưới vỏ bọc không gian lận. Họ biện hộ cho những quy tắc cạnh tranh quốc tế thay cho các biện pháp chống phá giá và chỉ ra những nơi nào áp dụng những quy tắc này. Ví dụ như ở liên minh thuế quan hoặc trong những thoả thuận thương mại tự do với các quy tắc cạnh tranh chung như các cơ chế giảm sát (như EEA), thì những quy tắc chống phá giá là không cần thiết.

 

2. Mối quan hệ với các quy tắc cạnh tranh

Ý kiến dùng quy tắc cạnh tranh để truy nã các hoạt động phá giá dựa trên việc nhận thấy các biện pháp chống phá giá không triệt để loại bỏ được nguyên nhân cơ bản của vấn đề. Theo những ngựời đề xuất ý kiến này thì việc phá giá chỉ xảy ra trong thực tế nếu các nhà xuất khẩu tiến hành hoạt động xuất khẩu ở một thị trường nội địa được bảo hộ. Điều này cho phép họ tài trợ việc cắt giảm giá ở những thị trường khác. Những thị trường được bảo hộ có thể ra đời từ những hạn chế nhập khẩu hoặc là do thiếu các biện pháp cạnh tranh hữu hiệu, cả hai yếu tố đó đều tạo điều kiện cho việc tạo nên những dự trữ cần thiết để tài trợ cho hoạt động phá giá ở nước ngoài.

Vì vậy, những nguyên nhân thật sự của vấn đề không nằm ở thị trường xảy ra phá giá mà ở thị trường của nhà xuất khẩu và đó mới là nơi chúng cần phải được giải quyết.

Có rất ít các ví dụ về việc áp dụng ý tưởng này vào thực tế. Trong những trường hợp này, không chỉ những quy tắc và thủ tục cạnh tranh chung, mà mức độ cao về tự do hóa thương mại cũng cần được thiết lập như một điều kiện nhằm xoá bỏ các biện pháp chống phá giá Đối với EU và EEA thì ngoài những quy tắc và thông lệ cạnh tranh chung, việc này còn ngầm định một sự hài hòa hoàn toàn về các quy định liên quan đến thị trường nội địa.

Một ví dụ khác là ANZCERTA đã áp dụng những quy tắc cạnh tranh chung và tự do hoá thương mại toàn bộ.

Những ví dụ này cho thấy trong thế giới thực, những nguyên tắc mà chúng ta đang đấu tranh để thực hiện là thật cao nhằm xoá bỏ những quy tắc chống phá giá. Đây có thể là lý do lý giải tại sao trong một vài trường họp khác các giải pháp trong tầm tay đã được theo đuổi với mục đích duy trì những quy tắc chong phá giá nhưng lại loại bỏ những ảnh hưởng phụ không mong muốn.

Một phương tiện như vậy là việc đưa điều khoản lợi ích công vào luật chóng phá giá quốc gia mà điều này sẽ đòi hỏi nhà chức trách của quốc gia đó phải xem xét các tác động của thuế chống phá giá đối với nền kinh tế trên diện rộng, hoặc đối với các ngành khác trong nền kinh tế hơn là các ngành đã đệ đơn điều tra.

 

3. Phân tích các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá 

Theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá- GATT năm 1994 của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:

a. Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá(với biên độ phá giá không thấp hơn 2%)

Biên độ phá giá được tính toán theo công thức: sau

Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu)/Giá Xuất khẩu
 

Trong đó:

Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);

Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).

b. Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước

Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại(nguy cơ rất gần);

Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;

Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…).

c. Mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại

Tùy thuôc vào việc mỗi quốc gia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đẻ xác định mối quan hệ này.

Ví dụ: sự trùng hợp về thời gian giữa việc bán giá và thiệt hại xảy ra, các phân tích. kinh tế để xác định mức tăng trưởng của ngành sản xuất nội địa nếu như không có việc bán phá giá của hàng nhập khẩu…..

 

 

4. Biện pháp chống bán phá giá 

Theo quy định của ADA và quy định của pháp luật các nước thành viên các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:  Thuế chống bán phá giá;  Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất và xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý;  Ngoài ra, trước khi áp dụng biện pháp thuế, biện pháp cam kết giá cơ quan điều tra có thể áp dụng các biện pháp tạm thời: thuế; đặt cọc khoản tiền tương đương với khoản thuế chống bán phá giá dự kiến; cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến áp dụng.  

Theo đó:

– Cơ quan điều tra chống bán phá giá sẽ quyết định mức thuế chống bán phá giá trên cơ sở biên độ phá giá, theo nguyên tắc mức thuế này có thể tương đương hoặc nhỏ hơn biên độ phá giá.

Cơ quan điều tra sẽ xác định biên độ phá giá và mức thuế chống bán phá giá riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu. Trường hợp số nhà sản xuất, xuất khẩu quá lớn không thể tính riêng biên độ phá giá được, thì cơ quan chức năng sẽ xem xét giới hạn ở một số nhà sản xuất, xuất khẩu nhất định, trên cơ sở trao đổi với các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan và mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nhà sản xuất, xuất khẩu không được điều tra không vượt quá mức thuế của các nhà sản xuất, xuất khẩu có điều tra.

Trường hợp quốc gia xuất khẩu không chịu hợp tác cung cấp thông tin cho quá trình điều tra, thì cơ quan điều tra bán phá giá của nước nhập khẩu trên cơ sở những thông tin tự thu thập được kết hợp với những thông tin mà bên nguyên đơn đưa ra sẽ quyết định biên độ bán phá giá và mức thuê áp dụng.

– Biện pháp cam kết: Việc điều tra có thể ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp tạm thời hoặc thuế chống bán phá giá, nếu như nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá hoặc ngừng xuất khẩu phá giá vào thị trường đang điều tra và được cơ quan điều tra nhất trí rằng biện pháp này sẽ khắc phục được thiệt hại. Mức tăng giá không nhất thiết phải lớn hơn mà thường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu như đã đủ khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Ở đây, cơ quan điều tra sẽ không chấp nhận cho các nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết giá nếu thấy việc cam kết không khả thi, chẳng hạn số lượng nhà xuất khẩu quá lớn. Cơ quan điều tra có thể đề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhưng không bắt buộc phải cam kết. Các cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ nhà xuất khẩu nào chấp nhận cam kết giá cung cấp thông tin định kỳ về việc thực hiện cam kết giá.Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan điều tra có thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở thông tin mà họ có.

 

5. Quy chế cạnh tranh của EU

Trong khi các quy tắc cạnh tranh riêng biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng được ưu tiên so với quy chế cạnh tranh chung áp dụng cho cả EU.

Theo Điều 101 của TFEU áp dụng nguyên tắc chung cho tất cả các hoạt động kinh tế (quyết định hoặc hợp đồng) được ký kết bởi nhà sản xuất và tổ chức sản xuất.

Quy định của Ủy ban Châu Âu về việc áp dụng khoản (3) Điều 101 của TFEU trong một số loại hợp đồng chuyên môn (Quy định miễn trừ đặc biệt) liên quan đến sự hợp tác giữa các nhà sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, một thỏa thuận riêng lẻ hợp tác sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và bất kỳ hoạt động chế biến các sản phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm khác như giết mổ và cắt thịt, xay xát ngũ cốc hoặc các hoạt động tương tự.

Trong bối cảnh hoạt động của tổ chức sản xuất nông nghiệp, một thỏa thuận chuyên môn có nhiều khả năng liên quan đến chế biến/ gia công sản phẩm nông nghiệp thô thành sản phẩm khác tương tự như các liên doanh sản xuất sản phẩm nông nghiệp thô.

Theo quy định Quy định miễn trừ đặc biệt, khoản (1) Điều 101 của TFEU không áp dụng đối với các hợp đồng nếu thị phần kết hợp của các bên không vượt quá 20% hoặc nếu hợp đồng đó bao gồm bất kỳ hạn chế cứng nhắc nào. Hạn chế cứng nhắc bao gồm ấn định giá, hạn chế sản lượng và phân bổ thị trường hay khách hàng, trừ trường hợp ấn định giá đối với khách hàng trung gian trong bối cảnh phân phối chung thông qua các thỏa thuận riêng lẻ; thiết lập công suất và sản lượng trong hợp đồng hợp tác sản xuất; và thiết lập các mục tiêu doanh số trong hoạt động phân phối chung các sản phẩm đồng sản xuất.

 

 

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).