Khách hàng: Kính thưa Luật sư, trong các yếu tố cấu thành năng lực áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế thì yếu tổ năng lực con người được thể hiện như thế nào?

Cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi, câu trả lời của bạn Luật sư bên công ty sẽ trả lời với những ý chính sau:

1. Các yếu tố cấu thành năng lực áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

Có rất nhiều nhận định về “biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế” theo đó:

– Trong tài liệu giải thích về Điều XIX Hiệp định GATT 1994, ở mục 797 khi nhắc đến phán quyết của Uỷ ban phúc thẩm trong vụ kiện Argentina – Footwear nêu rõ biện pháp tự vệ theo qui định tại Điều XIX có đặc trưng là tính khẩn cấp, được áp dụng chỉ duy nhất trong trường hợp mà do kết quả của việc thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp định GATT 1994, một thành viên nhận thấy quốc gia mình rơi vào những hoàn cảnh mà “không lường trước được” hoặc “ngoài dự đoán” khi đặt ra/đàm phán và ký kết cam kết liên quan.

– Theo Yong Shik Lee, Safeguard Measures in world trade, The Legal Analysis, Third Edition (2014) (Các biện pháp tự vệ trong thương mại thế giới: Phân tích pháp lý. Tái bản lần 3 (2014)) xác định, thuật ngữ “biện pháp tự vệ” được sử dụng để đề cập đến hạn chế nhập khẩu, được áp dụng như là một biện pháp tạm thời khi có sự gia tăng nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp.

– Theo Yong Shik Lee, tự vệ còn có thể hiểu rộng hơn, gồm những trường hợp các bên “dị ngược lại” với những cam kết của mình và hạn chế nhập khẩu, không tính đến việc có hay không hành vi thương mại không lành mạnh: Điều XIX, XII, XVIII Hiệp định GATT 1994, Hiệp định Tự vệ (Hiệp định SG), Hiệp định nông nghiệp (AOA), Điều XII Hiệp định GATS.

Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc, cho phép tự vệ cụ thể và đặc biệt là đến các sản phẩm trong thời gian chuyển đổi, chỉ áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu từ nước này. Biện pháp tự vệ nói chung (Điều XIX của GATT) được áp dụng cho mọi loại hàng hoá, trong khi những biện pháp tự vệ khác chỉ áp dụng giới hạn cho một số hàng hoá (sản phẩm nông nghiệp, dệt may), hoặc có thể không hướng đến việc bảo vệ hay ngăn ngừa thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước (đối với trường hợp sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ cán cân thanh toán).

=> Như vậy, biện pháp tự vệ là một trong ba bộ phận cẩu thành của biện pháp phòng vệ thương mại. Biện pháp tự vệ là công cụ bảo vệ, hỗ trợ ngành sản xuất hàng hoả tương tự, hoặc cạnh tranh trực tiếp của nước nhập khẩu trong trường hợp khẩn cẩp nhằm hạn chế những thiệt hại nghiêm trọng do tình trạng gia tăng của hàng hoá nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây ra.

Các yếu tố cấu thành năng lực áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế bao gồm những yếu tố sau:

– Cơ sở pháp lý về tự vệ thương mại;

– Bộ máy tổ chức;

– Yếu tổ năng lực con người trong áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tể;

– Cơ sở vật chất kĩ thuật;

– Tài chính;

– Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về tự vệ thương mại với các tổ chức và doanh nghiệp.

2. Yếu tố năng lực con người trong áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

Như đã phân tích, biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không được áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Mỗi nước nhập khẩu là thành viên của WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải đảm bảo tuân theo các quy định của WTO về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý đến biện pháp này để yêu cầu Chính phủ sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước hàng hoá nhập khẩu của nước ngoài khi cần thiết.

Để vận hành bộ máy quản lý nhà nước về tự vệ thương mại, yếu tố con người là trung tâm và đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Năng lực của cá nhân, hay năng lực của con người là tập hợp những kiến thức, kỹ năng, thái độ hay phẩm chất của một cá nhân được thể hiện thông qua những hành vi cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc mà cá nhân đó đảm nhiệm, phụ trách.

Năng lực của cá nhân trong áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế được đề cập đến những người chịu trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc áp dụng biện pháp tự vệ. Các yếu tố cấu thành năng lực con người bao gồm: Thái độ, kỹ năng, kiến thức, … sau đây là từng đặc điểm của năng lực đó.

3. Yếu tố thái độ

Thái độ của cá nhân con người là quan điểm, ý thức hay tính cách của người thực thi các vụ việc liên quan đến tự vệ trong thương mại quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng tạo nên năng lực thực sự và trọn vẹn.

Nếu trường hợp hai người có cùng kỹ năng và kiến thức thì thái độ là yếu tố tạo ra sự khác biệt. Thái độ đóng vai trò quyết định (trong số ba yếu tố cấu thành năng lực) thành công của doanh nghiệp cũng như của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại.

4. Yếu tố kỹ năng

Theo từ điển bách khoa, kỹ năng (skill) chính là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định thường trong một khoảng thời gian cùng năng lượng nhất định hoặc cả hai. Các kỹ năng thường có thể được chia thành các kỹ năng miền chung và chuyên biệt. Ví dụ: trong lĩnh vực công việc, một số kỹ năng chung sẽ bao gồm quản lý thời gian, làm việc theo nhóm và lãnh đạo, tự tạo động lực và những người khác, trong khi các kỹ năng dành riêng cho miền chỉ được sử dụng cho một công việc nhất định. Kỹ năng thường đòi hỏi các kích thích và tình huống môi trường nhất định để đánh giá mức độ kỹ năng được thể hiện và sử dụng.

Như vậy, kỹ năng – đó chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong những tình huống, công việc cụ thể. Cùng một hiện tượng khi phát hiện thấy có sự gia tăng đột biến về số lượng một hàng hoá nào đó được nhập khẩu, người chịu trách nhiệm có liên quan của doanh nghiệp có thể đề xuất hoặc ra quyết định có hay không nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại.

Kỹ năng bao gồm kinh nghiệm và mức độ thành thạo trong xử lý các vụ việc liên quan đến tự vệ thương mại. Trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc thâm nhập ồ ạt của nhiều loại hàng hoá vào thị trường trong nước là không thể tránh khỏi. Khả năng phát sinh nhiều vụ việc yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại tạo cho các cán bộ thực thi có những cơ hội cọ xát, tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao mức độ thành thạo trong xử lý các vụ việc .

Kỹ năng chính là biểu hiện cao nhất của việc áp dụng kiến thức hay kinh nghiệm đã học hỏi, tích luỹ được vào thực tiễn. Kỹ năng được chia thành các cấp độ chính như: quan sát và hành động theo khuôn mẫu, ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hướng dẫn), vận dụng thực hiện hành động gắn với mỗi tình huống và vụ việc về tự vệ thương mại.

Kỹ năng có thể là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, theo đó kỹ năng cứng, còn được gọi là kỹ năng kỹ thuật, là bất kỳ kỹ năng nào liên quan đến một nhiệm vụ hoặc tình huống cụ thể. Nó liên quan đến cả sự hiểu biết và thành thạo trong hoạt động cụ thể như vậy liên quan đến các phương pháp, quy trình, thủ tục hoặc kỹ thuật. Những kỹ năng này có thể dễ dàng định lượng không giống như kỹ năng mềm, có liên quan đến tính cách của một người. Đây cũng là những kỹ năng có thể hoặc đã được kiểm tra và có thể đòi hỏi một số bằng cấp chuyên môn, kỹ thuật hoặc học thuật.

5. Yếu tố kiến thức

Kiến thức được hiểu là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục, có nhiều cách để lĩnh hội được kiến thức khác nhau nhưng cùng chung mục đích là hiểu biết rộng hơn và phát triển hơn.

Theo đó, tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. Mặc dù có nhiều lý thuyết về tri thức, nhưng hiện không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận.

Kiến thức không tự nhiên mà có trong bộ não của con người, mà phải trải qua quá trình học tập, lao động, nhận thức và tiếp thu. Đó là cách mà mỗi cá nhân đều thực hiện để tích luỹ kiến thức cho chính bản thân mình.

Kiến thức giúp con người trở nên thành công hơn, đạt được những mục đích và có vị trí trong xã hội. Có thể nói rằng, càng có nhiều kiến thức thì sẽ càng thành công. Kiến thức không chỉ là những vấn đề trong sách vở mà đó còn là kỹ năng sống, kinh nghiệm trong thực tế.

=> Như vậy, kiến thức cấu thành năng lực con người là nhận thức và hiểu biết về quy luật vận động của thế giới xung quanh. Ngoài kiến thức chung về thương mại quốc tế còn cần có kiến thức chuyên môn về tự vệ thương mại. Kiến thức về tự vệ thương mại được hiểu là những năng lực về thu thập thông tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp…

Năng lực áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại được thể hiện cụ thể thông qua năng lực xác định hàng hoá thuộc đối tượng điều tra và phạm vi điều tra; năng lực điều tra, tức là đưa ra các số liệu chứng minh xu hướng gia tăng của nhập khẩu trong giai đoạn điều tra, làm căn cứ thuyết minh cho tính cần thiết và tương xứng của các biện pháp tự vệ thương mại; năng lực xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa gia tăng nhập khẩu và những thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước các biện pháp tự vệ thương mại chỉ được áp dụng khi sự gia tăng nhập khẩu đến mức gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.

Trân trọng!