1. Quy định chung về yếu tố nước ngoài

Trong lịch sử phát triển của ngành tư pháp quốc tế, các yếu tố nước ngoài được hình thành xuất phát từ sự giao lưu tự nhiên trong đời sống dân sự và thương mại giữa các chủ thể là pháp nhân và cá nhân của các quốc gia khắc nhau (ví dụ: công dân nước A đi du lịch ở nước B hoặc kết hôn với công dân của nước; các doanh nghiệp của nước X kí kết các hợp đồng thương mại với những doanh nghiệp của nước Y hoặc tham gia đầu tư vốn trực tiếp vào lãnh thổ của nước Y và ngược lại…). Chính sự giao lưu có xu hướng ngày càng mở rộng như vậy giữa các quốc gia trong đời sống sinh hoạt quốc tế đã hình thành nên những quan hệ pháp luật đặc thù – gọi là quan hệ tư pháp quốc tế. Đặc trưng cơ bản của những quan hệ pháp luật này là các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đó có liên quan đến nước ngoài.

Ví dụ:

1) Chủ thể tham gia vào quan hệ đó là pháp nhân hoặc công dân nước ngoài; hoặc

2) Đối tượng của quan hệ giao dịch đó (tài sản – động sản hoặc bất động sản) đang tổn tại ở nước ngoài (nhà ở, tiền trong ngân hàng…), hoặc

3) Sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó diễn ra ở nước ngoài (kí kết hợp đồng hoặc sự kiện vi phạm hợp đồng…).

Tuỳ thuộc vào pháp luật của từng nước, các yếu tố nước ngoài có thể được quy định rõ ngay trong luật hoặc không được quy định trong luật nhưng được Nhà nước mặc nhiên thừa nhận như một nguyên tắc tập quán hay thông lệ trong giao dịch quốc tế.

Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, các yếu tố nước ngoài bao gồm:

1) Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, nạn định cư ở nước ngoài;

2) Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh tại nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài;

3) Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Trên thực tế, các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài không chỉ hoàn toàn là những quan hệ tư pháp quốc tế, mà còn có thể là những quan hệ công pháp quốc tế, ví dụ: trường hợp các công chức và viên chức ngoại giao của một nước được Chính Phủ cử đi công tác ngoại giao tại nước ngoài với thân phận ngoại giao theo quy định của pháp luật quốc tế về ngoại giao. Tuy nhiên, yếu tố nước ngoài trong các quan hệ công pháp quốc tế không làm nảy sinh hiện tượng “xung đột pháp luật và thường không có nhiều ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc chọn luật điểu chỉnh như trong lĩnh vực tư pháp quốc tế.

Trong thực tiễn pháp lí, yếu tố nước ngoài được xem là cơ sở, căn cứ để xây dựng và xác định các nguyên tắc chọn luật điều chỉnh, nhằm giải quyết vấn đề xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyển tài phán trong tư pháp quốc tế. Chẳng hạn, đối với yếu tố chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, tương ứng có nguyên tắc luật quốc tịch; đối với yếu tố sự kiện pháp lí diễn ra ở nước ngoài, tương ứng có nguyên tắc luật nơi kí kết hợp đồng. hoặc nơi xảy ra sự kiện tranh chấp, đối với yếu tố đối tượng của giao dịch, tương ứng có nguyên tác luật nơi có vật…

 

2. Yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế

Giữa lý luận và thực tiễn về tư pháp quốc tế chưa có sự thống nhất về cách hiểu đối với yếu tố nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế, song thường dựa vào ít nhất một trong ba dấu hiệu chính sau đây để kết luận một quan hệ nội dung có tính chất dân sự hoặc quan hệ tố tụng dân sự là có yếu tố nước ngoài hay không, cụ thể là:

Thứ nhất, dấu hiệu chủ thể tham gia quan hệ.

Đây là trường họp có ít nhất một bên chủ thể tham gia quan hệ là “người nước ngoài”. “Người nước ngoài” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là cá nhân người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thậm chí là cả quốc gia nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế V.V..

Ví dụ 1: Nam công dân Việt Nam 25 tuổi kết hôn với nữ công dân Nga 23 tuổi. Hoặc, nam công dân Hoa Kỳ nhận ưẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Ví dụ 2: Trong quá trình giải quyết một vụ việc về tranh chẩp quyền sở hữu đối với tài sản giữa nguyên đơn là công dân Việt Nam đang cư trú tại Đà Nắng và bị đơn là công dân Anh đang cư trú tại Bungari, toà án Việt Nam (toà án đang giải quyết vụ việc) đã yêu cầu hệ thừa kế tài sản phát sinh giữa những người cùng quốc tịch nhưng đối tượng của quan hệ là tài sản tồn tại ở nước ngoài nên quan hệ thừa kế này là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Ví dụ 2: Toà án Việt Nam thụ lí giải quyết một vụ việc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa nguyên đơn và bị đơn đều là công dân Việt Nam và đều đang cư trú tại Việt Nam, nhưng tài sản liên quan tới tranh chấp là ngôi biệt thự tại Anh.

Thứ ba, dấu hiệu về căn cứ làm phát sinh, thay đổi, thực hiện hay chấm dứt quan hệ.

Theo dấu hiệu này, quan hệ có yếu tố nước ngoài là quan hệ mà căn cứ (cơ sở) làm phát sinh, thay đổi, thực hiện hay chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.

Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Bờ Biển Ngà trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bờ Biển Ngà, hoặc hai doanh nghiệp của Việt Nam kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá tại Lào nhưng hợp đồng được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam.

Trong tư pháp quốc tế của Việt Nam, “yếu tố nước ngoài” được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật hôn nhân và gia đình 2014 … song cụ thể và đầy đủ nhất là các quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nhìn chung, những qúy định về yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam là khá hiện đại và phù hợp với tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thế giới. Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chẩm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất được xây dựng trong pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có liên quan. Như vậy, khi áp dụng phương pháp thực chất để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, vấn đề pháp lí có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết ngay bằng quy phạm pháp luật thực chất đã được xây dựng sẵn trong đó chỉ rõ quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các bên liên quan cũng như đưa ra giải pháp cụ thể cho các vấn đề có liên quan.

Quy phạm pháp luật thực chất tồn tại trong điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, theo quy ước, được gọi là quy phạm pháp luật thực chất thống nhất.

Ví dụ: Điều 11 Công ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế quy định:

“Hợp đồng mua bán không cần phải được kỉ kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng những lời khai của nhân chứng’’,

hay, các điều kiện giao hàng mang tính tập quán trong thương mại quốc tế như: FOB, CIF, DAF, v.v. trong INCOTERMS (các điều kiện thương mại quốc tế) được tập hợp bởi Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce’) cũng là những quy phạm pháp luật thực chất thống nhất.

Bên cạnh quy phạm pháp luật thực chất thống nhất, tư pháp quốc tế còn có quy phạm pháp luật thực chất nội địa (hay thông thường) là quy phạm pháp luật thực chất được xây dựng trong pháp luật quốc gia.

Ví dụ: Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

“2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dãn Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

Khoản 1 Điều 424 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:

a) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

b) Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại ”.

 

3. Phương pháp xung đột trong quan hệ có yếu tố nước ngoài

Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh quan hệ một cách gián tiếp. Phương pháp này không đưa ra phương án giải quyết trực tiếp ngay quan hệ mà điều chỉnh quan hệ bằng cách lựa chọn một hệ thống pháp luật cụ thể trong số những hệ thống pháp luật có liên quan, rồi dùng hệ thống pháp luật được chọn ra ấy để giải quyết quan hệ. Như vậy, bằng phương pháp này, quan hệ pháp lí phát sinh chỉ được giải quyết thấu đáo khi áp dụng trực tiếp các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật của quốc gia được viện dẫn tới (được chọn để điều chỉnh quan hệ). Muốn chọn ra hệ thống pháp luật cụ thể để giải quyết vấn đề pháp lí phát sinh, tư pháp quốc tế đã xây dựng nên hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột (quy phạm xung đột). Đây chính là hệ thống quy phạm pháp luật giúp cho việc lựa chọn pháp luật được thực hiện trên thực tế. Quy phạm pháp luật xung đột được xây dựng trong pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế hữu quan. Cũng giống như quy phạm pháp luật thực chất, quy phạm pháp luật xung đột trong điều ước quốc tế được gọi là quy phạm pháp luật xung đột thống nhất, còn quy phạm pháp luật xung đột trong pháp luật quốc gia được gọi là quy phạm pháp luật xung đột nội địa (hay thông thường).

Ví dụ: Khoản 1 Điều 129 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người quốc tế” cũng không được sử dụng thống nhất ở nhiều nước. Ở Pháp, Hy Lạp, Italia, Ba Lan, Thụy Sỹ hay Tây Ban Nha, “Tư pháp quốc tế” được biết đến với tên tiếng Anh là Private International Law, trong khi đó ở Đức, Nga, Áo và Scotland có tên gọi khác là International Private Law.

Thực ra, tên gọi Private International Law, International Private Law hay Conflict of Laws đều không phản ánh đúng nội dung của ngành luật này. Với tên gọi như vậy, một số người mới nghiên cứu có thể lầm tưởng tư pháp quốc tế là công pháp quốc tế hay là một phần của công pháp quốc tế. Tuy nhiên, tư pháp quốc tế hoàn toàn không phải là công pháp quốc tế (Public International Law) dù giữa chúng có những moi liên hệ nhất định. Trong khi công pháp quốc tế điều chỉnh chủ yếu quan hệ chính trị giữa các quốc gia thì tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài. Yếu tố “quốc tế” trong quan hệ tư pháp quốc tế cũng không phản ánh mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia mà chỉ muốn đề cập tới các vụ việc có tính chất dân sự mà trong đó, các bên tham gia hoặc các vấn đề có liên quan khác có sự liên hệ với hơn một quốc gia.

Tư pháp quốc tế ở mỗi nước là độc lập với nhau và có sự khác biệt về phạm vi điều chỉnh. Tư pháp quốc tế của Anh, Hoa Kỳ, Australia chỉ tập trung giải quyết ba vấn đề đó là: xung đột pháp luật, xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của toà án quốc gia, công nhận và cho thi hành phán quyết của toà án nước ngoài. Tư pháp quốc tế ở các nước khác như Italia và Đức thì có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn, chỉ tập trung vào vấn đề xung đột pháp luật. Trong khi đó, các nước như Pháp, Nga, Ba Lan, Thụy Sỹ thì ngoài vấn đề xung đột pháp luật, xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, công nhận và cho thi hành phán quyết của toà án nước ngoài, trọng tài quốc tế, tư pháp quốc tế còn điều chỉnh cả những vấn đề nội dung không có (the statute real hay statuta realia). Có thể nói, lí thuyết của Bartolus đã đánh dấu bước phát triển mới về khoa học tư pháp quốc tế ở châu Âu và có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành các phưong pháp giải quyết xung đột pháp luật sau này.

Vào thế kỉ 16, các luật gia Pháp mà điển hình là D’Argentre và Dumoulin đã dẫn đầu việc phát triển các lí thuyết về tư pháp quốc tế. Cả hai học giả này đều chấp nhận “lí thuyết về quy chế” của người Italia nhưng Dumoulin đã mở rộng hơn phạm vi các quan hệ pháp luật chịu sự điều chỉnh của “quy chế pháp lí nhân thận”. Trong khi đó, D’Argentre lại đưa ra lí thuyết về “luật lãnh thổ” (territorial theory of law) trong đó đề cao hiệu lực áp dụng của luật chủ yếu trong phạm vi lãnh thổ đã ban hành ra luật, còn việc áp dụng luật nước ngoài chỉ là ngoại lệ hãn hữu.

Nửa sau thế kỉ 19 được chứng kiến sự ảnh hưởng rộng rãi của “học thuyết quốc tịch” (the nationalist doctrine) của Mancini ở nhiều quốc gia châu Âu lục địa. Học thuyết này coi trọng yếu tố quốc tịch, lấy yếu tố quốc tịch làm căn cứ áp dụng luật điều chỉnh các quan hệ. Nhiều đạo luật của các quốc gia châu Âu thời kì này đã tiếp thu “học thuyết quốc tịch” của Mancini để mở rộng phạm vi áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch, như: Bộ luật dân sự của Italia 1865, Bộ luật dân sự của Tây Ban Nha 1889, Bộ luật dân sự của Đức 1900.

Bên cạnh học thuyết của Mancini, giai đoạn này còn xuất hiện ý tưởng về “các nguyên tắc toàn cầu về xung đột pháp luật” (universal principles of conflict of laws) của Karl von Savigny, một học giả người Đức. Trong tác phẩm của ông được xuất bản năm 1849, Savigny đã đưa ra các giải pháp mang tính toàn cầu để giải quyết xung đột pháp luật bằng cách xây dựng một số quy phạm xung đột có hiệu lực áp dụng cho tất cả các quốc gia có liên quan. Tuy nhiên, vào thời kì đó, học thuyết này không nhận được sự ủng hộ rộng rãi cụ thể, tránh xây dựng các giải pháp mang tính học thuật, không có khả năng áp dụng hiệu quả trong thực tế. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá, việc thúc đẩy các giải pháp có tính quốc tế bằng cách xây dựng các điều ước quốc tế có chứa đựng quy phạm xung đột và quy phạm thực chất cũng là một giải pháp ngày càng được các quốc gia quan tâm.

Ở Việt Nam, dưới góc độ xây dựng và áp dụng pháp luật, tư pháp quốc tế hình thành và phát triển gắn liền với từng bước phát triển chung của đất nước. Sau khi thống nhất đất nước, nước ta đã lựa chọn phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp. Quan hệ họp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật của nước ta chủ yếu diễn ra với các nước XHCN dựa trên những nguyên tắc phi thị trường. Có rất ít quan hệ được thiết lập với các nước tư bản chủ nghĩa. Trong bối cảnh chung đó, tư pháp quốc tế gần như bị “lãng quên” bởi thiếu những tiền đề cho sự phát triển của nó. Nội dung và số lượng các quan hệ tư pháp quốc tế rất đơn giản và hạn chế chủ yếu chỉ bao gồm các quan hệ có sự tham gia của cá nhân, pháp nhân nước ngoài, mà chưa mở rộng sang các quan hệ có những yếu tố nước ngoài khác, và khi phải áp dụng pháp luật để giải quyết quan hệ, thì đó sẽ là pháp luật Việt Nam.

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI vào năm 1986, do công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành mạnh mẽ đã dẫn tới xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng các quan hệ tư pháp quốc tế. Để kịp thời đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật trong tình hình mới, nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế đã được tương đồng nhất định với tư pháp quốc tế trên thế giới. Nhưng, việc xây dựng phần thứ bảy Bộ luật dân sự 1995 của nước ta chỉ dừng lại ở những vấn đề đã rõ ràng, nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc trong thực tế phát triển kinh tế, giao lưu quốc tế, vì vậy, vẫn còn nhiều quan hệ tư pháp quốc tế khác chưa được quy định trong Phần thứ bảy Bộ luật dân sự 1995. Những thiếu hụt này đã được dần bổ sung vào nội dung điều chỉnh của các vãn bản pháp luật có liên quan khác như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996, Luật thương mại 1997, Luật hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 1995, Luật hôn nhân và gia đình 2000, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 V.V.. Đồng thời với những thay đổi nhanh chóng của hệ thống văn bản pháp luật trong nước, hàng loạt điều ước quốc tế mới với các nước cũng đã được nước ta kí kết hoặc gia nhập trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại, đầu tư, SHTT, nuôi con nuôi, vận tải quốc tế V.V..

Với sự ra đời của nhiều đạo luật quan trọng mà điểm nhấn là Bộ luật dân sự 1995 cho thấy, tư pháp quốc tế Việt Nam giai đoạn này đã được nâng lên tầm cao mới cả về kĩ thuật lập pháp lẫn nội dung điều chỉnh, và có đóng góp tích cực vào quá trình điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong giao lưu dân sự quốc tế, trở thành một yếu tố quan trọng đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn hội nhập quốc tế của nước ta cũng như nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tiếp tục đặt ra hàng loạt vấn đề lí luận và thực tiễn mới mà tư pháp quốc tế cần phải giải quyết. Chính vì vậy, chúng ta đã xây dựng và thông qua Bộ luật dân sự mới vào năm 2005, trong đó có Phần thứ bảy về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài với những sửa đổi, bổ sung mới thiết thực và cụ thể hơn.

Dưới góc độ nghiên cứu, hiện nước ta có nhiều lí thuyết về tư pháp quốc tế, trong đó tiêu biểu như: Giáo trình Tư pháp quốc tế của Đại học Luật Hà Nội do TS. Bùi Xuân Nhự chủ biên, Giáo trình Tư pháp quốc tế của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Bá Diến chủ biên, Giáo trình Tư pháp quốc tế Việt Nam do PGS.TS. Mai Hồng Quỳ và TS. Đỗ Văn Đại chủ biên, Giáo trình Tư pháp quốc tế của Viện Đại học Mở Hà Nội do TS. Trần Minh Ngọc …. Hoa Hữu Long chủ biên v.v. và nhiều sách chuyên khảo, tham khảo của các tác giả khác, về cơ bản, những học lí này đều tập trung nghiên cứu các vấn đề xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể, vấn đề tố tụng dân sự quốc tế (xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, ủy thác tư pháp quốc tế, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài V.V.), vấn đề trọng tài quốc tế.

Có thể nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta, tư pháp quốc tế đã dần được chú ý dưới cả góc độ học thuật và thực tiễn pháp lí. Tuy nhiên, việc nghiên cứu khoa học tư pháp quốc tế cũng như công tác xây dựng và áp dụng ngành luật này ở Việt Nam vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức cho dù đã có những thành tựu nhất định. Mặc dù Việt Nam chưa có đạo luật riêng về tư pháp quốc tế, song quan điểm lập pháp chính thống cũng như quan điểm của đa số các học giả tại Việt Nam, ngày nay, đều khẳng định, tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, bao gồm các quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài. Cũng giống như các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp luật quốc gia, tư pháp quốc tế là một ngành luật có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng biệt.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)