1. Cuộc đời của Alfred Marshall

Marshall sinh ra ở London. Cha của ông là một thủ quỹ ngân hàng và sùng đạo Tin Lành. Marshall lớn lên ở Clapham và được giáo dục tại Trường Merchant Taylors và Trường Cao đẳng St John, Cambridge, nơi ông thể hiện năng khiếu về toán học, đạt thứ hạng Nhì Wrangler trong Bộ ba Toán học Cambridge năm 1865. Marshall trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần khiến ông từ bỏ vật lý và chuyển sang triết học. Ông bắt đầu với siêu hình học, cụ thể là “nền tảng triết học của tri thức, đặc biệt là liên quan đến thần học”. Siêu hình học đã dẫn Marshall đến với đạo đức học, cụ thể là một người theo thuyết Sidgwick Phiên bản của thuyết vị lợi; đến lượt mình, đạo đức đã đưa ông đến với kinh tế học, bởi vì kinh tế học đóng một vai trò thiết yếu trong việc cung cấp những điều kiện tiên quyết cho sự cải tiến của giai cấp công nhân.

Ông thấy rằng nhiệm vụ của kinh tế học là cải thiện điều kiện vật chất, nhưng sự cải thiện đó sẽ xảy ra, Marshall tin rằng, chỉ liên quan đến các lực lượng chính trị và xã hội. Mối quan tâm của ông đối với chủ nghĩa Georgism, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội, công đoàn, giáo dục phụ nữ, nghèo đói và tiến bộ phản ánh ảnh hưởng của triết lý xã hội ban đầu đối với các hoạt động và tác phẩm sau này của ông.

Marshall được bầu vào năm 1865 để học bổng tại trường St John’s College tại Cambridge, và trở thành giảng viên về khoa học đạo đức vào năm 1868. Năm 1885, ông trở thành giáo sư kinh tế chính trị tại Cambridge, nơi ông ở lại cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1908. Trong nhiều năm, ông đã tương tác với nhiều nhà tư tưởng người Anh bao gồm Henry Sidgwick, WK Clifford, Benjamin Jowett, William Stanley Jevons, Francis Ysidro Edgeworth, John Neville Keynes và John Maynard Keynes. Marshall thành lập Trường Cambridge, đặc biệt chú ý đến việc tăng lợi nhuận, lý thuyết về công ty và kinh tế học phúc lợi; sau khi các vị trí lãnh đạo nghỉ hưu của ông ấy chuyển sang Arthur Cecil Pigou và John Maynard Keynes.

2. Số trả trội của người tiêu dùng

Trong nhóm khái niệm hoạt động (nghĩa là hoạt động hữu ích trong thế giới thực), có lẽ không có khái niệm nào trong quyển Principles của Marshall lại quan trọng hơn khái niệm về số trả trội của người tiêu dùng. Xứng với quan điểm mà ông dành cho khái niệm, người ta đã tốn khá nhiều giấy mực trong tranh luận về chủ đề này trong thời kỳ hậu Marshall. Sử dụng cách đánh giá của ông nhận được sự tán thành và phản đối của các nhà kinh tế học, và chắc chắn có nhiều trở ngại khi sử dụng. Liệu các đánh giá của Marshall (hay sự tân trang cách đánh giá của ông) có ước đoán những khó khăn này hay không thực sự không thích đáng. Chắc chắn cách đánh giá lợi ích do hàng hóa tạo ra (và nhất là hàng hóa công cộng trong tính toán lợi ích-phí tổn) cần thiết cho những quyết định trong thế giới thực. Ngoài ra, rõ ràng số trả trội của người tiêu dùng tồn tại không liên quan đến việc liệu đường cong cầu của Marshall có đánh giá nó chính xác hay không. Sau cùng Marshall sử dụng khái niệm bằng những áp dụng phân tích lý thú nhất đối với các vấn đề thế giới thực (nghĩa là độc quyền và đánh thuế) có trong Principles.

Khái niệm số trả trội của người tiêu dùng không phải của Marshall mà chính là của Dupuit. Thế nhưng, Marshall đặt tên và phát triển khái niệm. Ông mô tả số trả trội của người tiêu dùng như sau:

“Giá cả mà một người trả cho một món hàng không bao giờ quá cao, và hiếm khi cao đến mức mà anh ta sẵn sàng trả chứ không phải bỏ đi, đến mức sự thỏa mãn mà anh ta có được từ việc mua hàng thường vượt quá những gì anh ta từ bỏ trong khi trả hết giá, vì thế anh ta từ việc mua hàng có được sự thỏa mãn thặng dư. Phần trả giá thêm mà anh ta sẵn sàng bỏ ra chứ không phải bỏ đi không mua hàng, cao hơn giá anh ta thực sự phải trả, là cách đánh giá kinh tế của sự thỏa mãn thặng dư này, được gọi là số trả trội của người tiêu dùng”. (Principles, trang 124).

Marshall, khi giải thích khái niệm này, đưa ra một ví dụ bằng số.

3. Ví dụ trường hợp chè

Bảng liệt kê nhu cầu của một người tiêu dùng đối với món hàng không quan trọng (theo nghĩa anh ta chỉ cần một chi phí rất nhỏ), chẳng hạn như chè, được thừa nhận Bảng liệt kê nhu cầu được tái tạo như sau:

Giá mỗi cân chè (0,4S4kg) (shilling)

Số lượng yêu cầu

20

1

14

2

10

3

6

4

4

5

3

6

2

7

Chúng ta cho rằng người tiêu dùng mua 1 cân chè với giá 20 shilling. Theo Marshall, điều này chứng minh tổng sự thích thú của người tiêu dùng hay sự thỏa mãn từ việc tiêu dùng đồng tiền đó:

“Nhiều như những gì anh ta có được khi bỏ ra 20 shilling để mua mặt hàng khác” (Principles, trang 125).

Lúc này giả sử giá giảm xuống còn 14 shilling. Người mua chỉ còn mua một cân chè, đạt được sự thỏa mãn thặng dư của 6 shilling hay số trả trội của người tiêu dùng ít nhất là 16 shilling. Nhưng nếu anh ta mua thêm một cân chè nữa, thì hiệu dụng của số lượng bổ sung này ít nhất phải ngang bằng với 14 shilling. Vì thế, lúc này anh ta chỉ bằng 28 shilling mua được số chè trị giá ít nhất 34 shilling (20 + 14 shilling). Theo cách tính của Marshall, số trả trội của người tiêu dùng ít nhất là 6 shilling.

Khi giá giảm từ 20 shilling xuống còn 2 shilling, tổng hiệu dụng của người tiêu dùng gia tăng đến một giá trị 59 shilling (20 +14 + 10 + 6 + 4 + 3 + 2). Vì người tiêu dùng phải trả 14 shilling để mua 7 cân chè, nên sự trả trội của người tiêu dùng tương đương với 45 shilling.

Chúng ta xét tình huống qua đồ thị mô tả nhu cầu về chè của người tiêu dùng. Giá liên tiếp giảm rõ ràng làm tăng hiệu dụng thặng dư mà cá nhân nhận được từ tiêu dùng chè, đến mức khi giá giảm chỉ còn 2 shilling, anh ta mua 7 cân chè, “đối với anh ta có giá trị không ít hơn 20, 14, 10, 6, 4, 3 và 2 shillung hay 59 shilling”. Tổng số 59 shilling này đánh giá tổng hiệu dụng đối với người tiêu dùng (utilité absolue, theo thuật ngữ của Dupuit) của 7 cân chè. Nhưng người tiêu dùng chỉ phải trả 14 shilling để mua 7 cân chè, sao cho anh ta nhận được tổng hiệu dụng (ít nhất) tương đương 45 shilling từ việc tiêu dùng 7 đơn vị chè. Marshall nhận dạng số lượng này như số trả trội của người tiêu dùng.

4. Đánh giá của Marshall

Khái niệm số trả trội của người tiêu dùng rất rõ ràng, nhưng vấn đề khác xuất hiện trong vùng bên dưới đường cong cầu Marshall dùng để tượng trưng cho số trả trội. Một ví dụ minh họa vấn đề này. Chúng ta cứ cho rằng đường cong cầu là đường cong cầu Marshall theo nghĩa được phác họa bằng các giả định liệt kê. Cũng nên nhắc lại một trong những giả định này là tính không đổi trong sức mua của đồng tiền. Nhưng khi giá giảm đối với người tiêu dùng chè, thì sức mua đồng tiền của anh ta chắc chắn sẽ tăng. Sự gia tăng trong sức mua của đồng tiền là ngang bằng với sự gia tăng trong thu nhập thực của người tiêu dùng. Dĩ nhiên vấn đề là khi thu nhập thực tế gia tăng (hay khi sức mua của thu nhập tính bằng tiền tăng), thì hiệu dụng biên tế của thu nhập thực giảm, cũng như hiệu dụng biên tế của bất kỳ hàng hóa khác giảm với số lượng tăng. Điều này có nghĩa, đối với sự tiêu dùng chè, thì 1 shilling không phải là 1 shilling theo nghĩa hiệu dụng khi người tiêu dùng làm giảm đường cong cầu của mình xuống. Hiệu dụng biên tế của shilling lúc người tiêu dùng mua 1 cân chè với giá 20 shilling không giống như lúc anh ta mua 7 cân chè với giá 2 shilling. Marshall diễn đạt số trả trội của người tiêu dùng theo nghĩa tiền tệ, nhưng là đơn vị tiền tệ (nghĩa là 45 shilling khi tiêu dùng 7 cân chè với giá 2 shilling) không mang lại cùng giá trị hiệu dụng như nhau vì thu nhập thực của người tiêu dùng đã thay đổi. Không đi vào những điều phức tạp không cần thiết, đường cong cầu Marshall (thu nhập tính bằng tiền không đổi) sẽ không đánh giá quá cao hay quá thấp thặng dư.

Marshall tìm cách tránh vấn đề giả định rằng hiệu dụng biên tế của tiền (thu nhập) là không đổi, hay phỏng chừng như thế. Thực ra ông chọn chè, một mặt hàng “không quan trọng”, vì chính lý do thay đổi thu nhập thực tế ở hàng thứ hai vì số lượng nhỏ, có thể xem nhẹ vì sự ít ỏi của chúng. Nhưng trong cách xử lý lý thuyết số trả trội của người tiêu dùng khắt khe hơn liên quan đến các mặt hàng quan trọng, vấn đề lại phát sinh. Một số lý thuyết gia hiện đại, như đề cập trước đây, cho rằng chính đường cong cung Marshall là hàm thu nhập thực tế không đổi. Nếu thế, thảo luận của ông về cách đánh giá số trả trội của người tiêu dùng có vẻ nhất quán với thuyết minh của ông về hàm cầu. Sự bù trừ trong một số’ hình thức, chẳng hạn như sự thay đổi trong thu nhập tính bằng tiền hay sự thay đổi về giá của các mặt hàng không liên quan, sẽ choán đầy hóa đơn. Trong thực nghiệm, trái với việc chắp vá lý thuyết thuần túy, những loại bù đắp khác cũng cần đến. Xét cho cùng, mục đích của Marshall trong việc phát triển khái niệm số trả trội của người tiêu dùng về cơ bản là phải cung cấp:

“Sự hỗ trợ trong cách phỏng tính một số lợi ích mà một người rút ra từ môi trường”. (Principles, trang 125).

5. Một vài lưu ý

Cần lưu ý rằng một vấn đề khác quan trọng hơn gặp phải trong xử lý nhu cầu và hiệu dụng của Marshall. Nguồn phát sinh vấn đề là ở chỗ: mặc dù Marshall viết về số trả trội của người tiêu dùng, ông phát triển đường cong cầu thị trường tổng kết các hàm của nhiều cá nhân và cố gắng xác định số trả trội của người tiêu dùng. Chúng ta cho rằng đây là “vấn đề hô ngữ” – khi nhu cầu (như các hàm số hiệu dụng) của nhiều cá nhân được cộng thêm, chúng ta nói số trả trội của người tiêu dùng và xử lý giá trị tiền tệ thặng dư như một giá trị hiệu dụng. Nhưng rõ ràng, thu nhập, thị hiếu và sở thích của cá nhân phải khác nhau, đến mức 5 cân chè với giá 4 shilling đối với cá nhân A có hiệu dụng không ngang bằng 5 cân chè với giá 4 shilling đối với cá nhân B. Để chắc chắn, nhu cầu tiền tệ có thể bổ sung để hình thành đường cong cầu thị trường, nhưng sự so sánh hiệu dụng giữa cá nhân với nhau không chính đáng được bao gồm khi những số lượng tiền tệ này (vùng nằm dưới đường cong cầu thị trường) dùng để diễn đạt hiệu dụng. Dù sao, một số giả định có thể viện dẫn (như thu nhập như nhau của những người có nhu cầu riêng lẻ) sẽ làm cho những phỏng chừng thuyết phục hơn. Quan trọng là Marshall nhận thấy hầu hết những trở ngại. Nhưng sau khi nhận ra chúng, ông sử dụng những phỏng chừng không hoàn toàn trong thảo luận độc quyền và chính sách đánh thuế và trợ cấp chung tối ưu.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)