1. Kinh tế nội bộ và ngoại bộ

Mặc dù Marshall không phát triển một lý thuyết đang phát triển mạnh của các hàm phí tổn của doanh nghiệp, ông thảo luận hai loại kinh tế học trong sản xuất có thể giải thích hành vi cung cấp của ngành công nghiệp. Nhất là, ông chia kinh tế học kết hợp với sản xuất gia tăng: kinh tế ngoại bộ doanh nghiệp và kinh tế nội bộ doanh nghiệp. Marshall định nghĩa kinh tế ngoại bộ là kinh tế “phụ thuộc vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp”, còn kinh tế nội bộ là kinh tế phụ thuộc vào tổ chức và hiệu quả của sự điều hành bên trong cá nhân doanh nghiệp.

Kinh tế nội bộ từ sự gia tăng đầu ra là kinh tế bắt nguồn từ sự phân công lao động và cải thiện sử dụng máy móc bên trong doanh nghiệp. Máy móc chuyên môn hóa cao có thể sử dụng chỉ trong những đơn vị lớn, sao cho tính hiệu quả hoàn toàn của cả vốn lẫn lao động có thể đạt được chỉ bằng sự gia tăng sản xuất. Khi mở rộng sản xuất, phí tổn bình quân dài hạn giảm, nhưng sau một mức độ sản xuất nhât định, phí tổn bình quân phải tăng lên trở lại do sự thiếu hiệu quả trong quản lý và những hạn chế trong tiếp thị sản phẩm. Kinh tế nội bộ và sự phi kinh tế là cách giải thích đơn giản cho đường cong phí tổn bình quân dài hạn có hình chữ U.

2. Kinh tế ngoại bộ diễn ra với sản xuất gia tăng

Kinh tế ngoại bộ diễn ra với sản xuất gia tăng, như Marshall nhận dạng, là kinh tế sản xuất bên ngoài doanh nghiệp nhưng bên trong công nghiệp. Marshall liên kết kinh tế ngoại bộ với vị trí công nghiệp, nhưng thảo luận của ông đưa ra quá ít ví dụ. Hầu hết kết hợp với vị trí công nghiệp. Ngoài ra Marshall còn lưu ý đến kinh tế ngoại bộ sau từ khu tập trung doanh nghiệp ở một địa điểm nhất định:

– Thông tin và kỹ năng tốt hơn

– Khả năng có sẵn của lao động lành nghề

– Kinh tế trong sử dụng máy móc chuyên môn

Giải thích điểm thứ nhất, Marshall (có phần khoa trương) lưu ý rằng, sau khi đã chọn nơi đặt một ngành công nghiệp, “Bí mật kinh doanh không trở thành bí mật như thể đó là chuyện hão huyền, trẻ em trong tiềm thức cũng biết nhiều đến chúng”. Ngoài ra, ông viết:

“Công việc tốt được đánh giá thích hợp, phát minh và cải thiện máy móc, tiến trình và tổ chức kinh doanh chung đều có giá trị được thảo luận ngay tức khắc: nếu một người khởi xướng một ý kiến mới, sẽ được người khác đón nhận và kết hợp với đề nghị của riêng họ, vì thế trở thành nguồn các ý kiến nổi hơn. Hiện tại, kinh doanh phụ đang phát triển ồ vùng lân cận, cung cấp với sự cải tiến và nguyên liệu, tổ chức lưu thông, và trong nhiều cách góp phần sinh ra tính kinh tế trong nguyên liệu”. (Principles, trang 271).

Thứ hai, Marshall lập luận công nghiệp địa phương hóa tạo ra một thị trường trật tự, “bất biến” dành cho lao động có kỹ năng và chuyên môn. Có thể, các ngành công nghiệp được thu hút đến khu vực nơi đầu vào lao động khan hiếm (trong các hàm sản xuất của doanh nghiệp) đều sẵn sàng khả dụng. Đồng thời, dĩ nhiên, lao động cũng bị thu hút đến những vùng nơi cần nhu cầu phục vụ cao. Khi công nghiệp “phát triển” trong một vùng nhất định, tính khả dụng của lao động chuyên môn mở rộng và tăng cường.

Marshall cho rằng công nghiệp phát triển, thì tính kinh tế trong sử dụng máy móc chuyên môn có thể thực hiện. Ông cũng ngụ ý sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ, hỗ trợ tạo ra kinh tế ngoại bộ đối với doanh nghiệp trong công nghiệp. Trích dẫn nguyên văn của ông:

“Sử dụng tính kinh tế của máy móc đắt tiền đôi lúc có thể đạt được ở mức độ rất cao trong một vùng nơi đó có sản xuất tổng hợp cùng loại lớn, ngay cả khi không có vốn cá nhân rất lớn sử dụng trong kinh doanh. Đối với các ngành công nghiệp phụ thuộc dành riêng cho mỗi một nhánh nhỏ trong tiến trình sản xuất, và hoạt động đối với phần lớn những người lân cận, đều có khả năng duy trì sự sử dụng máy móc không đổi với tính chất chuyên môn cao nhất, và phải thanh toán được các chi phí, mặc dù phí tổn ban đầu có thể cao và tỉ lệ giảm giá rất nhanh”. (Principles, trang 271).

3. Kinh tế ngoại bộ xét theo đồ thị

Công nghiệp ban đầu và sự cân bằng trong doanh nghiệp xảy ra ở giá p được hình thành bằng sự giao nhau của đường cong cung công nghiệp ngắn hạn SS (tương đương z ‘Mơ) và công nghiệp DD. Nếu chúng ta cho rằng nhu cầu gia tăng đến D’ D’, thì lợi nhuận kinh tế ngắn hạn đổ dồn đến doanh nghiệp hình thành ngành công nghiệp. Mỗi tỉ lệ sản xuất của doanh nghiệp gia tăng (thông thường, đến điểm nơi giá cả bằng phí tổn sản xuất biên tế) nhưng lợi nhuận báo hiệu sự gia nhập của các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Khi doanh nghiệp mới tham gia, kinh tế ngoại bộ phát sinh. Kinh tế, thay đổi đường cong phí tổn dài hạn của mỗi doanh nghiệp hướng xuống dưới, theo định nghĩa nằm bên ngoài từng doanh nghiệp nhưng nằm bên trong ngành công nghiệp.

Vì thế quan điểm về đường cong phí tổn dài hạn của doanh nghiệp không phải là không phụ thuộc những thay đổi trong sản xuất công nghiệp, khi chúng nằm trong trường hợp phí tổn bất biến. Đường cong phí tổn dài hạn chuyển xuống dưới LRAC’LRMC’ khi những doanh nghiệp mới tham gia công nghiệp. Sự cân bằng công nghiệp mới đạt đến giá P’ (điểm B), nơi cung ngắn hạn SRS’ (hay 2mc ‘ ) ngang bằng nhu cầu công nghiệp mới D’D’. Sự nối kết các điểm của hai tập hợp cân bằng giá cả và số lượng (tượng trưng ở điểm AB) lần theo đường cong cung công nghiệp dốc xuống”. Hàm LRS tăng dần có vẻ như tượng trưng cho bản chất phân tích của điều mà Marshall muốn ám chỉ qua thuật ngữ “công nghiệp phí tổn giảm dần” mặc dù vẫn có một số tranh luận về vấn đề. Rõ ràng, khái niệm đầy hạn chế, không những trong giải thích mà còn trong bản chất nữa. Thế nhưng ngoài tính đơn giản như một lý thuyết hiếm có, thảo luận của Marshall về kinh tế ngoại bộ và phí tổn giảm dần rất quan trọng ở một số điểm. Thứ nhất, hạn chế trong phương pháp cân bằng từng phần thể hiện qua khái niệm công nghiệp phí tổn giảm dần. Thứ hai, toàn bộ lĩnh vực mới phân tích vi mô – nghiên cứu cạnh tranh không hoàn toàn – được đưa ra vào những năm 1920 và 1930 qua việc đặt vấn đề khả năng tương thích của phí tổn giảm dần với lý thuyết cạnh tranh. Trước khi thảo luận sử dụng phân tích của Marshall về giả định phí tổn thay thế của ông, cũng nên điểm qua từng chủ đề trong số này.

4. Cung cấp dài hạn: Khó khăn phân tích

Hạn chế trong phương pháp của Marshall – mà ông hiểu rõ ràng – được biểu lộ trong trường hợp kinh tế ngoại bộ và phí tổn giảm dần. Hàm cung dài hạn là dốc âm do kết quả của kinh tế ngoại bộ. Người ta lập luận đường cong phí tổn dài hạn của công ty sẽ chuyển xuống phía dưới vì sự giảm giá đầu vào cùng với gia tăng đầu ra công nghiệp. Thật không may, như Blaug đề xuất (Eco­nomic Theory in Retrospect, trang 381), lập luận như thế đơn thuần khiến cho cách giải thích trật thêm một nhịp. Chẳng hạn, tại sao giá đầu vào lại giảm? Nếu giảm giá là do kinh tế ngoại bộ trong các ngành công nghiệp cung cấp, thì chúng ta vẫn khó khăn trong việc mô tả tính chất của những kinh tế này. Do đó, chúng ta đã chừa sự giảm giá đầu vào bên ngoài danh sách kinh tế nội bộ.

Nhưng ngay cả lúc chúng ta đối mặt với bảng liệt kê mà Marshall mô tả (sử dụng máy móc tốt hơn, phương pháp tốt hơn, v.v…), chúng ta đều gặp trở ngại. Nhất là, điều này trở thành cực kỳ đáng ngờ liệu phân tích cân bằng từng phần có giải quyết vấn đề hay không. Đường cong cung dài hạn được vẽ ra theo giả định rằng công nghệ không đổi. Sự thay đổi công nghệ sẽ tạo ra sự thay đổi đường cong. Trong bảng liệt kê kinh tế ngoại bộ của Marshall, thật khó tìm thấy một kinh tế riêng lẻ trong một số cách không thay đổi công nghệ. Điều này đặc biệt đúng khi chu kỳ được xét kéo dài.

Một vấn đề quan trọng liên quan đến phân tích, lúc ấy liên quan đến khả năng đảo ngược của đường cong cung dài hạn. Kinh tế và/hoặc tiến bộ công nghiệp trong ngành công nghiệp thường không bị phá hủy khi nhu cầu sụt giảm trong ngành công nghiệp ấy. Vì thế, đường cong cung công nghiệp dài hạn không thể đảo ngược. Nếu kinh tế không thể đảo ngược và thay đổi trong công nghệ có liên quan, thì phân tích cân bằng từng phần sử dụng như một phép tính phỏng chừng để giải thích giá cả và điều kiện trong thị trường, về cơ bản cũng đáng lưu ý rằng bản thân Marshall thừa nhận và xác định trở ngại. Ông không ngừng cảnh báo:

“Bạo lực cần đến để trấn áp các lực lượng trong đường cùng Ceteris Paribus trong khi có thể nói rằng cả một thế hệ trên nền tảng họ chỉ có một vấn đề gián tiếp duy nhất. Vì thậm chí những ảnh hưởng gián tiếp cũng tạo ra ảnh hưởng lớn trong diễn tiến phát triển của một thế hệ, nếu họ phải thực hiện tích lũy, và điều không an toàn khi xem nhẹ chúng thậm chí theo kiểu nhất thời trong vấn đề thực tế mà không nghiên cứu đặc biệt. Vì thế, sử dụng phương pháp thống kê trong vấn đề liên quan đến những chu kỳ rất dài đều nguy hiểm, sự cẩn thận, tính trước và tự kiềm chế rất cần ở mỗi bước. Khó khăn và rủi ro của công việc đạt đỉnh điểm khi kết hợp với các ngành công nghiệp tuân theo định luật Lợi suất Tăng dần, và chỉ trong sự liên kết với những ngành công nghiệp ấy mới tìm thấy ứng dụng phương pháp lý thú nhất”. (Principles, chú thích cuối trang 379-380).

Nhưng cũng có ý nghĩa, Marshall miễn cưỡng ném em bé vào thau nước tắm. Lưu ý rằng đúng ra phương pháp của ông xử lý “các biến số nhất thời cũng như không đổi”, ông nêu chính xác đây phương pháp của ông là phương pháp duy nhất:

“Qua đó khoa học trước nay chưa từng có sự tiến bộ nào trong việc giải quyết vấn đề phức tạp và hay thay đổi, cho dù thuộc về thế giới tự nhiên hay luân lý” (Principles, chú thích cuối trang 380).

5. Điều kiện phí tổn giảm dần và sự tồn tại sự cân bằng cạnh tranh

Điểm thứ hai liên quan đến khả năng tương thích của điều kiện phí tổn giảm dần và sự tồn tại sự cân bằng cạnh tranh. Ngoài vấn đề được giới trong ngành quan tâm, vấn đề này tạo ra tranh luận là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển lý thuyết cạnh tranh không hoàn toàn trong những năm 1930. Nói ngắn gọn sự cạnh tranh hoàn toàn có thể cùng tồn tại với kinh tế ngoại bộ và phí tổn giảm dần hay không? Phản ánh trong thời điểm rõ ràng cho thấy không thể. Dựa vào các đường cong phí tổn dài hạn của doanh nghiệp quan hệ nghịch đảo với sản xuất công nghiệp (như ít nhất tồn tại đối với sự gia tăng trong đầu ra khi kinh tế ngoại bộ hiện diện), bất cứ doanh nghiệp lẽ ra đều có động cơ phải mua tất cả những doanh nghiệp khác. Bất kỳ doanh nghiệp riêng lẻ đều mong muốn nội bộ hóa kinh tế ngoại bộ trong công nghiệp. Độc quyền, với sự sản xuất gấp bội, chắc chắn là kết quả. Rõ ràng, người ta phải chọn giữa lý thuyết cân bằng cạnh tranh và lý thuyết phí tổn giảm dần. Sự nhận biết thực tế này của một số học trò của Marshall dẫn đến sự phát triển mở rộng lý thuyết cạnh tranh không hoàn toàn trong thế kỷ 20.

Vì thế chúng ta khảo sát chi tiết lý thuyết cân bằng cạnh tranh của Marshall, một lý thuyết mô tả đặc điểm phương pháp cân bằng từng phần của ông. Chúng ta cũng nghiên cứu thảo luận của ông về kinh tế ngoại bộ và phí tổn giảm dần, cũng như một số trở ngại trong lý thuyết mà những khái niệm này nêu ra. Trước khi trở lại những khái niệm này và cách sử dụng phân tích mà Marshall đưa vào, chúng ta phải xét khía cạnh khác trong sự đóng góp đồ sộ của ông trong phân tích cạnh tranh, nghĩa là lý thuyết nhu cầu và số trả trội của người tiêu dùng.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)