1. Đặt vấn đề

Sử dụng đường cong cầu thị trường như một phỏng chừng hiệu dụng do một hàng hóa tạo ra. Marshall tiến hành khảo sát lý thuyết chấp nhận sự can thiệp của chính phủ trong thị trường tự do để đẩy mạnh sự thỏa mãn xã hội tối đa. Cùng với đường cong cầu và hiệu dụng biên tế, Marshall tìm cách xác định liệu chính phủ nên đánh thuế hay trợ cấp công nghiệp cải thiện phúc lợi hay không. Ông xem tác dụng phúc lợi từ tiền thuế và “trợ cấp” công nghiệp mang đặc điểm các hàm cung dài hạn tăng dần, giảm dần và không đổi.

2. Trường hợp phí tổn tăng dần

Marshall nghiên cứu tác dụng của việc đánh thuế hay trợ cấp công nghiệp phí tổn tăng dần bằng đồ thị.

Ở sự cân bằng lúc đầu số trả trội của người tiêu dùng là vùng CDA. Thuế đánh trên mỗi đơn vị trong số lượng TA sẽ giảm số trả trội của người tiêu dùng xuống vùng cDa và mang lại thu thập từ thuế trong số lượng FcaE. Vì vùng FCKE lớn hơn tam giác aKA, chính phủ sẽ tăng phúc lợi bằng cách chi tiền có được từ thuế dành cho hàng hóa công cộng

Đầu ra đôi với công nghiệp phí tổn tăng dần ban đầu diễn ra ở số lượng OH (ở giá cả DC), nơi đường cong cầu DD’ giao với mức cung ứng công nghiệp SS’. Số trả trội của người tiêu dùng ở số lượng OH hay giá oc bằng vùng phía dưới đường cong cầu ở số lượng đó (hay OCAH) ít hơn số lượng mà người tiêu dùng thực sự trả cho số lượng OH (hay OCAHỴ số trả trội của người tiêu dùng lúc đó được nhìn thấy như vùng (hình tam giác phỏng chừng) CDA (ODAH-OCAH). Lúc này cứ cho rằng chính phủ thực thi việc đánh thuế cho mỗi đơn vị sản xuất với số lượng TA cho mỗi đơn vị sản lượng. Tác dụng của thuế đánh này sẽ là sự thay đổi đường cong cung (nên nhớ là tổng các hàm phí tổn biên tế của doanh nghiệp) sang bên trái bằng số lượng thuế dánh. Trong trường hợp của chúng ta, hàm cung giảm xuống ss’. Sau khi đóng thuế, số lượng hàng hóa bán ra giảm xuống Oh, và giá cả lại tăng đến Oc (xác định ở chỗ ss’DD’ giao nhau). Lúc này người tiêu dùng phải trả Ocah để có số lượng hàng mang chúng đến hiệu dụng ODah. Số trả trội của người tiêu dùng được giảm đến số lượng cDa. Tiền chính phủ thu được từ thuế bằng với số lượng tiền thuế aE (= TA) nhân với sản lượng sản xuất ra sau khi đánh thuế, FE ( = Oh): tiền thuế thu được bằng hình chữ nhật EcaE.

3. Ảnh hưởng phúc lợi từ thuế đánh vào số trả trội của người tiêu dùng

Marshall quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng phúc lợi từ thuế đánh vào số trả trội của người tiêu dùng. Thiệt hại trong số trả trội của người tiêu dùng là do thuế bằng CcaA. Cứ cho rằng chi phí của chính phủ theo nghĩa hiệu dụng ngang bằng với hiệu dụng lấy ra từ tiền thuế, thì thu nhập của chính phủ vượt quá thiệt hại số trả trội của người tiêu dùng. Sự thiệt hại trong số trả trội của người tiêu dùng không tính vào thu nhập của chính phủ, bằng FCKE. Vì thế hai vùng so sánh nhau trong trường hợp này là FCKEaKA. Nếu FCKE lớn hơn aKA, lúc ấy chính phủ sẽ gia tăng phúc lợi bằng việc đánh thuế.

Ngược lại, Marshall kết luận rằng sự trợ cấp công nghiệp phí tổn tăng dần sẽ làm giảm phúc lợi. Cho rằng ss’ là đường cong cung ban đầu, giá cả và số lượng ban đầu là OcOh. Nếu chính phủ trợ cấp công nghiệp bằng số lượng TA (hay aE) cho mỗi đơn vị, thì hàm cung sẽ chuyển sang bên phải hướng về SS’, đầu ra cân bằng và giá cả tăng dần đến OHoc. Tổng số trợ cấp cần thiết sẽ là số lượng đơn vị TA nhân với số lượng cân bằng mới được tạo ra, OH (hay CA), tương đương với vùng CRTA.

Số trả trội của người tiêu dùng chắc chắn ít hơn tổng trợ cấp. Vì thế, Marshall chứng minh rằng, ít ra trên cơ sở hiệu dụng, công nghiệp phí tổn gia tăng không nên trợ cấp để tăng phúc lợi.

4. Tiền trợ cấp và phí tổn giảm dần

Trong trường hợp thứ hai, thú hơn, Marshall cho rằng, trên cơ sở lý thuyết, công nghiệp phí tổn giảm dần nên được trợ cấp để thúc đẩy hạnh phúc tối đa. Điểm chính của lập luận nảy ngày nay thường được nhắc đến trong các thảo luận về điện phục vụ công ích và những hiệu dụng khác được cho là mang đặc điểm của phí tổn giảm dần. Việc định giá phí tổn biên tế và sự trợ cấp của những hiệu dụng như thế có liên quan mật thiết với khái niệm của Marshall.

Phúc lợi có thể gia tăng bằng việc trợ cấp công nghiệp phí tổn giảm dần. Cứ cho rằng các hàm cung cầu công nghiệp ban đầu là DD’ss’, hình thành giá cả Oc và đầu ra Oh. Lúc này, chính phủ quyết định thế nào để trợ cấp công nghiệp nhằm gia tăng tổng đầu ra đến OH? Tiền trợ cấp phải có để có tác dụng làm ngang bằng TA (hay aE) cho mỗi đơn vị đầu vào. Kết quả, đường cong cung sẽ chuyển xuống phía dưới đến SS’, và ở sự cân bằng mới OH sẽ được sản xuất ra ở giá oc. Số trả trội của người tiêu dùng tăng từ cDa (ở đầu ra OH) đến CDA (ở đầu ra OH), một sự gia tăng CcaA. Tổng trợ cấp, như ví dụ phí tổn tăng dần, bằng với số lượng cho mỗi đơn vị TA nhân với số các đơn vị bán ra, OH (= CA), hay tổng trợ cấp tương đương vùng CRTA. Đối với tiền trợ cấp để tạo sự gia tăng trong phúc lợi, điều cần thiết là sự gia tăng trong số trả trội của người tiêu dùng CcaA phải lớn hơn trợ cấp của chính phủ CRTA. Vì vùng KTA nhỏ hơn vùng RcaK. Sau đó, Marshall chứng minh phúc lợi có thể cải thiện bằng việc trợ cấp công nghiệp phí tổn giảm dần.

Công nghiệp phí tổn không đổi, không bị đánh thuế cũng như trợ cấp. Dựa vào giả định của Marshall, điều này chứng minh rằng phúc lợi sẽ giảm nếu không thực thi chính sách về công nghiệp phí tổn không đổi.

Một số vấn đề lý thuyết kết hợp với việc sử dụng đường cong cầu của Marshall như một cách đánh giá phúc lợi cũng được thảo luận. Nhưng chính đây là giá trị của Marshall vì ông đã nêu rõ một điều đặc biệt quan trọng nơi bao gồm sự đánh thuế và trợ cấp. Theo lời ông:

“Thuyết thỏa mãn tối đa… cho rằng tất cả những khác biệt về của cải giữa những bên liên quan khác nhau có thể xem nhẹ, và sự thỏa mãn được đánh giá bằng một shilling của một người trong số họ, được xem là bằng với một shilling của bất kỳ ai khác” (Principles, trang 471).

Bất cứ phát biểu quy các mức độ hiệu dụng cho cá nhân hay tập thể, nói cho đúng ra, đều phi khoa học. Trong phân tích trợ cấp thuế, có kẻ được người mất. Có phải hiệu dụng bị mất bởi những người thua (những người bị đánh thuế) nhiều hơn, bằng hay ít hơn hiệu dụng nhận được bởi người được (người tiêu dùng sản phẩm công nghiệp phí tổn giảm dần) hay không? Câu trả lời tích cực hay tiêu cực đối với vấn đề đòi hỏi cách đánh giá giá trị, và Marshall không chùn bước trước một số người, một trong số ít cho rằng:

“Hạnh phúc mà một shilling bổ sung mang đến cho người nghèo còn lớn hơn cả hạnh phúc nó mang lại cho người giàu” (Principles, trang 474).

Khi bàn về chính sách trong đó có kẻ được người mất, phải có một số giả định như thế và Marshall sẵn sàng làm việc này, như một sự phỏng chừng đầu tiên.

Trong xử lý học thuyết thỏa mãn tối đa của Marshall, chúng ta có nhiều ví dụ hơn về sự phân đôi giữa quan tâm lý thuyết và hành động của ông. Lý thuyết cùng các kết luận không dứt khoát trong vấn đề cần phải có một giả định phi khoa học liên quan đến việc cộng thêm hiệu dụng của người được và kẻ mất. Nhưng Marshall bằng mọi cách đẩy mạnh việc đưa ra cảnh báo và kết luận rằng đề xuất của ông ‘Bản thân chúng không cung cấp một cơ sở giá trị đối với sự can thiệp của chính phủ”. Theo quan điểm của riêng ông, ông hoàn toàn nhận dạng ra vấn đề, lưu ý rằng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là trong lĩnh vực dự đoán thống kê về cung cầu. vấn đề nghĩ ra chính sách để tối đa hóa phúc lợi thực ra tạo ra nhiều quan tâm trong số học trò của Marshall và nhiều người khác trong truyền thống Cambridge, mặc dù tiến bộ dần dần và sơ sài. Nhưng Marshall đặt ra những câu hỏi quan trọng, luôn bằng quan điểm ứng dụng phân tích kinh tế.

5. Tìm hiểu về cuộc đời của Alfred Marshall

Marshall sinh ra ở London. Cha của anh là một thủ quỹ ngân hàng và sùng đạo Tin Lành. Marshall lớn lên ở Clapham và được giáo dục tại Trường Merchant Taylors và Trường Cao đẳng St John, Cambridge, nơi ông thể hiện năng khiếu về toán học, đạt thứ hạng Nhì Wrangler trong Bộ ba Toán học Cambridge năm 1865. Marshall trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần khiến ông từ bỏ vật lý và chuyển sang triết học. Ông bắt đầu với siêu hình học, cụ thể là “nền tảng triết học của tri thức, đặc biệt là liên quan đến thần học”. Siêu hình học đã dẫn Marshall đến với đạo đức học, cụ thể là một người theo thuyết Sidgwick Phiên bản của thuyết vị lợi; đến lượt mình, đạo đức đã đưa ông đến với kinh tế học, bởi vì kinh tế học đóng một vai trò thiết yếu trong việc cung cấp những điều kiện tiên quyết cho sự cải tiến của giai cấp công nhân.

Ông thấy rằng nhiệm vụ của kinh tế học là cải thiện điều kiện vật chất, nhưng sự cải thiện đó sẽ xảy ra, Marshall tin rằng, chỉ liên quan đến các lực lượng chính trị và xã hội. Mối quan tâm của ông đối với chủ nghĩa Georgism, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội, công đoàn, giáo dục phụ nữ, nghèo đói và tiến bộ phản ánh ảnh hưởng của triết lý xã hội ban đầu đối với các hoạt động và tác phẩm sau này của ông.

Marshall được bầu vào năm 1865 để học bổng tại trường St John’s College tại Cambridge, và trở thành giảng viên về khoa học đạo đức vào năm 1868. Năm 1885, ông trở thành giáo sư kinh tế chính trị tại Cambridge, nơi ông ở lại cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1908. Trong nhiều năm, ông đã tương tác với nhiều nhà tư tưởng người Anh bao gồm Henry Sidgwick, WK Clifford, Benjamin Jowett, William Stanley Jevons, Francis Ysidro Edgeworth, John Neville Keynes và John Maynard Keynes. Marshall thành lập Trường Cambridge, đặc biệt chú ý đến việc tăng lợi nhuận, lý thuyết về công ty và kinh tế học phúc lợi; sau khi các vị trí lãnh đạo nghỉ hưu của ông ấy chuyển sang Arthur Cecil Pigou và John Maynard Keynes.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)