Đối với các khoản tiền này được gọi là án phí, lệ phí. Trong đó, án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi vụ án dân sự được toà án giải quyết; lệ phí là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi toà án giải quyết việc dân sự hoặc khi toà án thực hiện các công việc theo yêu cầu của họ.

1. Khái niệm án phí, lệ phí

Các đương sự phải chịu án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật đối với từng loại vụ việc, trên cơ sở lợi ích và mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật toà án giải quyết.

Để bảo đảm thực hiện đúng được chế độ tài chính trong công tác xét xử thì việc thu tiền tạm ứng án phí và án phí, tiền tạm ứng lệ phí và lệ phí; việc chi trả tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Toàn bộ số tiền án phí, lệ phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Pháp luật Việt Nam quy định mức thu án phí, lệ phí vừa phải, hợp lí. Việc thu án phí, lệ phí chỉ nhàm buộc các đương sự chịu một phần chi phí của Nhà nước cho việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án nên mức thu án phí, lệ phí ở mức mọi người đều có thể nộp được, không hạn chế việc tham gia tố tụng của họ. Ngoài ra, trong trường hợp hoàn cảnh của đương sự có khó khăn thì tuỳ mức độ được toà án cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ án phí, lệ phí. Ở một số vụ việc dân sự, Nhà nước còn quy định miễn án phí, lệ phí cho đương sự. Hiện nay, việc thu án phí, lệ phí được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và quy định của Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí toà án (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 326/2016/ƯBTVQH14).

2. Ý nghĩa của vịệc thu án phí, lệ phí

Việc thu án phí, lệ phí vừa phản ánh đúng bản chất của vụ việc dân sự vừa có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, cũng góp phần bảo đảm thực hiện được chính sách tài chính của Nhà nước ta.

Trong vụ việc dân sự, đương sự là người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án. Việc toà án giải quyết vụ việc dân sự là vì lợi ích riêng của đương sự nên buộc đương sự phải chịu một phần các chi phí tố tụng là hoàn toàn hợp lí.

Việc thu án phí, lệ phí liên quan đến tài chính của đương sự nên có tác dụng buộc các đương sự phải suy nghĩ cẩn thận trước khi khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự và thực hiện các công việc khác. Thông qua đó, cũng ngăn ngừa, hạn chế được việc khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết vụ việc dân sự không có căn cứ, không thực hiện hoặc thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự gây khó khăn, phức tạp cho việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án.

Ngoài ra, việc thu án phí, lệ phí còn bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Từ đó, có tác dụng bù đắp lại một phần chi phí của Nhà nước cho công tác xét xử của toà án, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

3. Các loại án phí, lệ phí dân sự

Theo chế độ tài chính của Nhà nước ta, để bảo đảm việc thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước thì căn cứ vào tính chất của các công việc được thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định các khoản tiền thuế, tiền án phí, lệ phí. Ngoài các loại tiền thuế, tiền án phí, lệ phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được đặt ra các khoản thu khác.

Căn cứ vào Điều 143 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 3 và Điều 4 Nghị quyết số 326/2016/ƯBTVQH14 thì các loại án phí, lệ phí gồm có: Án phí, lệ phí dân sự sơ thẩm và án phí, lệ phí dân sự phúc thẩm. Án phí dân sự bao gồm án phí giải quyết vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của toà án, lệ phí nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự và các khoản lệ phí khác mà luật có quy định.

Ngoài ra, việc xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là nhằm sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc khôi phục lại vụ án để xét xử lại do có tình tiết mới. Vì vậy, không thu án phí khi toà án tiến hành xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm được tuyên trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị sẽ được quyết định lại khi toà án giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bàn án, quyết định để xét xử lại vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về án phí, lệ phí dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group