1. Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới sự biến động giá cổ phiếu

Báo cáo hàng năm của các công ty được lập theo các tiêu chuẩn được thiết lập, theo luật, chuẩn mực của từng quốc gia, khu vực như các nguyên tắc được chấp nhận chung GAAP, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Các báo cáo này  cần được công bố ra công chúng để thông tin cho các bên liên quan của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới sự biến động giá cổ phiếu?
>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế, gọi: 1900.0191
Tại Việt Nam, theo thông tư số 155/2015/TT-BTC, ngày 06 tháng 10 năm 2015, Công ty đại chúng phải công bố BCTC năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp công ty đại chúng không thể hoàn thành việc công bố BCTC năm trong thời hạn nêu trên do phải lập BCTC năm hợp nhất hoặc BCTC năm tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của công ty đại chúng cũng phải lập BCTC năm có kiểm toán, BCTC năm hợp nhất hoặc BCTC năm tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn thời gian công bố BCTC năm khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 100 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan.
Ảnh hưởng kỳ vọng của người sử dụng báo cáo là một nhân tố quan trọng đứng sau nhu cầu cho dịch vụ này. Báo cáo kiểm toán là một trung gian truyền thông giữa các KTV và người sử dụng báo cáo, do đó báo cáo này phải dễ hiểu, khách quan và được chấp nhận bởi người sử dụng như là một nguồn thông tin thích hợp. Sự thích hợp của báo cáo có nghĩa nó phải tạo ra sự khác biệt trong việc đưa ra quyết định, ngược lại, người sử dụng báo cáo sẽ không đọc báo cáo và sẽ không xem xét nó trong quá trình ra quyết định. Theo Al-Thuneibat et al., (2008), ảnh hưởng lên việc ra quyết định có nghĩa là báo cáo kiểm toán phải có nội dụng thông tin có ý nghĩa, ảnh hưởng tới quyết định đầu tư, quyết định vay nợ và giá cổ phiếu. Ảnh hưởng kỳ vọng của người sử dụng báo cáo là một nhân tố quan trọng đứng sau nhu cầu cho dịch vụ này. Báo cáo kiểm toán là một trung gian truyền thông giữa các KTV và người sử dụng báo cáo, do đó báo cáo này phải dễ hiểu, khách quan và được chấp nhận bởi người sử dụng như là một nguồn thông tin thích hợp. Sự thích hợp của báo cáo có nghĩa nó phải tạo ra sự khác biệt trong việc đưa ra quyết định, ngược lại, người sử dụng báo cáo sẽ không đọc báo cáo và sẽ không xem xét nó trong quá trình ra quyết định. Theo Al-Thuneibat et al., (2008), ảnh hưởng lên việc ra quyết định có nghĩa là báo cáo kiểm toán phải có nội dụng thông tin có ý nghĩa, ảnh hưởng tới quyết định đầu tư, quyết định vay nợ và giá cổ phiếu.
Bằng chứng thực nghiệm ở Trung Quốc bởi Chen et al (2000) cho thấy ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tiêu cực tới biến động giá cổ phiếu. Nghiên cứu đã đưa ra giải thích rằng các KTV đã sử dụng ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh như một sự thay thế thuận tiện cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ để họ không mất khách hàng trong khi tránh được việc vi phạm các chuẩn mực kiểm toán. Do đó, loại ý kiến này như một chỉ báo tiêu cực cho các nhà đầu tư. Giuseppe Ianniello and Giuseppe Galloppo, (2015) tìm thấy ảnh hưởng tiêu cực của ý kiến kiểm toán ngoại trừ lên biến động giá
cổ phiếu tại Italia, hàm ý một dấu hiệu tiêu cực. Tuy nhiên, ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh nhận được kết quả là tạo ảnh hưởng tích cực đối với biến động giá cổ phiếu. Điều này được giải thích trong bối cảnh ở Ý rằng, loại ý kiến này như một đánh giá thuận lợi liên quan đến khả năng hoạt động liên tục, đặc biệt ở các công ty đang rất khó khăn. Nhóm tác giả đã cho rằng có thể các nhà đầu tư có thể đã đánh giá cao giá trị của ý kiến kiểm toán khi lựa chọn giữa việc đưa ra một trong  hai loại ý kiến với ranh giới rất mong manh bởi kết luận của KTV.

2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu

Các nghiên cứu liên quan về phản ứng của giá cổ phiếu trên thế giới và ở Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả, hầu hết sử dụng phương pháp nghiên cứu nghiên cứu sự kiện. Một số khái niệm, nội dung liên quan đến phương pháp thực hiện nghiên cứu này:

2.1 Phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event Study Methodology)

Các nhà nghiên cứu thường được được yêu cầu đo lường ảnh hưởng của một sự kiện kinh tế lên giá trị công ty. Điều này dường như là một nhiệm vụ khó khăn nhưng nó có thể được hiện dễ dàng bằng một nghiên cứu sự kiện. Sử dụng dữ liệu thị trường tài chính, một nghiên cứu sự kiện đo lường ảnh hưởng của một sự kiện cụ thể lên giá trị công ty. Tính hữu ích của phương pháp này đến từ thực tế là, với một mức độ hợp lý của thị trường, sự ảnh hưởng của một sự kiện sẽ được phản ánh ngay lập tức trong thị trường cổ phiếu. Vì vậy, việc đo lường ảnh hưởng về mặt kinh tế có thể được thực hiện bằng việc quan sát giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian ngắn (MacKinlay, 1997).
Phương pháp cửa sổ sự kiện là một trong những công cụ phân tích được sử dụng thường xuyên nhất trong nghiên cứu tài chính. Mục tiêu của một nghiên cứu sự kiện là để đánh giá xem liệu có bất cứ khoản thu nhập bất thường hoặc thu nhập vượt trội nào phát sinh bởi người nắm giữa cổ phiếu kèm theo bởi một sự kiện cụ thể nào đó
(ví dụ như thông báo lợi nhuận, thông báo sáp nhập, thông báo chia tách cổ phiếu,…) (Pamela P. Peterson ,1989).

2.2 Cửa sổ sự kiện (event window):

Nhiệm vụ đầu tiên để thực hiện một nghiên cứu sự kiện là xác định ngày sự kiện và xác định khoảng thời gian mà giá cổ phiếu của các công ty liên quan trong nghiên cứu sự kiện được kiểm tra – Đây là cửa sổ sự kiện (MacKinlay, 1997).
Cửa sổ sự kiện có thể là ngày sự kiện được đưa ra công chúng cộng, trừ một số ngày. Việc xác định cửa sổ sự kiện dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất hiệu quả của thị trường vì khả năng các thông tin có thể bị rò rỉ ra công chúng trước ngày sự kiện được công bố chính thức. Do đó, cửa sổ sự kiện thường được chia thành ba  giai đoạn nhỏ, gồm thời gian trước sự kiện, ngày sự kiện và thời gian sau sự kiện (Glenn V. Henderson, Jr, 2000).

2.3 Thu nhập bình thường (normal return) và thu nhập bất thường (abnormal return)

Trước khi tính toán thu nhập, cần phân biệt giữa hai giai đoạn trong loại nghiên cứu này. Giai đoạn ước lượng, các ước lượng được tính toán ở giai đoạn này. Những ước lượng này được sử dụng để tính toán thu nhập kỳ vọng hay thu nhập bình thường cho mỗi công ty trong giai đoạn cửa sổ sự kiện (Glenn V. Henderson, Jr, 2000). Thu nhập bất thường là sự khác biệt giữa thu nhập quan sát được và một giá trị thu nhập được tính toán bởi mô hình – thu nhập bình thường (Pamela P. Peterson,1989).
Trong các nghiên cứu sự kiện, mô hình được sử dụng phổ biến nhất để ước lượng thu nhập bất thường là mô hình thị trường (MacKinlay, 1997). Ngoài ra có thể sử dụng hoặc mô hình thu nhập điều chỉnh trung bình, hoặc một số mô hình phân tích khác như mô hình nhân tố. Dựa vào tổng kết lý thuyết của MacKinlay (1997) và Glenn V. Henderson, Jr, 2000), tác giả tổng kết, tóm tắt nội dung của một số mô hình ước lượng như sau:

2.3.1 Mô hình thị trường

Theo mô hình này, phân tích sử dụng một cửa sổ ước lượng (thường 120 ngày) trước của sổ sự kiện để xác định mối quan hệ giữa cổ phiếu của công ty và chỉ số giá thị trường thông qua phân tích hồi quy. Dựa vào hệ số hồi quy, thu nhập sẽ được dự đoán và được sử dụng để tính toán thu nhập bất thường.

2.3.2 Mô hình thị trường được mô tả bằng công thức sau

αi: Giới hạn chặn
βi : Đo lường tác động của thu nhập thị trường trên thu nhập của cổ phiếu i
Ri,t : Thu nhập cổ phiếu i tại ngày t
Rm.t : Thu nhập của thị trường tại ngày t (được tính toán từ một danh mục thị trường hoặc một chỉ số thị trường).
ARi,t : Thu nhập bất thường của cổ phiếu i tại ngày t: Là ước lượng của α, β từ phương pháp bình phương bé nhất OLS.
Trong mô hình thị trường có xét đến tác động của thị trường lên thu nhập của cổ phiếu do đó phương sai thu nhập bất thường của mô hình này giảm xuống.

2.3.3 Mô hình thu nhập điều chỉnh trung bình

Trong cách tiếp cận của mô hình này, việc thiếu thông tin mới, được kỳ vọng tạo ra mức thu nhập giống kết quả được tính trung bình trong giai đoạn ước lượng.
Với ERi,t là thu nhập trung bình của chứng khoán i, được tính toán từ một khoản thời gian ước lượng, công thức xác định như sau:
ER ∑   i,t
Từ đó tính thu nhập bất thường theo công thức
ARi,t =Ri,t – ERi

2.3.4 Các mô hình phân tích khác

Một số mô hình phân tích khác đã được đề xuất. Một loại mô hình phân tích  được sử dụng là mô hình nhân tố. Các mô hình nhân tố được thúc đẩy bởi lợi ích của việc giảm sai lệch của thu nhập bất thường bằng cách giải thích nhiều hơn sự  sai lệch của thu nhập bình thường. Nhân tố điển hình được xem xét là danh mục các chứng khoán được giao dịch. Mô hình thị trường là ví dụ của kiểu mô hình một nhân tố. Những mô hình đa nhân tố khác bao gồm các chỉ số ngành bổ sung ngoài chỉ số thị trường. Một biến thể khác của mô hình nhân tố là việc tính toán thu nhập bất thường bằng cách tính toán mức chênh lệch giữa thu nhập bình thường và thu nhập của danh mục các công ty có cùng kích cỡ giống nhau, với kích cỡ công ty được đo lường bằng giá trị vốn hóa thị trường. Tuy nhiên, mô hình này có những giới hạn như chỉ áp dụng hiệu quả khi những quan sát trong mẫu có những đặc điểm chung như cùng một ngành, 
Trên cơ sở tổng kết và kế thừa từ những nguyên cứu thực hiện gần đây như Al- Thuneibat et al., (2008), Moradi et al., (2011), Giuseppe Ianniello and Giuseppe Galloppo, (2015), tác giả sử dụng phương pháp sự kiện và sử dụng mô hình thị trường (MacKinlay, 1997) để đo lường ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật LVN Group