Thực hiện theo chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn (HANT) cho Tập đoàn điện lực Việt Nam quản lí, đến nay, bố tôi đã 2 lần có văn bản đề nghị bàn giao lưới điện HANT trên địa bàn thôn Phú Lương, xã Nam Đồng , thành phố Hải Dương cho điện lực thành phố. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa tiến hành việc hướng dẫn lập hồ sơ để bàn giao. Thực tế cho thấy trên nhiều địa phương cả nước đã rất nhiều nơi bàn giao điện nhưng 5,6, thậm chí là gần 10 năm sau vẫn chưa được hoàn vốn, gây khó khăn cho kinh tế của họ. Vì vậy nên hiện tại, bố tôi muốn bàn giao nhưng có 1 trong 2 phương án sau: 1. Chỉ bàn giao những phần tài sản thuộc sở hữu của chính quyền địa phương và giữ lại phần tài sản của công ty bố tôi đầu tư (khoảng 6/10 phần). 2. Sẽ bàn giao hết nhưng mong muốn được hoàn vốn trong thời gian sớm nhất có thể. Tôi muốn hỏi quý công ty Luật câu hỏi như sau: Với phương án thứ nhất, nếu công ty của bố tôi tiến hành vay vốn ngân hàng, đem tài sản của công ty ra thế chấp, sau đó tuyên bố phá sản. Việc thanh toán khoản nợ này được tiến hành trên cơ sở các tài sản còn lại của công ty, khi giải quyết thủ tục phá sản, nghĩa vụ của công ty bố tôi sẽ chấm dứt khi dùng toàn bộ tài sản của công ty để trả nợ cho ngân hàng. Và như thế thì công ty bố tôi vẫn giữ được số tài sản mà mình đã đầu tư (là số tiền đã vay ngân hàng). Còn ngân hàng sẽ kê biên thu hồi lại tài sản mà bố tôi đã bỏ ra đầu tư. Số tài sản còn lại của địa phương sẽ do ngành điện trực tiếp về quản lí và đầu tư nâng cấp mới, tránh tình trạng “rượu cũ bình mới”, ngành điện dùng tài sản của tư nhân mà nhiều năm sau vẫn chưa hoàn trả vốn cho tư nhân. Với cách thức như vậy, công ty của bố tôi có vi phạm pháp luật không? Và có khả quan không? Nếu không thì nên xử lí như thế nào cho hợp lí và hợp tình? Tôi xin chân thành cảm ơn !

Bài viết được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật doanh nghiệp , công ty luật LVN Group.

Bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn ?

Tư vấn luật doanh nghiệp gọi : 1900.0191

 

Nội dung trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Căn cứ pháp lý:

Luật phá sản 2014;

Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT-BCT-BTC của Bộ Công thương-Bộ Tài chính : Hướng dẫn giao, nhận và hoàn trả vốn đầu tư tài sản lưới điện hạ áp nông thôn

Nội dung: 

Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản năm 2014 quy định: “2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản“. 

Theo như thông tin bạn cung cấp thì việc vay vốn ngân hàng và tuyên bố phá sản của công ty bố bạn  là nhằm lấy lại số vốn đã đầu tư. Như vậy, sẽ không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán để làm căn cứ mở thủ tục phá sản và việc dùng phương thức phá sản để lấy lại vôn là không khả thi.

Vấn đề hoàn vốn khi bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn được quy định tại Thông tư liên tịch số 32 hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn đầu tư tài sản lưới điện hạ áp nông thôn:

Điều 6. Nguyên tắc xử lý và hoàn trả vốn 

Phần giá trị công trình LĐHANT bàn giao đã được xác định tại biên bản bàn giao và xác nhận từng nguồn vốn được xử lý theo nguyên tắc sau: 

1. Đối với tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước: thực hiện tăng tài sản, tăng vốn thuộc nguồn ngân sách nhà nước cho Bên nhận theo giá trị còn lại thực tế của tài sản bàn giao và giảm tài sản, giảm vốn thuộc nguồn ngân sách nhà nước cho Bên giao theo giá trị sổ sách. 

2. Đối với vốn của các tổ chức, cá nhân thì Bên nhận thực hiện hoàn trả theo giá trị còn lại thực tế của tài sản bàn giao. Bên giao nếu là doanh nghiệp được hạch toán khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại trên sổ sách kế toán với giá trị còn lại thực tế của tài sản bàn giao vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động kinh doanh khác.

3. Trường hợp LĐHANT bàn giao được đầu tư từ nguồn vốn vay hoặc từ các khoản phải trả khác có cam kết trả: nếu đủ hồ sơ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này và được UBND cấp tỉnh/thành phố phê duyệt, Bên nhận thực hiện hoàn trả cho Bên giao số tiền vay còn nợ tổ chức tín dụng hoặc các đối tượng khác theo quy định trong hợp đồng vay hoặc khế ước vay nợ (mức tối đa không vượt quá giá trị còn lại thực tế của tài sản bàn giao), đồng thời hạch toán tăng vốn kinh doanh thuộc nguồn Ngân sách nhà nước đối với số chênh lệch giữa giá trị tài sản thực nhận (sau khi đã đánh giá lại) với số tiền phải hoàn trả cho Bên giao (nếu có). Trường hợp giá trị còn lại thực tế của tài sản thấp hơn số dư nợ vay/nợ phải trả còn lại, Bên giao hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh của đơn vị (nếu là doanh nghiệp) hoặc UBND tỉnh/thành phố cấp bù từ nguồn ngân sách địa phương (nếu công trình LĐHANT do UBND đầu tư) đối với phần giá trị chênh lệch để có nguồn trả nợ. 

4. Trong trường hợp công trình được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, căn cứ vào giá trị và cơ cấu nguồn vốn đầu tư ban đầu, hai Bên xác định tỷ lệ tương ứng vốn của từng nguồn vốn trong tổng giá trị còn lại của công trình bàn giao tại Biên bản bàn giao và thực hiện xử lý, hoàn trả vốn theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. 

5. Để được hoàn trả vốn theo hướng dẫn nêu trên, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu công trình LĐHANT phải lập đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này. Hồ sơ để hoàn trả vốn tuyệt đối không được lập lại, sửa chữa, tẩy xóa các chứng từ, hồ sơ vay, nợ. Trong trường hợp không còn hoặc không đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên, Bên giao và Bên nhận cần lập biên bản miêu tả hiện trạng cụ thể hồ sơ của tài sản bàn giao (đặc biệt là đối với hồ sơ vay vốn và huy động vốn của các tổ chức, cá nhân) thực hiện đánh giá giá trị còn lại thực tế của tài sản bàn giao theo các phương pháp nêu tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này, báo cáo Hội đồng định giá thẩm định để trình UBND tỉnh/thành phố xem xét quyết định. 

6. Thời điểm xác định công trình LĐHANT bàn giao và hoàn trả vốn 

a) Các công trình LĐHANT được bàn giao kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thực hiện việc giao nhận và hoàn trả vốn theo quy định tại Thông tư liên tịch này. 

b) Các công trình LĐHANT đã thực hiện bàn giao trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thực hiện theo nội dung tại Quyết định hoặc Biên bản bàn giao. Đối với trường hợp Bên giao và Bên nhận có thỏa thuận tại Biên bản hoặc Quyết định bàn giao về việc hoàn trả vốn khi có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện việc hoàn trả vốn theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.

c) Đối với các công trình LĐHANT đã thực hiện bàn giao và hoàn thiện hồ sơ giao nhận trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực nhưng chưa có Quyết định phê duyệt giá trị tài sản bàn giao và hoàn trả vốn của cơ quan có thẩm quyền thì không phải lập lại hồ sơ giao nhận. Căn cứ vào hồ sơ giao nhận đã được lập, Bên giao và Bên nhận trình UBND cấp tỉnh/thành phố phê duyệt giá trị còn lại của tài sản bàn giao và thực hiện hoàn trả vốn theo quy định tại Thông tư liên tịch này. 

d) Đối với các công trình LĐHANT đầu tư sau ngày có Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 – 2012 theo cơ chế thị trường do các địa phương tự bố trí vốn để đầu tư, theo mục tiêu của địa phương, sau đó có nhu cầu bàn giao tài sản LĐHANT cho ngành điện quản lý, chủ đầu tư có trách nhiệm thỏa  thuận bằng văn bản về việc giao nhận và hoàn trả vốn tài sản bàn giao với Tổng công ty Điện lực hoặc Công ty Điện lực được Tổng công ty Điện lực ủy quyền trước khi có quyết định đầu tư. 

Điều 7. Nguồn vốn, thời gian và phương thức hoàn trả vốn 

1. Nguồn vốn hoàn trả Các công ty Điện lực được sử dụng nguồn vốn trích khấu hao hàng năm để hoàn trả vốn cho Bên giao hoặc UBND xã, các tổ chức (đối với các công trình LĐHANT đầu tư từ nguồn vốn đóng góp của dân). Việc hoàn trả vốn được thực hiện tối đa là 36 tháng kể từ thời điểm Quyết định phê duyệt giá trị tài sản bàn giao của UBND tỉnh/thành phố có hiệu lực. Riêng đối với tài sản LĐHANT tiếp nhận thuộc dự án REII có nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB), các Công ty Điện lực sử dụng nguồn vốn trích khấu hao hàng năm kể từ khi tiếp nhận tài sản LĐHANT để hoàn trả vốn cho UBND các tỉnh/thành phố để UBND các tỉnh/thành phố có nguồn trả nợ cho Bộ Tài chính theo điều kiện quy định trong Hiệp định vay. 

2. Phương thức hoàn trả Căn cứ quyết định của UBND tỉnh/thành phố, các Công ty Điện lực nhận bàn giao công trình LĐHANT nào thì thực hiện hoàn trả trực tiếp cho bên có công trình lưới điện bàn giao theo hồ sơ nhận bàn giao. Đối với các công trình LĐHANT do huy động vốn góp của dân thì Công ty Điện lực chuyển tiền cho Ủy ban nhân dân xã nơi có công trình LĐHANT bàn giao để UBND xã hoàn trả cho từng người dân có góp vốn“. 

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN – CÔNG TY LUẬT LVN GROUP.