1. Khái niệm chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ (AMERICANS) là thuật ngữ được dùng ở Sở Giao dịch Chứng khoán London để chỉ các chứng khoán Mỹ. Cũng được gọi là “Yankees”. The London Stock Exchange term for American securities. Also called “Yankees”.

 

2. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ là một trong những thị trường lâu đời và lớn nhất thế giới. Tiềm năng là như vậy nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu biết cặn kẽ về cơ hội ở thị trường quốc tế này.

Thị trường chứng khoán Mỹ ra đời vào ngày 17/05/1792, khi một số nhà môi giới cùng nhau nhóm họp và đưa ra thoả thuận chung tại gốc cây ngô đồng ở số 68 phố Wall. Cho đến năm 1800, Sở giao dịch chứng khoán NewYork (NYSE) ra đời và cũng là Sở giao dịch lớn nhất nước Mỹ.

Thị trường chứng khoán này của Mỹ còn được gọi là thị trường phố Wall – nơi khai sinh ra những giao dịch đầu tiên của nước Mỹ kể từ năm 1864 và hiện là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, với hơn 80% các giao dịch chứng khoán của Mỹ và kể từ năm 1962 đã trở thành thị trường chứng khoán quốc gia.

Bên cạnh các thị trường chứng khoán tập trung là các Sở giao dịch (hiện có khoảng 14 Sở GDCK khác nhau), tại Mỹ còn có thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) rất phát triển đó là Nasdaq.

Thị trường OTC qua mạng máy tính Nasdaq được thành lập từ năm 1971, là bộ phận thị trường thứ cấp lớn nhất của Mỹ xét về số lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường, với trên 15000 mã chứng khoán, lớn hơn rất nhiều so với số lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường tập trung NYSE. Các loại khoán giao dịch trên thị trường này chiếm đa số là của các công ty thuộc ngành công nghệ thông tin và các công ty vừa và nhỏ.

Thị trường được vận hành bởi một hệ thống các nhà tạo lập thị trường và các nhà môi giới, có khoảng 600 nhà tạo lập thị trường hoạt động tích cực trên Nasdaq và trung bình mỗi nhà tạo lập thị trường đảm nhận 8 loại cổ phiếu. Thị trường Nasdaq chịu sự quản lý hai cấp của Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán quốc gia Mỹ (NASD) quản lý trực tiếp. Thị trường Nasdaq hiện nay đã được nối mạng toàn cầu với nhiều thị trường OTC khác trên thế giới.

 

3. So sánh thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường chứng khoán Việt Nam

Đặc điểm

Thị trường Việt Nam

Thị trường Mỹ

Vốn hóa

190 tỷ USD

20,000 tỷ USD

Số lượng công ty niêm yết

740 công ty

Hơn 2,500 công ty

Bán khống

Chưa có sản phẩm bán khống cho cổ phiếu.

Hỗ trợ bán khống với hầu hết sản phẩm: cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa

Thị trường phái sinh

Còn rất hạn chế, chưa có hành lang pháp lý rõ ràng

Sản phẩm đa dạng bao gồm quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi,..

Giới hạn biên độ giá /ngày

7-15%

Không giới hạn biên độ giá

Số lượng / lô giao dịch

10-100 cổ phiếu

Không giới hạn, cổ phiếu có thể chia nhỏ để giao dịch thuận tiện

Đòn bẩy

Tỉ lệ 300%

Tỉ lệ 2000%

Độ đơn giản khi đăng kí

Phức tạp, đăng kí tại các quầy, cần chữ kí sống và các thủ tục khác nếu không phải công dân Việt Nam.

Thủ tục đơn giản, có thể đăng kí và xác nhận online thông qua các sàn giao dịch nổi tiếng như Etoro.

Mức độ minh bạch

Chưa cao, một số trường hợp dễ bị thao túng về giá.

Độ minh bạch cao, khó thao túng về giá do quy mô thị trường lớn.

Các công ty tiêu biểu

VNM (Vinamilk), FPT, MWG (Thế giới di động)

FB (facebook), GOOG (google), NFLX (Netflix).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điểm đầu tiên khiến thị trường Mỹ hấp dẫn tất cả mọi người, chính vì đây là nơi có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất thế giới, với tổng giá trị lên tới 33 nghìn tỷ USD, theo số liệu 2018 của Worldbank, gấp năm lần so với Trung Quốc và mười lăm lần so với Ấn Độ. Không những vậy thị trường chứng khoán Mỹ còn chiếm ½ khối lượng giao dịch toàn cầu, vẫn theo số liệu 2018, tổng giao dịch thị trường chứng khoán thế giới chỉ đạt 68 nghìn tỷ USD.

Ngoài ra, Mỹ cũng là một trong những thị trường có vốn hóa lớn nhất thế giới đạt 30 nghìn tỷ USD gấp 5 lần so với Trung Quốc, gấp 6 lần so với Nhật Bản và 10 lần so với thị trường chứng khoán Hồng Kông. Nhờ vậy, Mỹ được xem như là thị trường có tính thanh khoản cao nhất hiện nay.

Đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc tế nói chung và chứng khoán Mỹ nói riêng luôn vô cùng hấp dẫn và tiềm năng. Cũng vì 2 điểm kể trên nên giao dịch tại Mỹ sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các thị trường khác như :

– Có nhiều loại cổ phiếu nhất hiện nay. Đặc biệt là các loại cổ phiếu công nghệ cực kỳ có giá trị như: Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Google. Thậm chí, những loại cổ phiếu này còn tạo ra mức lợi nhuận nhiều hơn cả Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ, hiện có vốn hóa thị trường khoảng 3,1 nghìn tỷ đô la, chiếm hơn 10% tổng giá trị của S & P 500.

– Giao dịch ngoài giờ hành chính

– Miễn thuế từ thuế lãi vốn

– Báo cáo tài chính từ các công ty niêm yết khá minh bạch

– Được phép bán khống (tại Việt Nam điều này chưa được thực hiện)

– Có thể giao dịch theo hình thức T+0 thay vì T+2 hay T+3 như thị trường chứng khoán Việt Nam.

 

4. Các công ty hàng đầu thế giới

Có thể thấy rõ ràng nhất đó là việc phần lớn những công ty hàng đầu thế giới luôn đặt trụ sở ở Mỹ và niêm yết trên sàn chứng khoán New York. Điều này tạo ra những cơ hội đầu tư có một không hai cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Nếu một nhà đầu tư muốn chọn đầu tư bền vững vào những công ty hàng đầu của ngành công nghệ, họ sẽ chọn Microsoft, IBM, Google; nếu là ngành y tế, đó là Johnson & Johnson hay Abbot. Đây là những công ty phát triển bền vững, luôn tạo ra mức sinh lời hấp dẫn về lâu dài.

– Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

NYSE không chỉ là sàn chứng khoán lớn nhất Mỹ mà còn là sàn chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, chính vì thế NYSE còn được gọi là “Big Board”. Công ty mẹ của Sở giao dịch chứng khoán New York có tên gọi là NYSE Euronext, sau khi sáp nhập với sàn giao dịch châu Âu vào năm 2007.

Trong rất nhiều năm, NYSE chủ yếu thực hiện giao dịch theo phương thức trực tiếp. Hiện, NYSE đã cập nhật và cung cấp thêm mô hình giao dịch điện tử. Và hơn một nửa giao dịch của NYSE được thực hiện điện tử, mặc dù các nhà giao dịch vẫn thích tới sàn để đặt giá khi muốn mua 1 khối lượng lớn.

Có hơn 3.000 công ty niêm yết giao dịch trên NYSE, bao gồm các công ty lớn có tên tuổi tại Mỹ như: Walmart, Coca-Cola, McDonalds cùng một số công ty khác.

– NASDAQ

Sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai, sau NYSE, tính theo vốn hóa thị trường. So với NYSE, NASDAQ phát triển mạng lưới giao dịch điện tử một cách rất tiên tiến. Nhờ vậy mà tổng khối lượng giao dịch của NASDAQ đều lớn hơn bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán điện tử nào trên thế giới.

Với hơn 2.700 công ty được niêm yết trên NASDAQ, từ những công ty có vốn hóa nhỏ đến những công ty có vốn hóa lớn bao gồm các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ như: Apple, Microsoft, Intel, Dell…

AMEX

AMEX chính là một sàn con của NYSE, khi được công ty mẹ NYSE Euronext mua lại vào năm 2008. Đây là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ ba tính theo khối lượng giao dịch tại Hoa Kỳ.

Nếu quan tâm tới các start-up mới nổi thì AMEX thực sự là địa chỉ để bạn tìm kiếm các loại cổ phiếu tiềm năng đến từ những công ty này.

– BATS Global Markets

Được ra mắt năm từ 2005, tới năm 2008 BATS đã được cấp phép để điều hành 1 sàn giao dịch chứng khoán, sau đó BATS đã tiến hành mở rộng sang thị trường chứng khoán châu Âu vào tháng 10 năm 2008.

BATS vận hành hai sàn giao dịch chứng khoán ở Hoa Kỳ là Sàn giao dịch BZX và Sàn giao dịch BYX (Sàn giao dịch BATS), chiếm khoảng 10-12% toàn bộ giao dịch vốn cổ phần của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. BATS hiện thuộc sở hữu của Cboe Global Markets.

Song song đó, thị trường chứng khoán Mỹ là nơi những công ty tiềm năng, những “kỳ lân” của giới công nghệ lựa chọn để niêm yết. Cổ phiếu của Netflix vào năm 2010 chỉ khoảng 10 USD, nhưng bây giờ nó đã xấp xỉ 350 USD. Một ví dụ khác là Amazon, vào lúc mới được niêm yết trên sàn, cổ phiếu của Amazon có giá chỉ 18 USD, nhưng hiện tại nó đã chạm mức 1.950 USD.

 

5. Đặc điểm của thị trường chứng khoán Mỹ

Nhờ vào khối lượng giao dịch khổng lồ, thị trường chứng khoán Mỹ luôn đảm bảo được tính công bằng và minh bạch cao vượt trội so với những thị trường khác. Khả năng những nhà đầu tư cá mập có thể thao túng được thị trường chứng khoán Mỹ là rất thấp so với những thị trường chứng khoán khác trên thế giới.

Với vốn hóa thị trường lên đến 32 nghìn tỷ đô, thị trường chứng khoán Mỹ hiện là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, gấp năm lần so với thị trường chứng khoán Trung Quốc, hiện đang đứng ở vị trí thứ 2.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng là thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao nhất thế giới, với tổng giá thị giao dịch trong năm 2017 lên tới 40 nghìn tỷ đô. Với thị trường tầm cỡ như vậy, rủi ro của nhà đầu tư được giảm thiểu đáng kể.

 

6. Làm thế nào để mua cổ phiếu Mỹ

“Mua cổ phiếu Mỹ ở đâu?” hay “Làm thế nào để chơi chứng khoán Mỹ?” là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, khá ít nhà đầu tư truyền thống tham gia bởi tính chất xuyên biên giới và cần am hiểu kiến thức máy tính. Tuy nhiên thực tế là không hề phức tạp như vậy, chỉ cần 3 bước đơn giản:

Bước 1: Mở tài khoản môi giới trực tuyến

Mở tài khoản môi giới trực tuyến dễ dàng như thiết lập tài khoản ngân hàng: Bạn hoàn thành đơn đăng ký tài khoản, cung cấp giấy tờ xác minh (thường là chứng minh nhân dân và giấy sao kê tài khoản ngân hàng) và chọn cách bạn muốn nạp tiền vào tài khoản. Bạn có thể nạp tiền cho tài khoản của mình bằng cách nạp qua Internet Banking, Neteller hoặc Skrill…

Bước 2: Chọn cổ phiếu bạn muốn mua

Sau khi bạn thiết lập và nạp tiền cho tài khoản môi giới của mình, đó là khoảng thời gian để lao vào kinh doanh chọn cổ phiếu. Một nơi tốt để bắt đầu là bằng cách nghiên cứu các công ty bạn đã biết từ kinh nghiệm của mình như một người tiêu dùng.

Bước 3: Đặt lệnh

Bạn cần cân nhắc bắt đầu từ việc mua nhỏ – thực sự nhỏ – bằng cách chỉ mua một cổ phiếu duy nhất để cảm nhận những gì mà mình muốn sở hữu cổ phiếu. Bạn có thể mua thêm vào nhiều hơn khi bạn đã thành thạo và thực sự hiểu.

 

Trân trọng!