1. Tỷ số then chốt
Tỷ số then chốt (KEY RATIO) là tỷ số được sử dụng bởi những nhà phân tích tài chính, khi đánh giá báo cáo của ngân hàng về tình hình và thu nhập tài chính. Những tỷ số được xem xét bao gồm: tỷ số vốn trên tài sản; tỷ số dự phòng lỗ tiền vay trên tổng khoản vay; các tỉ số thanh khoản; và tỉ số thành quả như IỢÍ nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) tỉ số thu nhập mỗi cổ phần (EPS). Những tỷ số then chốt đưa ra dấu hiệu chung về thành quả ngân hàng, và có thể so sánh với số liệu của năm trước.
2. Báo cáo tài chính của ngân hàng là gì?
Những báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng gồm những văn bản đặc biệt riêng theo tiêu chuẩn, nguyên tắc và các chuẩn mực kế toán.
Báo cáo tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong báo cáo thường niên của các ngân hàng.
3. Vai trò của báo cáo tài chính ngân hàng
Báo cáo tài chính có một vai trò to lớn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Qua những con số được trình bày tổng quát, phản ánh rõ nét về tài sản, nguồn vốn và toàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng trong kỳ giúp cho người đọc nắm bắt được thực tiễn hoạt động của các ngân hàng một cách trực quan nhất học xuất nhập khẩu ở đâu tốt.
Cung cấp những thông tin cần thiết để phục vụ các nhà quản trị ngân hàng thương mại và các đối tượng khác như cổ đông hay các nhà quản lý cấp trên nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Những chỉ tiêu và số liệu được lập trên báo cáo tài chính là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu quan trọng khác nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và hiệu quả của các quá trình kinh doanh khác.
Là tài liệu quan trọng để làm căn cứ cho việc các chủ sở hữu, nhà đầu tư phân tích để đưa ra quyết định về quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu từ vào ngân hàng.
Là căn cứ để xây dựng các kế hoạch tài chính, kinh tế, xã hội của ngân hàng, căn cứ để đưa ra những biện pháp tăng cường quản trị ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thương mại.
4. Cách đọc báo cáo tài chính của ngân hàng
4.1. Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng
Hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng bao gồm:
– Bảng cân đối kế toán
– Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Thuyết minh báo cáo tài chính
Đọc báo cáo tài chính của ngân hàng tập trung vào 4 báo cáo chính trong hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng
4.2. Cách đọc bảng cân đối kế toán ngân hàng
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính của ngân hàng là thông tin khái quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng vào cuối kỳ.
Đọc báo cáo tài chính ngân hàng qua bảng cân đối kế toán quan tâm qua 2 phần:
Tài sản của của ngân hàng phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện đang có của ngân hàng thương mại gồm:
– Tiền mặt hay còn gọi là ngân quỹ khoản này bao gồm các loại tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
– Đây là loại khoản mục có tính chất lỏng cao nhất trong toàn bộ tài sản của ngân hàng được sử dụng với mục đích đáp ứng các nhu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước về yêu cầu rút tiền mặt, vay vốn và các yêu cầu về chi trả hàng ngày khác của ngân hàng thương mại.
– Dù có tính chất thanh khoản cao nhưng về khả năng sinh lời của tiền mặt rất thấp và hầu như không mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại nên thường chỉ được duy trì ở mức tối thiểu thường là 2% tổng tài sản hiện có của ngân hàng chứng chỉ kế toán trưởng của bộ tài chính.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thuộc một kỳ kế toán, chi tiết theo từng loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp lớp học quản lý nhân sự.
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong điều kiện cụ thể, từ đó đơn vị có thể xây dựng được phương hướng, kế hoạch cũng như nhiệm vụ cho kỳ tới, đồng thời có thể đưa ra những biện pháp khắc phục những mặt còn yếu,chưa đạt yêu cầu của mình, giúp đơn vị hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, trên Báo cáo còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước của đơn vị
Khi đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chúng ta cần quan tâm tới các chỉ tiêu
– Thu nhập thuần từ lãi: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu được từ lãi và các khoản thu nhập tương tự sau khi trừ đi chi phí trả lãi trong kỳ nghiên cứu.
– Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ: Khoản thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ cho khách hàng đã trừ ra các khoản chi cho thực hiện các dịch vụ đó trong kỳ
– Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong kỳ báo cáo
– Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán: Chỉ tiêu này là toàn bộ số thu từ lãi đầu tư hay kinh doanh chứng khoán sau khi đã trừ đi chi phí cho hoạt động này.
– Thu nhập thuần từ các hoạt động kinh doanh khác: Đây là số tiền thu được từ các hợp đồng kinh doanh khác sau khi từ đi chi phí thực hiện hoạt động này và chi phí quản lý ngân hàng.
– Chi phí dự phòng: Khoản tiền chi cho công tác dự phòng rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng trong kỳ phân tích
– Lợi nhuận trước thuế: Phản ánh toàn bộ lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo trước nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Chi tiêu thể hiện tổng số thuế thu nhập mà ngân hàng phải nộp tính trên phần thu nhập chịu thuế trong kỳ làm báo cáo
– Lợi nhuận sau thuế: Là tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của đơn vị sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ nghiên cứu.
4.3. Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngân hàng
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh tình hình thu, chi tiền trong kỳ hay sự biến giải về các biến động trong số dư tài khoản tiền mặt.
Qua việc đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng sẽ cung cấp thông tin về dòng tiền ngân hàng sinh ra từ đâu và sư dụng vào những mục đích gì. Từ đó có thể đánh giá khả năng tạo tiền của ngân hàng trong kỳ là nhiều hay ít, thu chủ yếu từ hoạt động nào và dự đớn được khả năng tạo ra tiền trong tương lai, hay đánh giá khả năng thanh toán, khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi của đơn vị.
Bên cạnh đó báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngân hàng còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch về nguồn vốn – sử dụng vốn một cách hợp lý.
Những phần cần chú ý khi đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phần này sẽ thể hiện toàn bộ dòng tiền thu vào, chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của đơn vị như thu, chi từ hoạt động nhận gửi, đi vay, cho vay,…
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh dòng tiền thu vào, chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của ngân hàng. Bao gồm: đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho chính đơn vị như xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán không có phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn. Dòng tiền lưu chuyển bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, mua cổ phần, góp vốn liên doanh,..
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phần này nêu rõ dòng tiền thu vào, chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh, vốn góp của đơn vị như: chủ đơn vị góp vốn, vay vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ các khoản vay hay thanh toán trái phiếu, cổ phiếu, …
Tuy nhiên với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng, việc phát hành trái phiếu, những khoản nợ dài hạn là hoạt động thường xuyên nên hoạt động này được báo cáo vào lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
5. Cách đọc thuyết minh báo cáo tài chính ngân hàng
Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp tành của hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị.
Qua thuyết minh báo cáo tài chính người sử dụng có cái nhìn cụ thể, chi tiết về tình hình hoạt động của đơn vị, phân tích một cách cụ thể, chính xác từng vấn đề theo mục tiêu đề ra nhằm đạt hiệu quả cao trong việc ra quyết định.
Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định: Tài sản cố định là phương tiện để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, nhà quản lý phải thường xuyên nắm được mức độ biến động của nó để có chính sách đổi mới nâng cao năng lực phục vụ. Vì vậy, thông qua “Tình hình tăng giảm tài sản cố định” của thuyết minh báo cáo tài chính sẽ biết được tình hình biến động của từng loại tài sản cố định trong kỳ. Qua đó có thể đánh giá được tình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định nhằm nâng cao khả năng hoạt động của ngân hàng. Đồng thời báo cáo này còn cho biết tình trạng của tài sản cố định tại thời điểm hiện tại tức giá trị sử dụng còn lại của tài sản để có phương hướng đổi mới kịp thời
Báo cáo tình hình tăng, giảm nguồn vốn và sử dụng vốn: Thông qua số liệu trong báo cáo “Tình hình tăng, giảm nguồn vốn và sử dụng vốn” sẽ cho thấy sự biến động về quy mô nguồn vốn huy động được và sử dụng trong kỳ cụ thể theo kỳ hạn, loại tiền, đối tượng hay theo một cách phân chia nhất định mà các báo cáo tài chính khác chưa đề cập một cách chi tiết.
Báo cáo tài sản và công nợ của ngân hàng theo thời gian đáo hạn: Qua số liệu trên Bảng báo cáo “Tài sản và công nợ của ngân hàng theo thời gian đáo hạn” có thể có cái nhìn chi tiết đối với từng loại tài sản và công nợ theo thời gian đáo hạn nhằm ứng phó kịp thời với những tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Ngân hàng phải luôn nắm rõ những thông tin này để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng, tránh tình trạng dây dưa mất lòng tin của khách hàng. Đồng thời xem xét, đánh giá những khoản cho vay nào đã đến thời gian đáo hạn, những khoản nào khó có khả năng thu hồi, từ đó đề ra những phương hướng, quyết sách trong việc thu hồi nợ, đẩy nhanh vòng luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Trân trọng!