1. Vì sao phải bảo vệ quyền con người?

Nhân quyền là quyền lợi quan trọng không thể xâm phạm, tuy nhiên trong hiện thực, có nhiều vi phạm nhân quyền khác nhau xảy ra hàng ngày. Trong trường hợp xảy ra sự vi phạm nhân quyền, người bị hại phải được cứu trợ. Câu châm ngôn pháp lý “ở đâu có quyền ở đó có cứu trợ” đã thể hiện rằng nếu quyền không đi kèm với sự bảo trợ khi bị vi phạm thì quyền đó cũng là vô nghĩa.

Vậy khi bị vi phạm quyền con người thì cần thiết phải có sự bảo trợ như thế nào? Người bị vi phạm nhân quyền là người bị người khác làm tổn thương về phẩm giá con người, bị làm cản trở sinh tồn của nhân cách, cho nên trước hết cần loại bỏ tổn hại rồi sau đó khôi phục quyền lợi, lợi ích và phẩm giá cho người bị hại. Vì thế bảo trợ nhân quyền trước hết là phải loại bỏ hành vi xâm phạm nhân quyền, bồi thường tổn hại, bù đắp lợi ích đã mất, khôi phục tính quan hệ giữa hai bên bằng việc xin lỗi của người gây hại đối với người bị hại. Hơn nữa, chế tài đối với người gây hại cũng là một loại chính sách bảo trợ. Ngoài ra, theo nghĩa rộng, những nỗ lực nhằm phòng chống vi phạm nhân quyền trong tương lai như giáo dục nhân quyền, tuyên truyền phổ biến nhân quyền cũng thuộc phạm trù bảo trợ nhân quyền

2. Bảo trợ nhân quyền bằng Tòa án

Khi bàn về Quyền con người, Ayn Rand định nghĩa rất xác đáng rằng “Quyền con người là điều kiện mà bản chất con người đòi hỏi để tồn tại một cách thích đáng”. Bảo vệ quyền con người là nhiệm vụ của bất cứ nhà nước pháp quyền và không chỉ dừng lại ở những tuyên bố chính trị, ghi nhận trong pháp luật mà còn có cơ chế bảo vệ cụ thể và mục đích cuối cùng là thực hiện việc bảo vệ quyền con người trong thực tiễn. Bảo vệ quyền con người có nhiều cơ chế khác nhau. Là cơ quan thực hiện quyền lực tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người.
Bảo vệ quyền con người bằng tòa án là việc tòa án trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của mình và các quy định của pháp luật, xử lý những hành vi xâm phạm đến quyền con người hoặc giải quyết các tranh chấp trong xã hội nhằm bảo vệ quyền con người. Quyền được bảo vệ quyền con người là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo Điều 8 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) thì mọi người đều có quyền được bảo vệ bởi một phương thức khắc phục hữu hiệu (right to an effective remedy). Theo đó: “Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định”. Như vậy, việc bảo vệ quyền con người bằng hệ thống cơ quan tòa án quốc gia (hay cơ quan tài phán quốc gia) là nghĩa vụ của nhà nước và là quyền của người dân.

3. Bảo trợ nhân quyền thông qua con đường hành chính

Bổ sung cho khiếm khuyết của bảo trợ nhân quyền bằng tòa án, Nhật Bản có chế độ bảo trợ nhân quyền thông qua con đường hành chính. Trước chiến tranh thế giới thứ II, ở Nhật Bản không có cơ quan hành chính phụ trách bảo trợ nhân quyền nhưng sau chiến tranh, khi Bộ Tư pháp được thành lập, Cục Bảo vệ nhân quyền – một bộ phận chuyên phụ trách bảo trợ nhân quyền thuộc Bộ này cũng được lập ra. Ngoài ra, để tiến hành công việc điều tra và cứu trợ các vụ việc vi phạm nhân quyền ở mọi địa phương, người ta đã bố trí các ủy viên bảo vệ nhân quyền ở khắp các thôn, làng, thành phố dưới hình thức tình nguyện công có sự ủy thác của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Hiện nay trên cả nước Nhật có khoảng 14 nghìn ủy viên bảo vệ nhân quyền hoạt động tình nguyện.

Như vậy, ngoài cơ chế pháp lý, ở Nhật Bản đã hình thành một cơ chế bảo trợ nhân quyền bằng con đường hành chính trong Bộ Tư pháp, đó là Cục Bảo vệ nhân quyền với hạt nhân là các ủy viên bảo vệ nhân quyền.

4. Hạn chế của cơ chế bảo vệ nhân quyền thông qua con người hành chính

Cơ chế bảo trợ nhân quyền thông qua con đường hành chính cũng bộc lộ một số vấn đề. Trước hết, đó là tính hiệu quả. Để thực hiện biện pháp bảo trợ về nhân quyền, Cục Bảo vệ nhân quyền đã chọn lựa chính sách cảnh cáo (đối với người vi phạm nhân quyền và người giám sát chỉ rõ sự thật bằng văn bản và tiến hành những khuyến cáo cần thiết), hoặc trợ giúp (tiến hành giới thiệu và tiến cử cơ quan có liên quan và những lời khuyên pháp lý đối với người bị hại). Tuy nhiên trong hai hình thức này, hình thức trợ giúp là chủ yếu, trong số 20 nghìn vụ việc nhờ can thiệp bảo trợ nhân quyền trong 1 năm thì trên 90% trường hợp được xử lý bằng phương pháp trợ giúp.

Mặt khác, xử lý đối với người gây hại bằng cảnh cáo cũng như dàn xếp hai bên chỉ chiếm từ 1 đến 3%, còn khuyến cáo thì nhiều nhất cũng chỉ vài ba vụ trong 1 năm. Từ các con số thống kê này cho thấy, cho dù có làm đơn xin trợ giúp đối với cơ quan của Bộ Tư pháp về việc vi phạm nhân quyền thì người bị hại cũng chỉ nhận được lời khuyên hoặc giới thiệu, tiến cử (đến nơi nào giải quyết), ngược lại hầu như không có biện pháp gì được thi hành đối với người gây hại. Vối tình trạng này, khó có thể nói là việc bảo trợ nhân quyền được thực hiện có hiệu quả bằng con đường hành chính.

Thứ hai, ngay trong chế độ ủy viên bảo vệ nhân quyền cũng có vấn đề. Chế độ hoạt động tình nguyện vì nhân quyền với 14 nghìn ủy viên trên cả nước tuy là độc đáo chưa có ở nước nào, nhưng những ủy viên này hầu như không có một quyền hạn gì để đảm bảo cho hoạt động được tiến hành hiệu quả. Hơn nữa, các ủy viên này lại bị ràng buộc bởi một quy định là cấm không được can thiệp trực tiếp vào tranh chấp, ngoại trừ hình thức bàn bạc (nguyên tắc không can thiệp tranh chấp), vối lý do đó nhiều khi các ủy viên bị cho là phản bội trước sự kỳ vọng của người bàn bạc.

Còn thêm một vấn đề nữa, đó là tư chất, năng lực của các ủy viên, ủy viên bảo vệ nhân quyền hoạt động tình nguyện không lương nên hầu hết đều là những người khá cao tuổi, sau khi nghỉ hưu, khó có thể gọi là nguồn nhân lực được lựa chọn thích hợp với việc xử lý vấn đề nhân quyền. Sau khi trỏ thành ủy viên bảo vệ nhân quyền, họ cũng được dự các lớp đào tạo định kỳ nhưng phần lớn là huấn luyện qua thuyết giảng, không được bồi dưỡng về năng lực thực tiễn, ví dụ về phương pháp tư vấn. Vì vậy, mặc dù được nhiều người biết đến nhưng chế độ bảo trợ dạng hành chính này ít được tin cậy từ những người dễ bị vi phạm nhân quyền. Theo số liệu điều tra của Văn phòng Phủ Thủ tướng Nhật Bản tiến hành năm 1993, trong số những người bị vi phạm nhân quyền chỉ có 0,6% số’ người đến xin được tư vấn với ủy viên bảo vệ nhân quyền hoặc cơ quan của Bộ Tư pháp.

Như vậy, ở Nhật Bản không có cơ quan nhân quyền trong nước (như trường hợp Canada), chế độ bảo trợ nhân quyền chỉ được thực hiện ở Bộ Tư pháp và Toà án. Từ mấy năm trước, cũng có phong trào thành lập ủy ban Nhân quyền nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện. Vì vậy các chuyên gia nhân quyền cũng khuyến cáo rằng vấn đề cần làm ngay của Nhật về chế độ bảo trợ nhân quyền là học tập nhiều nước khác thành lập cơ quan nhân quyền trong nước, cải thiện những tồn tại trong chế độ bảo trợ tư pháp và hành chính hiện nay.

5. Một số vấn đề khác về nhân quyền ở Nhật Bản

Điều 14 của Hiến pháp Nhật Bản đảm bảo sự bình đẳng giữa hai giới. Tỷ lệ phụ nữ làm việc toàn thời gian tăng trưởng đều đặn trong những năm 1980 và đầu những năm 1990. Việc thông qua Luật về cơ hội bình đẳng trong việc làm cho nam giới và phụ nữ năm 1985 là một số trợ giúp trong việc đảm bảo quyền của phụ nữ, mặc dù luật là “hướng dẫn” và không có hình phạt pháp lý nào đối với người sử dụng lao động kỳ thị.

Nhật Bản có tỷ lệ kết án trên 99%. Trong một số trường hợp, tòa án đã thừa nhận những lời thú tội đã bị ép buộc và thả những người bị cầm tù. Để chống lại điều này, một đạo luật đã được thông qua vào năm 2016 yêu cầu một số cuộc thẩm vấn phải được ghi hình. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho những người bị buộc tội về các tội nghiêm trọng, chẳng hạn như giết người, đốt phá và bắt cóc, chỉ chiếm 3% các trường hợp. Ở các quốc gia theo thông luật thực hành xét xử bởi bồi thẩm đoàn, tỷ lệ kết án cao có thể cho thấy các bị cáo không nhận được một phiên tòa công bằng. Đôi khi các công tố viên Nhật Bản quyết định không truy tố trong trường hợp phạm tội nhẹ hoặc khi có khả năng vô tội cao. Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản tin rằng đó là một trong những nguyên nhân của tỷ lệ kết án cao ở Nhật Bản. Tỷ lệ truy tố ở Nhật Bản là 33,4%. 64,3% không được xem xét.

Ở các quốc gia luật dân sự, nơi một thẩm phán quyết định phán quyết, điều này là phổ biến bởi vì cả bên bào chữa và công tố viên đều có thể dự đoán một cách đáng tin cậy kết quả của phiên tòa. Nhật Bản cũng thi hành án tử hình như một số tổ chức của Liên hợp quốc, một số tổ chức phi chính phủ nổi tiếng và Liên minh châu Âu.

Xã hội Nhật Bản, theo hệ tư tưởng Nho giáo, nói chung ngại trong việc tôn trọng quyền và phẩm giá của những người trẻ tuổi và những người mới tham gia. Điều này dẫn đến việc lạm dụng và bắt nạt xã hội của những người trẻ tuổi và trẻ em bởi những người lớn tuổi trong trường học, viện và tại nhà. Mặc dù phần lớn xã hội Nhật Bản tự hào về hệ thống truyền thống, có những nhóm thiểu số đáng kể những người không đồng ý với hệ thống này.

Có nhiều tranh cãi xung quanh việc hành xử xã hội và pháp lý của người thiểu số. Mặc dù người Nhật coi mình là một dân tộc đồng nhất, nhưng thiểu số vẫn tồn tại và họ thường phải chịu sự phân biệt đối xử. Chức năng hành pháp tại Nhật Bản là Cơ quan hành pháp Nhật Bản. Dân tộc thiểu số bản địa lớn nhất là hai đến bốn triệu hisabetsu buraku (“bộ lạc bị ruồng bỏ”), hậu duệ của các cộng đồng bị ruồng bỏ của Nhật Bản thời phong kiến. Những nhóm thiểu số bao gồm người Ainu, cư dân bản địa ở miền bắc Nhật Bản và người Okinawa. Nhật Bản cũng có vài trăm nghìn cư dân bản địa gốc Hàn Quốc và Trung Quốc, cùng với các cư dân nước ngoài khác trải qua các hình thức và mức độ phân biệt đối xử khác nhau.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm & Biên tập)