Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191
Trả lời:
Căn cứ vào quy định của pháp luật hình sự:
Người nào có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó thì người đó có thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự.
Nếu người đó đã bỏ trốn và không trả bạn số tiền đã vay thì bạn có thể gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo hành vi phạm tội của người đó. Nếu hành vi của người đó có dấu hiệu phạm tội thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định để xác định tội phạm và xử lý người đó (Điều 13). Quyền lợi của gia đình bạn sẽ được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp: Sau khi đã có lệnh bắt người trốn nợ đó mà bạn bắt được người đang trốn nợ ở một địa phương khác bạn nên thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý. Rồi sau đó cơ quan công an sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng để điều tra và xử lý.
Trân trọng./.
Ý kiến trả lời bổ sung:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về thư mục hỏi đáp công ty, câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:
Vay mượn tiền là một giao dịch phổ biến và được pháp luật cho phép, tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau mà nó dễ trở thành hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:
“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;”
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản
Vậy trong trường hợp của bạn, nếu người đó đã bỏ trốn và không trả bạn số tiền đã vay thì bạn có thể gửi đơn đến có quan chức năng tố cáo hành vi phạm tội của người này, nếu sau khi bạn tố cáo hành vi của người đó và cơ quan có thẩm quyền có lệnh bắt người này thì khi bắt được người đang trốn nợ và người đó đang ở một địa phương khác. Bạn nên thông báo cho cơ quan gần nhất để xử lý.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group
—————————————————–
1. Tư vấn pháp luật lao động;
2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
3. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;