Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Bệnh viện của tôi tại huyện A, tỉnh B cần tổ chức 1 căng tin (bếp ăn) phục vụ ăn tối cho CBNV trực là chủ yếu, ngoài ra có thể ăn trưa, ăn sáng…

Tuy nhiên BV đã nhiều lần tổ chức đấu thầu nhưng không thành công hoặc các công ty trúng thầu làm 1 thời gian và bỏ không làm nữa do doanh thu ở BV quá thấp. CBNV và người bệnh hầu như ăn rất ít. Đông nhất cũng chỉ 100 xuất 1 ngày. Việc liên doanh, liên kết cũng cần có đối tác, nhưng không có đối tác tham gia và thủ tục ký liên doanh với tài sản công (nhà) rất khó được cấp trên phê duyệt do chưa có hướng dẫn cụ thểViệc đấu giá cũng vậy, do tài sản là nhà nên cũng phải viết đề án như Liên doanh…

Hiện tại có 1 bạn đối tác sinh năm 1988 đang nấu ăn tại căng tin và có thể làm việc lâu dài. Bệnh Viện muốn ký HĐ với anh này để đảm bảo các điều khoản chịu trách nhiệm trước pháp luật và để cấp chứng chỉ an toàn thực phẩm (đk bắt buộc là có Hợp đồng)

Do vậy kính đề nghj Luật LVN Group hỗ trợ pháp lý để có thể ký Hợp đồng (dịch vụ) hoặc HĐ khác đúng Pháp luật và đảm bảo BV thu hồi được khấu hao tài sản.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bộ luật dân sự 2015;

Luật lao động 201.2;

Luật thương mại 2005;

Luật đấu thầu 2013;

Nghị định số 85/2012/NĐ-CP quy định về cơ chế hoạt động, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh công lập;

Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Theo thông tin quý khách cung cấp, bệnh viện cần tổ chức một căng tin. Hiện nay, bệnh viện đã có sẵn cơ sở vật chất. Tuy nhiên, để tìm một tổ chức thực hiện mở căng tin thì theo quy định của Luật đấu thầu 2013 bệnh viện cần thực hiện đấu thầu để lựa chọn ra tổ chức có thể thực hiện. Như thông tin quý khách trao đổi, bệnh viện đã nhiều lần tổ chức đấu thầu nhưng không thành công hoặc các công ty trúng thầu làm một thời gian và bỏ không làm nữa do doanh thu ở bệnh viện thấp. Cán bộ nhân viên và người bệnh hầu như ăn rất ít. Đông nhất cũng chỉ 100 xuất một ngày. Như vậy, hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện là không khả thi và thực tế đã cho thấy phương án này không thực hiện được.

Vậy còn phương án thỏa thuận hợp tác góp vốn, liên doanh, liên kết với một cá nhân, tổ chức khác để cùng nhau thực hiện. Nội dung này được pháp luật ghi nhận tại Điều 6 Nghị định 85/2012/NĐ-CP.

Điều 6. Quy định về các hoạt động liên doanh, liên kết, dịch vụ

1. Đơn vị được góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật để mở rộng cơ sở, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật; triển khai các kỹ thuật ngoài danh mục kỹ thuật và nhiệm vụ chuyên môn được giao; tổ chức các hoạt động dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật. Việc góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết phải được hạch toán theo dõi riêng hoặc thành lập cơ sở hạch toán độc lập.”

Dựa trên nội dung này, có thể thấy phương án góp vốn, liên doanh, liên kết bệnh viện cũng có thể thực hiện. Nhưng việc góp vốn, liên doanh, liên kết kết cũng cần có đối tác. Thực tế, không có đối tác tham gia hoặc nếu có đối tác tham gia thì thủ tục ký liên doanh với tài sản công (nhà) rất khó được cấp trên phê duyệt do chưa có hướng dẫn cụ thể. Do vậy, đây cũng là một phương án không khả thi.

Dựa trên nội dung trao đổi với quý khách hàng và theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 và Khoản 4 Điều 14 Nghị định 85/2012/NĐ-CP người đứng đầu đơn vị còn có thể ký hợp đồng thuê, khoán, hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ…phù hợp với công việc cũng như thực hiện hình thức hợp tác với đối tượng phù hợp.

Hiện tại đối với tình huống của quý khách, với yêu cầu đặt ra bệnh viện muốn vừa đảm bảo có thể cung cấp xuất ăn cho bệnh viện đồng thời vừa có thể thu hồi được giá trị khấu hao tài sản. Theo quan điểm của Luật LVN Group quý khách có thể xem xét các hợp đồng sau: hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động.

1. Hợp đồng dịch vụ

Theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Nếu đơn vị quý khách sử dụng hợp đồng dịch vụ để ký kết với một bên. Cụ thể trong trường hợp này là ký kết hợp đồng dịch vụ với anh BB thì phía quý khách là bên thuê dịch vụ, chỉ quan tâm đến kết quả mà phía ông BB phải hoàn thành cho quý khách. Chứ không quan tâm đến quá trình họ thực hiện ra sao, tại đâu và như thế nào. Đồng thời, cũng không phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho phía anh BB.

Ưu điểm của hợp đồng dịch vụ là: Qúy khách không cần quản lý lao động của phía anh BB. Chỉ chủ yếu quan tâm đến kết quả và chất lượng dịch vụ của những suất cơm mà anh BB cung cấp. Để lấy lại được giá trị khấu hao tài sản của bệnh viện. Phía quý khách có thể giảm giá trị của mỗi suất ăn xuống.

Tuy nhiên, nếu thực hiện bằng cách ký hợp đồng dịch vụ. Sẽ tồn tại những hạn chế như: Đơn vị của quý khách sẽ không đảm bảo được việc quản ly, giám sát hoạt động cung cấp các suất ăn hoặc thay đổi nhân viên phía bên cung cấp dịch vụ khi họ không thực hiện tốt nhiệm vụ, có hành vi, thái độ không đúng mực hoặc vi phạm kỷ luật, Nội quy Bệnh viện.

Đối với hợp đồng quý khách đã soạn và cung cấp cho Luật LVN Group xem xét. Mặc dù tên hợp đồng này là hợp đồng dịch vụ. Thế nhưng, nội dung của hợp đồng lại thể hiện như hợp đồng lao động. Cụ thể tại điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của bên A. Lại thể hiện rằng bên A (phía bệnh viện) lại có quyền Giám sát và quản lý hoạt động cung cấp suất ăn của bên B đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Thành phố. Được quyền yêu cầu thay đổi các nhân viên giúp việc của bên B khi không thực hiện tốt nhiệm vụ, có hành vi, thái độ không đúng mực hoặc vi phạm kỷ luật, nội quy Bệnh viện. Điều này hoàn toàn không phù hợp với bản chất của hợp đồng dịch vụ.

Hơn nữa, Khoản 9 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định như sau: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Như vậy, khi đơn vị của quý khách ký hợp đồng dịch vụ với người cung ứng dịch vụ để được sử dụng dịch vụ là những suất ăn cần lưu ý “cung ứng dịch vụ” là “hoạt động thương mại“, nên “người cung ứng dịch vụ” phải là “thương nhân“, tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại). Pháp luật cũng có quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (trường hợp ngoại lệ). Đó là những cá nhân tự mình thực hiện, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại, như: buôn bán rong, bán quà vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe… (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP).

Như vậy, có thể thấy nếu đơn vị quý khách ký hợp đồng dịch vụ cung cấp suất ăn một cách thường xuyên như vậy, mà ký hợp đồng dịch vụ với một cá nhân chưa có đăng ký kinh doanh về ngành nghề này thì không phù hợp với quy định của pháp luật và cũng chưa đảm bảo được mục đích đưa ra của đơn vị đó là: đúng Pháp luật và đảm bảo bệnh viện thu hồi được khấu hao tài sản

2. Hợp đồng lao động

Điều 15 Luật lao động 201.2 quy định: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Đặc điểm của hợp đồng lao động là trả lương định kỳ cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động có thể quản lý, giám sát người lao động. Thậm chí, nếu người lao động vi phạm thì phía bệnh viện có thể chủ động thay đổi những người lao động này khi có nhân viên thực hiện chưa nhiệm vụ, có hành vi, thái độ không đúng mực hoặc vi phạm kỷ luật, Nội quy Bệnh viện. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật lao động 201.2.

“Hợp đồng Lao động” khác so với “Hợp đồng Dịch vụ” ở chỗ: Người Lao động được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ quản lý cả về thời gian, công việc hàng ngày, có quyền điều chuyển người lao động làm công việc khác… sao cho phù hợp với nhu cầu của mình trong từng giai đoạn.

Do đó, để có thể vừa đảm bảo quyền quản lý người lao động này vừa có thể trừ khấu hao tài sản hàng tháng dựa vào việc giảm giá trị từng suất cơm. Tuy nhiên, nếu sử dụng cách này thì phía đơn vị có nhược điểm rằng phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Nhưng theo quan điểm của Luật LVN Group, không có cách nào có thể hoàn toàn tuyệt đối dành lợi ích cao nhấ. Qúy khách nên chọn những phương án có thể đáp ứng cơ bản yêu cầu cốt lõi của vấn đề. Và yêu cầu cốt lõi trong trường hợp này đó là đảm bảo có những suất cơm nhưng vẫn quản lý được người thực hiện và đồng thời thu hồi được khấu hao tài sản của đơn vị.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi vềTố chức căng tin trong bệnh viện”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH LVN Group